Ngày càng có nhiều người trẻ bị ung thư gan, chuyên gia chỉ ra thói quen phải loại bỏ để sống khỏe
Ung thư gan, thậm chí là ung thư gan giai đoạn muộn hiện nay ở người trẻ đã không còn hiếm gặp dấy lên lối sống kém lành mạnh của giới trẻ bây giờ.
Nhiều người trẻ đi khám mới phát hiện mình bị ung thư gan mà không có dấu hiệu nhận biết từ trước
Mới đây, trên mạng xã hội Facebook đang truyền tay nhau những dòng chia sẻ của cô gái tên Hải Yến (24 tuổi) bị mắc ung thư gan mà giai đoạn 3 mà không có dấu hiệu nhận biết khiến nhiều người phải rùng mình. Hải Yến chia sẻ, những năm tháng trước khi lấy chồng, cô rất hay đi khám tổng quát.
Hải Yến (24 tuổi) bị mắc ung thư gan mà giai đoạn 3 mà không có dấu hiệu nhận biết.
“Cứ tầm 8 tháng thì lại đi một lần. Nhưng bẵng đi 2 năm, vì bận bịu công việc thành lập và phát triển sự nghiệp, bận nọ bận kia tỉ tỉ thứ mà mình không đi khám. Giờ sự nghiệp ổn ổn, mình rảnh hơn đi khám thì phát hiện ra ung thư nhưng đã khá nặng rồi. Mà bệnh ung thư gan này không hề có triệu chứng gì cả. Không đau, không mệt, không chán ăn, không có bất kỳ dấu hiệu gì hết nên mình chẳng biết gì là có bệnh. Các bác sĩ nói, khi có triệu chứng thì đã là giai đoạn cuối rồi”, Hải Yến chia sẻ trên trang cá nhân.
Ung thư gan, thậm chí là ung thư gan giai đoạn muộn hiện nay ở người trẻ đã không còn hiếm gặp. Vào tháng 7 năm nay, trang Sohu của Trung Quốc đưa tin một cô gái 17 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì thói quen trang điểm hàng ngày từ khi còn quá nhỏ.
Khi còn nhỏ mẹ của Tuyết Tuyết rất thích trang điểm cho con gái, cho rằng con gái mình rất ăn phấn, xinh đẹp.
Theo đó, khi còn nhỏ mẹ của Tuyết Tuyết rất thích trang điểm cho con gái, cho rằng con gái mình rất ăn phấn, xinh đẹp. Điều này tạo thành thói quen xấu cho Tuyết Tuyết từ nhỏ đã bắt đầu bôi phấn nền, đánh son, thậm chí khi ăn uống cũng giữ nguyên gương mặt trang điểm. Mỗi khi mẹ đưa cô bé ra khỏi nhà, đều sẽ trang điểm rất kỹ lưỡng, lớn hơn một chút cô bé còn tự học cách trang điểm ở trên mạng.
Thấy sức khỏe của con suy yếu, hay bị đau bụng, cho đến một ngày đau bụng dữ dội, người mẹ mới vội vã đưa con gái đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo cô bé bị ung thư gan giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật được nữa. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ mới kết luận nguyên nhân là do cô gái trẻ có thói quen dùng mỹ phẩm từ rất lâu, làm tăng tính độc cho gan.
Là một nữ sinh mới 22 tuổi, Từ Tịnh (Trung Quốc) cũng qua đời vì ung thư gan khiến cộng đồng nước này không khỏi xôn xao. Vào khoảng năm thứ 2 đại học, bỗng một ngày cô cảm thấy mệt mỏi, người như thiếu năng lượng. Cơ thể cũng có cảm giác sút cân trông thấy, nhưng cô hầu như không để ý, nghĩ rằng cơ thể suy nhược hoặc thiếu máu hay thiếu chất gì đó.
Khoảng 2 tháng trước khi khám bệnh, Từ Tịnh bắt đầu xuất hiện cảm giác buồn nôn, sau đó ói mửa, liên tục cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng.
Vốn là sinh viên sống thuê trọ một mình, ít khi về thăm gia đình, cuộc sống bận rộn với lịch học và ăn uống thất thường, Từ Tịnh cũng không có ý định đi khám sức khỏe vì lý do giảm cân. Khoảng 2 tháng trước khi đi khám, Từ Tịnh bắt đầu xuất hiện cảm giác buồn nôn, sau đó ói mửa, liên tục cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng. Khi bạn học nhận thấy những bất thường đã khuyên cô đi khám, bản thân Từ Tịnh cũng thấy mình bắt đầu có vấn đề nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện khám, cô được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như rất khó khăn và ít khả thi.
Video đang HOT
Bội Nhi (27 tuổi) là một giáo viên ở Trung Quốc cũng bị bệnh ung thư gan, nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt, vì công việc bận nên thường xuyên thức khuya. Đặc biệt là thời gian gần đây, cô bị trầm cảm nặng do áp lực gia đình và công việc, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đi khám sau một lần giảng bài bị đau đầu, chóng mặt, cô gái trẻ được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư gan, không thể cứu vãn.
