Ngày càng nhiều các ca cấp cứu nghi ngờ do thuốc lá điện tử, liệu vape và e-cig có phải gây hại ngang ngửa thuốc lá truyền thống?
Những ai đang sử dụng thuốc lá điện tử vì cho rằng chúng ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống có thể phải suy nghĩ lại đến việc cai hoàn toàn thuốc lá.
Thuốc lá điện tử (e-cig và vape) đang được sử dụng rộng rãi, thay thế cho thuốc lá truyền thống vì chúng được cho rằng có thể giảm thiểu tác hại đối với bản thân người sử dụng cũng như những người xung quanh.
Tuy nhiên gần đây, những trường hợp cấp cứu bị nghi ngờ có liên quan đến thuốc lá điện tử ngày càng gia tăng.
Từ tháng 4, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) đã nhận được 127 báo cáo về các trường hợp động kinh hoặc có các triệu chứng thần kinh khác có khả năng liên quan đến thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa có xác nhận chính thức về vấn đề này. Họ chỉ cho biết “động kinh hoặc co giật là tác dụng phụ tiềm ẩn của nicotine.”
Các chuyên gia vẫn chưa có kết luận chắc chắn nào về ảnh hưởng của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe cộng đồng.
Các triệu chứng trên xảy ra ở cả người sử dụng lần đầu, và cả người đã quen sử dụng thuốc lá điện tử. Họ được báo cáo là lên cơn co giật sau vài lần rít hoặc một ngày sau khi sử dụng. Nhiều người được chẩn đoán từng bị động kinh trước đó, một số khác có sử dụng kèm chất kích thích khác như cần sa.
“FDA đang tiếp tục điều tra để xác định xem liệu có mối quan hệ trực tiếp giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử với nguy cơ động kinh, hay các triệu chứng thần kinh khác hay không,” – Tiến sĩ Ned Sharrial, quyền ủy viên hội đồng của FDA cho biết.
FDA cũng thông tin các trường hợp được báo cáo xảy ra trong khoảng từ năm 2010 và 2019, và ngoài các cơn động kinh, một số người còn bị ngất hoặc run. Sharless cho biết thêm “chúng tôi vẫn chưa có đủ thông tin để xác định xem thuốc lá điện tử có gây ra những sự cố như được báo cáo ở trên hay không.”
Thuốc lá điện tử đang được giới trẻ ưa chuộng vì nó được quảng bá là ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống.
Video đang HOT
Nếu có thêm thông tin, rất có thể họ sẽ xác định được “các yếu tố rủi ro phổ biến và phát hiện ra thuộc tính cụ thể nào của thuốc lá điện tử (chẳng hạn như hàm lượng nicotine hoặc công thức) có khả năng cao nhất gây nên các cơn co giật,” ông nói.
Tuy nhiên, động kinh và co giật không phải là những triệu chứng duy nhất bị nghi ngờ là có liên quan trực tiếp đến thuốc lá điện tử.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, đã có đến 22 người đến từ Minnesota, Wisconsin và Illinois, Mỹ phải nhập viện vì gặp các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, nghi ngờ là do thuốc lá điện tử gây ra.
Ít nhất 22 thanh niên ở Minnesota, Wisconsin và Illinois, Mỹ phải nhập viện vì gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Các bệnh nhân có triệu chứng ho, khó thở, mệt mỏi, đôi khi còn nôn mửa và tiêu chảy, theo thông tin từ Bộ Y tế Công cộng Illinois. Các triệu chứng của bệnh nhân liên tục xấu đi trước khi họ đến bệnh viện. Thậm chí có bệnh nhân ở Wisconsin còn phải cưỡng chế hôn mê sau khi phổi của anh ta bắt đầu ứ nước.
Cho đến nay, người ta chỉ mới phát hiện một điểm chung duy nhất trong tất cả những trường hợp này là họ đều sử dụng thuốc lá điện tử. Các sở y tế công cộng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cùng Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm vẫn đang điều tra để xác định loại thuốc lá điện tử mà những bệnh nhân này đã sử dụng hoặc họ đã hít phải hóa chất gì.
Tiến sĩ Ngozi Ezike, giám đốc Sở Y tế Cộng đồng Illinois, cho biết: “Những tác động ngắn và dài hạn của thuốc lá điện tử vẫn đang được nghiên cứu, và những trường hợp nhập viện kể trên đã cho thấy khả năng thuốc lá điện tử gây ra tác động tức thời đến sức khỏe.”
Tham khảo: CNN, Live Science
Theo Helino
Báo động đỏ: Phong trào "tẩy chay" vaccine khiến dịch sởi bùng phát trên thế giới, rủi ro tính mạng không thể lường trước được
Hơn 20 triệu trẻ em trên thế giới không được tiêm vaccine sởi hàng năm trong vòng 8 năm qua, góp phần làm cho dịch sởi bùng phát trên thế giới như hiện nay.
Phong trào "tẩy chay" vaccine từ lâu đã trở thành nỗi lo lắng của các nhà chức trách đối với sức khỏe của người dân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì tâm lý lo ngại những tác dụng phụ của vaccine mà nhiều người bất chấp cả mạng sống của mình, nhiều bậc phụ huynh đẩy con mình đến bờ vực chết chóc, quyết không đi tiêm vaccine. Để rồi đến khi hậu quả khủng khiếp xảy ra, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Dịch sởi bùng phát trên thế giới thời gian gần đây giống như một "gáo nước lạnh" dội vào phong trào anti-vaccine đã lan rộng ở nhiều nước trên thế giới. Vậy nhưng, để thay đổi được một trào lưu gây tổn hại tới sức khỏe cộng đồng đã tồn tại suốt nhiều chục năm qua không phải là điều dễ dàng gì.
