Ngày càng nhiều người Pháp mắc bệnh ‘lười biếng’ sau COVID-19
Những tổn thương tâm lý sau thời gian dài chịu cảnh phong tỏa thời COVID-19 đã khiến nhiều người Pháp lười ra khỏi nhà, luôn cảm thấy mệt mỏi và không có tinh thần làm việc.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây được Tổ chức Nghiên cứu Thị trường Quốc tế (IFOP) và Viện nghiên cứu Quỹ Jean-Jaures thực hiện, gần một nửa dân Pháp không ra khỏi nhà vì lười. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tình trạng lười biếng, vốn ảnh hưởng tới 45% dân số Pháp, là hậu quả trực tiếp từ các đợt phong tỏa ngừa COVID-19.
“Bệnh lười ra khỏi nhà đặc biệt tập trung ở những nhóm tuổi tầm trung: 52% trong nhóm người 25 – 34 tuổi và 53% trong nhóm người 35 – 49 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ ở nhóm người trên 65 chỉ là 33%”, dữ liệu nghiên cứu nêu rõ.
Cuộc khảo sát công bố vào tuần trước cho thấy 74% số người được hỏi coi ghế sofa và giường là vật dụng không thể thiếu.
Theo nghiên cứu, đại dịch và các lệnh cấm nghiêm ngặt đã có tác động sâu đến thái độ của người Pháp đối với công việc, cuộc sống gia đình, thời gian rảnh rỗi và không gian cá nhân. Khoảng 37% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy ít có tinh thần làm việc hơn trước và 41% bày tỏ bản thân cảm thấy mệt mỏi hơn. Tình trạng mệt mỏi gia tăng xảy ra đối với mọi giới tính, lứa tuổi, nền tảng xã hội và nơi sống.
Thái độ của người Pháp đối với quan điểm cân bằng giữa công việc và cuộc sống thậm chí thay đổi đáng kể hơn. Năm 1990, 60% người Pháp cho rằng công việc là rất quan trọng, so với chỉ 24% vào năm 2021. Năm 1953, 54% người trưởng thành có việc làm tin rằng họ cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát mới nhất, chỉ có 39% nghĩ rằng họ cân bằng được giữa công việc và cuộc sống cá nhân, trong khi 48% số người được hỏi tự coi mình là kẻ thất bại.
Theo nghiên cứu, thay đổi trong quan điểm này càng trở nên khác biệt do đại dịch COVID-19. Nghiên cứu chỉ ra việc thường xuyên sa thải nhân viên lâu năm và quản lý chỉ tập trung vào thành tích tài chính đã làm thay đổi mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát trên được thực hiện trong 2 ngày đầu tháng 9, với khoảng 1.001 người Pháp trưởng thành tham gia.
Pháp: 'Lá chắn thép' Crotale sẽ bảo vệ bầu trời Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Lecornu khẳng định các khẩu đội tên lửa phòng không Crotale mà Paris chuẩn bị gửi tới Ukraine "sẽ đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái và các cuộc oanh tạc đường không".
Tên lửa Crotale, được mệnh danh là "lá chắn thép", khai hỏa.
Ngày 16/10, chính phủ Pháp đã cam kết chuyển giao các hệ thống phòng không Crotale giúp bảo vệ các thành phố Ukraine trước những cuộc tấn công của máy bay không người lái và tên lửa của Nga. Song song với đó là một chương trình đào tạo mở rộng cho các binh sĩ Ukraine. Cam kết này được Paris đưa ra nhằm phá tan những chỉ trích cho rằng chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tụt hậu trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Trên tờ Le Parisien, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu khẳng định các khẩu đội tên lửa phòng không Crotale mà Pháp đang chuẩn bị gửi tới Ukraine "sẽ đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái và chống lại các cuộc oanh tạc đường không".
Theo quan chức này, Pháp có 12 khẩu đội Crotale. Ông không nói rõ có bao nhiêu khẩu đội sẽ được chuyển giao cho Ukraine, nhưng khẳng định lô hàng này "sẽ rất quan trọng để giúp họ bảo vệ bầu trời".
Bộ trưởng Pháp cho biết mục tiêu của việc chuyển giao Crotale là Ukraine có thể triển khai chúng trong vòng hai tháng, bao gồm cả thời gian đào tạo để người Ukraine sử dụng được các tên lửa phòng không này.
Đến nay Pháp đã cung cấp 18 khẩu pháo Caesar và đang đàm phá để cung cấp thêm 6 khẩu nữa. Ông Lecornu cho biết Pháp cũng đang nghiên cứu yêu cầu của Ukraine về tên lửa đất đối.