Bội Nhi (27 tuổi) là một giáo viên ở Trung Quốc cũng bị bệnh ung thư gan, nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt, vì công việc bận nên thường xuyên thức khuya.
Phòng chống ung thư gan – Cần duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh ngay hôm nay
Tất cả những trường hợp bị ung thư gan trên đây đều xuất phát từ lối sống, lối sinh hoạt kém lành mạnh. Nhiều người trẻ thường chủ quan mình có sức khỏe nên bỏ bê sức khỏe, có những thói quen sống không tốt cho sức khỏe vô tình làm tổn hại lá gan. Đến một ngày đi khám bệnh mới hay mình bị ung thư gan không thể cứu chữa.
Theo BS Nguyễn Lê (Bệnh viện Quân y 103) cho biết, bản thân bác sĩ cũng từng bị phát hiện ung thư gan từ năm 2008. May mắn là nhờ thay đổi chế độ ăn uống và rèn luyện nên vẫn sống khỏe mạnh đến bây giờ. Từ kinh nghiệm của cá nhân, vị chuyên gia này khuyên mọi người, nhất là người trẻ mắc ung thư gan cần nắm rõ những nguyên tắc phòng tránh cũng như hạn chế tối đa sự tiến triển của khối u:
Từ kinh nghiệm của cá nhân, vị chuyên gia này khuyên mọi người, nhất là người trẻ mắc ung thư gan cần nắm rõ những nguyên tắc phòng tránh cũng như hạn chế tối đa sự tiến triển của khối u.
- Hạn chế ăn thực phẩm có chất độc hại, không ăn đồ chế biến sẵn.
- Hạn chế những chất kích thích như rượu bia…
- Tăng cường ăn rau củ, quả, trái cây, thay đạm từ thịt bằng cách ăn nhiều cá, hải sản.
- Hạn chế đường, mỡ, thịt đỏ, sữa đặc.
- Không thức đêm, tránh lo nghĩ, căng thẳng.
- Ăn uống điều độ, đúng mực hơn.
- Không chơi thể thao mạnh, tập nặng. Thay vào đó duy trì tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe như tập yoga, luyện khí công…
Nên duy trì tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe như tập yoga, luyện khí công… sẽ tốt cho bệnh nhân ung thư gan.
Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra chỉ số ung thư, xét nghiệm, chụp chiếu, tình trạng bệnh của mình. Trong đó, phương pháp điều trị đúng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong vô vàn các phương pháp điều trị ung thư lộn xộn, thậm chí mang tính cực đoan như hiện nay.
Theo BS Nguyễn Lê nên chọn chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm để chọn biện pháp phù hợp cho riêng mình. Với những bệnh nhân ung thư gan hay những người mắc ung thư nói chung không nắm rõ chuyên môn thì điều quan trọng nhất là cần đến gặp những bác sĩ có chuyên môn sâu để hướng dẫn và có được những biện pháp chữa trị đúng đắn nhất.
Bệnh nhân ung thư không nên nghe theo những lời truyền miệng, lời mách, chữa ung thư theo cách này hay cách kia.
Đặc biệt, bệnh nhân ung thư không nên nghe theo những lời truyền miệng, lời mách, chữa ung thư theo cách này hay cách kia. Thực tế, những mẹo chữa bệnh có khi chỉ phù hợp với cơ địa từng người chứ chưa chắc đã hợp với mình nên mọi người cần chú ý lắng nghe có chọn lọc, tránh để tiền mất tật mang.
Chuyên gia khuyến cáo thêm, hãy luôn lạc quan, vui vẻ, sống luôn có động lực để cơ thể thoải mái, tránh bị stress sẽ rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Bạn hoàn toàn có thể vượt lên số phận nếu nắm rõ những cách điều trị, được điều trị đúng đắn.
Theo Helino
Ca mắc ung thư phổi trẻ nhất 15 tuổi tử vong sau 2 năm điều trị
PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, trung bình một năm tại Việt Nam ghi nhận khoảng 24 nghìn ca mắc mới ung thư phổi và có đến hơn 20 nghìn ca tử vong. Số mắc mới - tử vong gần như tương đương bởi đây là căn bệnh phổ biến nhưng khó phát hiện sớm. 2/3 bệnh nhân ung thư phổi đến viện điều trị khi đã ở giai đoạn muộn.
Hầu hết ung thư phổi đều liên quan đến thuốc lá
Bên lề hội nghị ung thư Việt - Pháp diễn ra ngày 7/11 tại BV K, PGS Quảng cho biết trước đây, ung thư phổi thường đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư nam giới. Nhưng năm 2018, ung thư phổi xếp hàng thứ 2 sau ung thư gan do số ca mắc ung thư gan gia tăng.
Dù hiện nay có rất nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư phổi, nhưng do phát hiện muộn, tỉ lệ tử vong ung thư phổi vẫn rất cao, gần như số mắc, tử vong tương đương. Trung bình mỗi năm Việt Nam có 24 nghìn ca mắc ung thư phổi có đến 21 nghìn ca tử vong.