Trong vài tháng đầu năm 2019, có tới 314 trường hợp mắc bệnh sởi - Ảnh minh họa.
Theo thông tin từ tờ Businessinsider, trong vài tháng đầu năm 2019, các bác sĩ ở Mỹ đã báo cáo con số 314 trường hợp mắc bệnh sởi cho Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của nước này. Trong khi đó, con số thông kê vào năm 2000, là chỉ có 100 trường hợp. Điều gì đã xảy ra? Các nhà khoa học đổ lỗi cho phong trào chống vắc-xin đang phát triển mạnh ở một số bang của Mỹ.
Tiểu bang Washington đã được coi là một "điểm nóng" của phong trào chống vắc-xin. Theo đó, chỉ riêng Tiểu bang Washington có tới hơn 70 trường hợp được báo cáo. Trong khi đây là một trong 17 tiểu bang cho phép cha mẹ phản đối việc tiêm phòng cho con cái của họ dựa trên niềm tin cá nhân hoặc đạo đức.
Và với số ít trẻ em được tiêm chủng, bệnh sởi có khả năng lây lan cao hơn nhiều. Trên thực tế, căn bệnh này rất dễ lây lan đến mức 93% đến 95% dân số phải được tiêm phòng để ngăn ngừa lây truyền. Tuy nhiên, ở một số tiểu bang của Mỹ, nhiều phụ huynh đang phớt lờ cảnh báo và tiếp tục "tẩy chay" vaccine.
Ảnh minh họa.
Đó là riêng ở Mỹ, con số đã thực sự đáng lo ngại nhưng ở Châu Phi, ở các vùng của Châu Á và cả Trung Đông, vấn đề tiêm vaccine lại càng cấp bách hơn cả.
Năm 2017, có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh đã không được tiêm phòng các loại bệnh như bạch hầu, uốn ván và ho gà (hay còn gọi là DTP) và khoảng 60% trong số đó chủ yếu ở 10 quốc gia.
Chẳng hạn như ở Nigeria, năm 2017 chỉ 1/3 dân số được tiêm vaccine DTP mũi thứ 3, trong khi số người tiêm mũi DTP thứ 3 trên thế giới là 85%. Thực tế, tỷ lệ tiêm chủng không chỉ bị ảnh hưởng bởi niềm tin mà còn vì vấn đề kinh tế. Các nước nghèo thường thiếu cơ sở hạ tầng như điện, vậy thì làm sao có khả năng bảo quản vaccine trong tủ lạnh.
Ảnh minh họa.
Hãy nhìn về đất nước Nam Sudan, chưa đến 10% dân số được sử dụng điện trong năm 2016, điều này có thể giải thích lý do tại sao quốc gia này tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trên thế giới. Nhưng cũng còn có những yếu tố khác, ví dụ như sau cuộc nội chiến ở Syria, tỷ lệ tiêm chủng đã giảm tới 40% vào năm 2016. Tỷ lệ đó còn nhân đôi ở các quốc gia có xung đột chính trị khác.
Theo thông tin từ trang web của UNICEF, hơn 20 triệu trẻ em trên thế giới không được tiêm vắc-xin sởi hàng năm trong vòng 8 năm qua, góp phần làm cho dịch sởi bùng phát trên thế giới như hiện nay.
UNICEF ước tính khoảng 169 triệu trẻ em không được tiêm mũi đầu vắc-xin sởi trong giai đoạn 2010-2017, hoặc trung bình 21,1 triệu trẻ em mỗi năm. Số lượng trẻ em không được tiêm vắc-xin gia tăng đã góp phần làm cho dịch sởi bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới.
Trong ba tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên thế giới - tăng gần 300% so với cùng thời điểm năm 2018. Ước tính 110.000 người, phần lớn là trẻ em, tử vong vì sởi trong năm 2017, tăng 22% so với năm 2016.
Ai cung tiêm vaccine thi se tạo nên "miễn dịch cộng đồng" - điêu tuyêt vơi trong viêc phong ngưa bênh.
Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF, cho biết: "Nguyên nhân dịch sởi bùng phát trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến đã bắt nguồn từ nhiều năm trước. Virus sởi sẽ luôn đi tìm những trẻ em chưa được tiêm vắc-xin. Nếu chúng ta muốn nghiêm túc đẩy lùi sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh này, chúng ta cần phải tiêm chủng cho mọi trẻ em, cả ở các quốc gia giàu và nghèo".
Điều đáng nói là không chỉ ở các nước nghèo, kém phát triển, ngay cả những quốc gia thuộc loại giàu có nhất thế giới cũng đang phải vật lộn để chống lại dịch sởi chưa có dấu hiệu được dập tắt. Mỹ đứng đầu danh sách các quốc gia có thu nhập cao nhưng nhiều trẻ em chưa được tiêm mũi đầu vắc-xin sởi trong giai đoạn 2010-2017 (hơn 2,5 triệu trẻ em). Sau đó là Pháp và Vương Quốc Anh, hơn 600.000 (Pháp) và 500.000 (Anh) trẻ sơ sinh chưa được tiêm mũi đầu vắc-xin sởi trong cùng giai đoạn.
(Tổng hợp)
Theo Helino
Apple và Stanford Medicine công bố kết quả nghiên cứu về Apple Watch đối với bệnh tim Phải nói là Apple rất nghiêm túc khi muốn đóng góp nhiều hơn cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là về bệnh tim mạch. Apple và Stanford Medicine hôm nay đã công bố kết quả của nghiên cứu khả năng phát hiện bệnh tim của Apple Watch - Apple Watch Heart Study. Nghiên cứu đã thu hút hơn 400.000 người tham gia,...