Ngày con “ra riêng”
Mẹ không đủ can đảm để “tống” con ngủ một mình từ khi mới đẻ, mà cũng chẳng ai trong nhà đành lòng để mẹ làm cái việc “ nhẫn tâm” ấy, thành ra mẹ chỉ có thể thực hiện ý định của mình cho đến khi con được một tuổi rưỡi.
Ảnh minh họa
Dẫu thế mà mẹ vẫn bị hứng chịu lời “chửi mắng”, nhiếc móc nhiều lắm, thôi thì vô số kể, nhưng quan trọng mẹ đã tìm hiểu và biết như thế nào sẽ tốt cho con hơn.
Mẹ liên tưởng đến dịp đưa bé về quê cai sữa, ba ngày trôi qua sữa trong bầu ngực của mẹ thôi không còn đau nữa, mà bắt đầu rút dần, để rồi lòng mẹ có cảm giác như trôi tuột mất điều gì đó khiến mẹ nôn nao, bứt rứt khó thở. Cai sữa con nghĩa là cả hai mẹ con cùng cai…
Tiếp đến là quyết định cho con ra ngủ riêng phòng, mẹ cũng đắn đo nhiều. Thực tế quanh mẹ từ hàng xóm, đồng nghiệp đến bạn bè, dễ đến 90% là con cái vẫn ngủ cùng bố mẹ cho đến khi đi học. Mẹ cảm thấy thế rất là không ổn, tham khảo từ nhiều nguồn sách báo, mẹ từ từ đi theo cách của mình.
Video đang HOT
Khó khăn đấy, căn bản tại mẹ lúc nào cũng muốn ôm chặt con, muốn hít hà hương sữa thơm thơm từ con, cả cái mùi mồ hôi đã bên mẹ suốt bao tháng trời. Mẹ yêu cái khoảnh khắc con ôm tay mẹ ngủ, con nhắm mắt mà vẫn nắm được ngón tay mẹ một cách thảnh thơi, chẳng bận chút ưu phiền. Mẹ thương lắm cái kiểu dù mẹ cố nằm dịch ra cho con đỡ bám, cho đỡ bí, hoặc sợ nhỡ ngủ say nằm lăn vào con, con thì cứ cố xán vào, bám riết lấy. Có hôm ba người chỉ nằm hết có nửa cái giường… Vậy là suốt buổi đầu cho con ra ngủ riêng mẹ cứ trăn trở mãi, cảm thấy bùi ngùi, trống vắng lắm, chốc chốc lại sang nhìn ngó con.
Trong khi đó thì con lại rất hợp tác, chỉ cữ sữa đêm là con vẫn đòi hỏi thôi, đói là kêu váng lên, dí bình sữa vào là im, rít cho hết là lim dim ngủ một mạch đến sáng.
Mẹ càng thương hơn khi nhớ cái lần mẹ cho con đi “bộ đội”, sớm lắm, từ lúc mười ba tháng, con cũng chẳng một tiếng khóc lóc, quấy hờn. Chắc do con sống mãi trong cái sự khắc nghiệt, “ác mó” của mẹ nên thành quen, đã biết cãi đâu, nên vẫn cười, vẫn vui vẻ chứ biết làm sao.
Hóa ra vấn đề toàn do từ phía mẹ, rồi mẹ như được tiếp thêm nghị lực khi đọc câu nói của B. Ba-let: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái, mà là làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”.
Phải, là mẹ nghĩa là sẽ sẻ chia với các con từ niềm vui đến nỗi buồn, từ những khó khăn đến thành quả dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống… Mẹ sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi của con. Song thực tế mẹ đâu thể theo con suốt mãi hành trình dài phía trước, chắc chắn sẽ có lúc con phải tự mình chống chọi với những sóng gió, bão tố. Biết tự chủ cho cuộc sống của mình, bớt bị phụ thuộc vào người khác sớm ngày nào tốt ngày ấy bé ạ.
Nên, việc “đẩy” con ra riêng sẽ như bước đầu tiên mẹ giúp con tự lập, tự do… Lớn hơn nữa con sẽ hiểu lòng mẹ.