PGS Quảng cho biết, để phát hiện sớm ung thư phổi vẫn còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu trước đây của Mỹ đưa ra nhiều phương pháp, trong đó có chụp X quang và xét nghiệm đờm, tuy nhiên tất cả phương pháp đó đều không hiệu quả.
Mấy năm gần đây người ta đưa ra phương pháp sàng lọc bằng chụp CT liều thấp, tuy nhiên hiệu quả cũng chưa được chứng minh rõ ràng, đó là khó khăn trong sàng lọc ung thư phổi.
"Bởi ung thư phổi tiến triển nhanh, giữa hai lần chụp X-quang cách nhau 6 tháng khối u đã tiến triển rất khác. Do vậy việc phát hiện sớm rất khó khăn dù là bệnh hay gặp. Ước tính 2/3 số bệnh nhân điều trị ung thư phổi tại BV K đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, với c ác triệu chứng rất rõ ràng như đau ngực, ho, khó thở... và không thể can thiệp được phương pháp điều trị sớm là phẫu thuật mà chỉ có thể xạ trị, hóa chất, điều trị miễn dịch.
PGS Quảng thông tin thêm, lứa tuổi mắc ung thư phổi thường ở độ tuổi ngoài 50, tuy nhiên cũng có một số trường hợp mắc trẻ, ca mắc trẻ nhất mà ông biết là thiếu niên 15 tuổi mắc ung thư phổi 3 năm trước và đã tử vong sau 2 năm điều trị. Bệnh nhi thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động do trong gia đình có người hút thuốc. Một ca khác là nam giới 25 tuổi đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội.
PGS Quảng khẳng định gần như tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ tuy không hút thuốc trực tiếp, nhưng họ lại chịu tác động của khói thuốc thụ động.
PGS Quảng khuyến cáo, từ lứa tuổi ngoài 50, 6 tháng - 1 năm cần tầm soát ung thư phổi một lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn,
Nhiều tiến bộ trong điều trị
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K Trung ương cho biết, ung thư phổi là ung thư đứng hàng thứ 2 ở nam giới. Ngày nay, có rất nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư phổi. Như với phẫu thuật nay đã có thể phẫu thuật nội soi chữa ung thư. Trong điều trị nội khoa, hóa chất có nhiều phác đồ mới ra đời, mang lại kết quả khả quan, đặc biệt là điều trị đích, điều trị miễn dịch. Có những bệnh nhân dù giai đoạn muộn nhưng dùng phương pháp điều trị đích, đột biến gen cũng kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, có những bệnh nhân sống 5 - 6 năm.
Tại hội thảo ung thư Việt - Pháp lần 2, tất cả những tiến bộ trong điều trị ung thư đều được cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm giữa chuyên gia ung bướu hai nước.
"Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và hơn 20.170 ca tử vong do căn bệnh này. Vì thế, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi là vấn đề hết sức quan trọng, cần nhận được nhiều sự quan tâm của ngành Y tế nói riêng và xã hội nói chung", GS Thuấn nói.
Vì thế, hội thảo ung thư Việt - Pháp là cơ hội để các nhà khoa học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật kiến thức về dự phòng các yếu tố nguy cơ ung thư phổi, chẩn đoán cũng như các liệu pháp điều trị tiên tiến hiện nay cho ung thư phổi giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hội thảo sẽ đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về việc kiểm soát bệnh, mục tiêu quan trọng nhất là định hướng đường lối và chiến lược phòng chống Ung thư phổi tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Nhất là tại Việt Nam, phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Vì thế, việc hợp tác quốc tế, chuyên gia Việt Nam cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư của nước bạn Pháp cùng bàn luận để có được một bức tranh đầy đủ hơn về công tác kiểm soát ung thư phổi.
Hội thảo Ung thư Việt - Pháp lần thứ 02 sẽ diễn ra trong 03 ngày 07 - 09/11/2018. Trong đó bao gồm các nội dung: Công bố Hướng dẫn trong chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi tại Việt Nam; cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, chiến lược sàng lọc, phân loại giai đoạn bệnh, chẩn đoán mô bệnh học, các tiến bộ trong phẫu thuật và trong xạ trị, các liệu pháp hóa trị, liệu pháp trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi, đánh giá đáp ứng khối u, ung thư lão khoa...
Hồng Hải
Theo Dân trí
Hotgirl Hà Nội 25 tuổi qua đời vì ung thư buồng trứng, những ai có nguy cơ Sau một thời gian dài điều trị ung thư buồng trứng di căn khắp ổ bụng, đại tràng, thận... "người tình tin đồn" một thời của Cao Thái Sơn là người đẹp Đoàn Dạ Ly đã qua đời vào ngày 24/10/2018, hưởng dương 25 tuổi. Hotgirl Đoàn Dạ Ly vừa qua đời ở tuổi 25 vì ung thư buồng trứng di căn Ung...