Ngay đầu năm 2019, nhân sự ACB dồn dập chuyển nhượng cổ phần
Ngân hàng TMCP Á Châu ( ACB) vừa công bố thông tin giao dịch cổ đông nội bộ của ngân hàng này.
Ông Trần Mộng Hùng (giữa), ông Trần Hùng Huy (phải).
Theo đó, người nhà của ông Trần Hùng Huy, đương kim Chủ tịch HĐQT của ACB, là ông Trần Mộng Hùng (bố đẻ) cùng 2 người con là Trần Đặng Thu Thảo (chị ruột ông Huy) và Trần Minh Hoàng (em ruột ông Huy) đều đăng ký giao dịch chuyển nhượng cổ phần ACB đang nắm giữ.
Ông Trần Mộng Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT của ACB, đăng ký chuyển quyền sở hữu toàn bộ 22.992.941 cổ phiếu ACB (tỷ lệ 1,78%).
Sau khi chuyển nhượng thành công số lượng cổ phần trên, ông Trần Mộng Hùng không còn nắm giữ cổ phiếu nào của ACB. Mục đích giao dịch này là góp vốn và được thực trong thời gian 01 tháng từ 14/02 – 14/3/2019.
Một giao dịch góp vốn tiếp theo là của bà Trần Đặng Thu Thảo sẽ thực hiện chuyển quyền sở hữu 12.711.293 cổ phiếu ACB (tỷ lệ 1,14%).
Video đang HOT
Sau khi chuyển nhượng thành công số cổ phần trên, bà Thuỷ vẫn còn nắm giữ 2 triệu cổ phần ACB. Thời gian thực hiện chuyển nhượng từ 14/02 – 14/3/2019.
Còn ông Trần Minh Hoàng sẽ thực hiện chuyển nhượng toàn bộ 16.007.648 cổ phần ACB (tỷ lệ 1,24%). Sau khi chuyển nhượng ông Hoàng không còn nắm giữ cổ phần nào của ACB.
Cùng với các thành viên trong gia đình, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT của ACB cũng đăng ký mua vào 4.000.000 cổ phiếu ACB trong thời gian từ 14/02 – 14/3/2019.
Cụ thể, ông Huy sẽ thực hiện mua 4 triệu cổ phiếu ACB theo nhu cầu tài chính cá nhân và được thực hiện theo phương thức thoả thuận.
Khi giao dịch thành công, số lượng cổ phần ACB mà ông Huy nắm giữ sẽ tăng từ mức 40.036.334 cổ phần ACB (tỷ lệ 3,11%) tăng lên 44.036.334 cổ phần ACB ( tỷ lệ 3,53%).
Trước đó, một nhân sự cấp cao của ACB là ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cũng đã thực hiện mua vào thành công 360.000 cổ phần ACB trên tổng số đăng ký là 500.000 cổ phần.
Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 23/11-21/12/2018. Sau giao dịch, ông Toàn sở hữu gần 492.000 cổ phần ACB, tương đương với tỷ lệ sở hữu 0,04%.
Trong khoảng thời gian giao dịch từ ngày 23/11-21/12, giá cổ phiếu ACB trên sàn chứng khoán dao động quanh mức 29.00-31.000 đồng/cổ phần.
Hiện trên thị trường, thị giá cổ phiếu ACB đang xoay quanh mức 29.500 đồng/cổ phần. So với mức giá đỉnh mà cổ phiếu ACB lập được trong vòng 01 năm qua ở mức giá 51.100/cổ phần vào ngày 09/4/2018, thị giá ACB hiện nay đã giảm gần một nửa. Từ mức giá đỉnh đó, thị giá ACB điều chỉnh giảm cùng xu hướng của thị trường chung, đạt mức giá đáy 27.500/cổ phần vào ngày 15/11/2018.
LAN ANH
Theo bizlive.vn
Tín hiệu IFC?
Công ty Tài chính quốc tế (IFC - một công ty trực thuộc Ngân hàng Thế giới) đang tìm kiếm đối tác để bán lại cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) - Bloomberg đưa ra thông tin này cách đây hơn hai tuần.
Cả đại diện VietinBank và Ngân hàng Nhà nước đều không bình luận gì khi chúng tôi trích dẫn Bloomberg. Thực ra những thông tin hành lang và tin tức trong giới ngân hàng, nhất là lãnh đạo cấp cao như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc - những người đề nghị không nêu tên - đều nghiêng về khả năng chuyện đó có thật.
So với các tổ chức đầu tư gián tiếp nước ngoài khác, trong vòng 20 năm qua, IFC là một trong những định chế đầu tư tài chính thành công nhất ở Việt Nam. Các thương vụ của IFC tương đối lớn xét về quy mô và thời điểm giải ngân luôn rất thuận lợi, nếu không muốn nói là đáy của thị trường hoặc chân của một con sóng cao lừng. IFC cũng thoái các khoản đầu tư khá sớm trước khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh. Nói ngắn gọn, thời điểm đầu tư và chốt lời của IFC thường chính xác đến mức không thể chê được. Cho nên IFC "bơm" vốn vào đâu hay rút vốn khỏi đâu có thể xem như tín hiệu, mà chúng tôi thấy thích hợp gọi là "tín hiệu IFC".