Theo VNE
Nhờ quỹ đen của chồng mà con trai của tôi được sống
Anh nói có tiết kiệm được một ít tiền làm "quỹ đen", đó là khoản anh đi làm thêm ngoài lương. Anh không có ý định giấu vợ nhưng cũng để phòng khi gia đình có ai ốm đau thì đem ra sử dụng...
Tôi năm nay 29 tuổi, chồng tôi hơn tôi 1 tuổi. Chúng tôi cưới nhau từ năm 2006, sau hơn hai năm yêu đương thắm thiết. Hạnh phúc càng được nhân lên gấp bội sau khi con trai đầu lòng của chúng tôi chào đời.
Chồng tôi là một viên chức nhà nước, nên thu nhập cũng không khá khẩm hơn tôi là mấy. Cộng lại lương hàng tháng hai vợ chồng chúng tôi cũng chỉ được khoảng 6 đến 7 triệu đồng. Trong khi đó lại phải chi phí xăng xe, điện thoại, rau cỏ, ăn uống và cả việc chi phí nuôi con nhỏ nữa nên tằn tiện chi tiêu cũng chỉ vừa đủ cân đối mà thôi.
Anh là một người chồng chịu thương chịu khó, yêu vợ, thương con, sống có trách nhiệm với gia đình. Chính vì vậy mà mỗi khi đi làm về anh thường về nhà giúp đỡ tôi trong việc dọn dẹp nhà cửa, cơm nước. Làm được bao nhiêu tiền lương, anh đưa tôi bằng hết. Bằng chứng là anh đưa luôn cho tôi tài khoản ATM, để tôi tự rút tiền chi tiêu hàng tháng.
Vợ chồng tôi đã đưa cháu đến bệnh viện Tim Hà nội. Ở đây các bác sỹ đã khám và làm các xét nghiệm lâm sàng rồi đưa ra kết luận cháu bị bệnh tim bẩm sinh, cần được mổ gấp.
Rồi con trai tôi ốm, cháu cứ còi cọc, hom hem. Vợ chồng tôi đã đưa cháu đến bệnh viện nhưng đều được chuẩn đoán là viêm phổi nặng. Qua thời gian tiêm kháng sinh thấy cháu đỡ đỡ, nhưng không thấy khỏi. Vợ chồng tôi đã đưa cháu đến bệnh viện Tim Hà nội. Ở đây các bác sỹ đã khám và làm các xét nghiệm lâm sàng rồi đưa ra kết luận cháu bị bệnh tim bẩm sinh, cần được mổ gấp. Gia đình hãy chuẩn bị 50 triệu để đóng tiền viện phí.
Quá gấp gáp, nên tôi chỉ hỏi vay anh em bên ngoại, bên nội được 20 triệu. Đến lúc này chồng tôi mới lên tiếng. Anh nói có tiết kiệm được một ít tiền làm "quỹ đen", đó là khoản anh đi làm thêm ngoài lương. Anh không có ý định giấu vợ nhưng cũng để phòng khi gia đình có ai ốm đau thì đem ra sử dụng. Và lúc này đây chính là lúc cần phải sử dụng đến.
Nhờ có số tiền tiết kiệm đó của chồng mà gia đình tôi có khoản để lo tiền viện phí cho con và cũng có tiền làm lộ phí đi lại, ăn ở chăm nuôi cháu. Giờ đây ca mổ đã xong, cháu đã được xuất viện với trái tim khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhìn con trai chơi đùa, vui vẻ, lớn khỏe như chúng bạn tôi cũng mừng, cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Đúng là nhờ có quỹ đen của chồng mà con trai tôi đã được sống một cuộc sống hạnh phúc.
Theo Nguoiduatin
Chồng một tháng kiếm 50 triệu, vợ vẫn muốn ly hôn Tháng nào chồng cũng mang về cho vợ 50 triệu, ít thì cũng 40 triệu, ấy thế mà tôi vẫn có ý định ly hôn. Trong lúc mọi người rùm beng chuyện lương 8 triệu với 10 triệu không đủ chi tiêu thì ai cũng bảo tôi sướng. Tháng nào chồng tôi cũng mang về cho vợ đầy đủ một cục tiền 50...