Crotale là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn của Pháp do hãng Thomson CSF Matra phát triển vào những năm 1960, được đưa vào biên chế trong quân đội từ năm 1971. Hệ thống được thiết kế với nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt các mối đe dọa từ trên không như máy bay, trực thăng tấn công, tên lửa hành trình và tên lửa chiến thuật.
Một khẩu đội Crotale NG trên khung gầm không tự hành. Ảnh: Defense Express
Crotale có trọng lượng gần 15 tấn, chiều dài 6,22 m, chiều rộng 2,72 m, chiều cao 3,05 m. Kíp chiến đấu 3 người gồm lái xe, trưởng xe và binh sĩ điều khiển tên lửa.
Khẩu đội tên lửa này bao gồm hai thành phần, một xe trang bị từ 2-8 giá phóng; một radar ngắm bắn nằm giữa các giá phóng và một chiếc xe chở radar giám sát. Radar này có khả năng phát hiện 30 mục tiêu và theo dõi đồng thời 12 mục tiêu ở phạm vi lên đến 20 km.
Mỗi xe Crotale sẽ được trang bị 4 tên lửa đất đối không có trọng lượng 84,5 kg; chiều dài 3 m, đường kính 55cm. Đạn tên lửa Crotale được đẩy bằng nhiên liệu rắn, khi rời giá phóng đạt tốc độ tối đa 2,3 Mach (khoảng 2.800 km/h) với tầm bắn 11 km.
Cũng trên tờ Le Parisien, Bộ trưởng Quốc phòng Sébastien Lecornu cho biết, có tới 2.000 binh sĩ Ukraine sẽ tham gia vào các đơn vị quân đội ở Pháp, luân phiên trong vài tuần huấn luyện chiến đấu, huấn luyện chuyên sâu hơn về hậu cần và các nhu cầu khác, cũng như huấn luyện về các thiết bị do Pháp cung cấp.
Tờ báo dẫn lời Bộ trưởng Lecornu cho biết: "Chúng tôi ghi nhận thực tế là chiến tranh sẽ kéo dài. Một thế hệ binh sĩ mới cũng phải được đào tạo để lấp đầy khoảng cách".
Trước đó, Pháp đã huấn luyện cho pháo binh Ukraine cách sử dụng pháo tự hành Caesar mà nước này cung cấp.
Một khẩu lựu pháo Caesar của Pháp tại hội chợ thương mại quốc phòng và an ninh vào ngày 13/6/2022 ở Villepinte, phía bắc Paris. Ảnh: AP
Bộ trưởng Lecornu nói, việc đào tạo mở rộng mà Pháp đang cung cấp là "một bước rất quan trọng". "Chúng tôi đang thay đổi quy mô".Pháp cũng đã thành lập một quỹ trị giá 100 triệu euro (97 triệu USD) cho phép "người Ukraine có thể sử dụng để mua những gì họ muốn, với điều kiện nhà cung cấp là người Pháp".
Trong số những người nhận đơn đặt hàng đầu tiên của Ukraine sử dụng quỹ này có một công ty Pháp sẽ cung cấp cầu phao - ông Lecornu tiết lộ.
Việc Pháp rút kho dự trữ vũ khí của mình để cung cấp cho Ukraine cũng đã làm nổi bật nhu cầu quốc phòng của chính nước này.
Ông Lecornu cho biết các khẩu đội Crotale dành cho Ukraine đang được thay thế bằng hệ thống phòng không Mamba hiện đại hơn, dự kiến sẽ tạo thành một phần lá chắn an ninh bảo vệ cho Thế vận hội Paris 2024.
Vị Bộ trưởng cho hay Pháp cũng đã đặt hàng bổ sung kho pháo Caesar để thay thế những khẩu pháo đã gửi đến Ukraine.
Ngân sách quốc phòng của Pháp cho năm 2023 sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai, ở mức 44 tỷ euro (42,8 tỷ USD). Con số này tăng mạnh so với mức 32,3 tỷ euro vào năm 2017 khi ông Macron giành chiến thắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình - theo bộ trưởng Lecornu.
Vĩnh biệt Jean-Luc Godard, đạo diễn huyền thoại người Pháp từng làm phim về Chiến tranh Việt Nam Ngày 13/9, các phương tiện truyền thông đưa tin đạo diễn điện ảnh huyền thoại Jean-Luc Godard, người được coi là mở ra trào lưu Làn sóng Mới tại Pháp, đã qua đời ở tuổi 91. Đạo diễn Jean-Luc Godard. Ảnh: AFP Kênh France24, hãng tin AFP (Pháp) và tờ New York Times cho biết ông Jean-Luc Godard, "cha đẻ" của Làn sóng...