Ngày 24-7-2008, IFC chuyển nhượng thỏa thuận ngoài hệ thống các sàn chứng khoán (thỏa thuận ngoài hệ thống diễn ra khi mức giá nằm ngoài biên độ quy định trong một phiên của Hose; Hnx; UpCom - NV) 16,2 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho Standard Chartered Bank ở mức 140.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá thị trường ngày hôm đó là 68.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một trong những khoản đầu tư sinh lời cao của IFC. Sau khi IFC không còn là cổ đông của ACB, vô tình hay cố ý, diễn biến chứng khoán chung xấu dần và thị giá ACB không tránh khỏi số phận chung rớt sâu.
Mấy tháng sau đó, ngày 15-12-2008, IFC công bố kế hoạch bán 50% cổ phần, tương đương 16 triệu cổ phiếu của Sacombank. Tổng giám đốc Sacombank bấy giờ, ông Trần Xuân Huy, lên tiếng giải thích với báo giới rằng việc IFC chốt lời đã nằm trong dự định từ trước. Tất nhiên, đó chỉ là sự giải thích cho một sự việc đã rồi vì IFC một thời gian rất ngắn sau đấy cũng hoàn tất thoái vốn Sacombank.
Chứng khoán Việt Nam những năm 2008-2011 đã đi từ đáy này đến đáy khác. Các tổ chức đầu tư như VinaCapital, Dragon Capital chẳng những không huy động được vốn mới mà vốn đang quản lý cứ "ngót" dần. Đúng vào thời điểm người ta ngoảnh mặt với VN-Index, năm 2011 IFC rót 24,5 triệu đô la Mỹ mua 10% cổ phần Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và 182 triệu đô la Mỹ để sở hữu 10% cổ phần VietinBank. 10% cổ phần (168,58 triệu đơn vị) này là do VietinBank phát hành riêng lẻ với giá 21.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra tổng vốn mà IFC bỏ ra mua VietinBank là 3.540 tỉ đồng. Đến nay, sau những đợt chia tách, trả cổ tức bằng cổ phiếu, IFC đang có trong tay gần 300 triệu cổ phiếu. Ở mức giá khoảng 27.000 đồng/cổ phiếu hiện nay của VietinBank, sự chuyển nhượng có thể mang về cho IFC số tiền 8.100 tỉ đồng, gấp gần 2,3 lần giá vốn đầu tư và tỷ suất sinh lời khoảng 128% trong gần bảy năm. Chưa kể bảy năm đó, năm nào VietinBank cũng trả cổ tức bằng tiền mặt, từ 8-12%/năm tùy năm.
IFC rất có duyên đầu tư vào ngân hàng Việt và chưa bao giờ bị lỗ, chỉ là lãi ít lãi nhiều, lãi cao lãi thấp, mà thường đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn thị trường. IFC giỏi "đánh hơi" và phát hiện những địa chỉ đầu tư có triển vọng mang lại lợi nhuận từ khi các địa chỉ này còn "lặng sóng". Cuối tháng 8-2016 IFC bỏ ra trên 400 tỉ đồng mua 18,3 triệu cổ phiếu (tức 4,99% cổ phần) của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB-Hose). TienPhongBank có cơ cấu cổ đông cô đặc, vốn điều lệ chưa cao và là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhanh dựa vào ứng dụng công nghệ Internet banking và thanh toán trực tuyến. Nếu chọn ra hai ngân hàng đang được các ông chủ kinh doanh tiền tệ đánh giá cao về nhiều phương diện, thì theo người viết bài này, đó là TienPhongBank và VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế).
Gần đây nhất IFC giải ngân 230 tỉ đồng để có quyền sở hữu 10,4% vốn chủ sở hữu của PAN Farm - một công ty trực thuộc tập đoàn PAN với sự góp vốn không nhỏ của Chủ tịch SSI ông Nguyễn Duy Hưng. PAN đang sở hữu những tài sản rất có giá trị sau các thương vụ M&A và trong trường hợp chuyển nhượng, đặc biệt cho các đối tác nước ngoài, tập đoàn sẽ thu lợi nhuận vượt mong đợi.
Quay lại với VietinBank, không phải ngẫu nhiên IFC tìm người mua khoản đầu tư tại CTG bây giờ. Ngành ngân hàng sắp bước vào thời kỳ thử thách và sự phân hóa sẽ cao độ. Tốc độ tăng trưởng của những ngân hàng quy mô, nhất là quốc doanh và nửa quốc doanh, sẽ chậm lại, thậm chí có thể không tăng trưởng. Những ngân hàng tầm trung, nếu có một chiến lược định hướng thích hợp môi trường mới, sẽ bứt phá. Room nước ngoài đã khóa, những lợi thế của VietinBank hiện tỏ ra dàn trải. Chọn điểm nhấn nào để chỉ ra đặc trưng tăng trưởng của Vietinbank giờ đây không dễ.
Theo thesaigontimes.vn
Năm 2018, lợi nhuận của ACB tăng cao nhất trong 5 năm qua Năm 2018, ACB đạt lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2017 sau khi trích 932 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng. Ảnh minh họa. Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 329.333 tỷ đồng, tăng...