Ngay cả Google cũng quên điều cơ bản này
Thậm chí một tên tuổi lớn như Google đôi khi cũng mắc phải những lỗi cơ bản nhất.
Nếu sở hữu một trang web, một trong những nhiệm vụ cơ bản nhưng vô cùng quan trọng là luôn để ý đến thời hạn tên miền. Tuy nhiên, ngay cả Google dường như cũng không tránh khỏi sơ suất trong việc này.
Cụ thể, trang web của Google tại Nam Phi (google.co.za) đã không thể truy cập được trong vài giờ vào ngày 1/7. Nguyên nhân là bởi tên miền chưa được gia hạn.
Thông tin từ trang Whois cho thấy, tên miền của Google tại Nam Phi đã hết hạn vào ngày 25/6/2022 và đang nằm trong danh sách chờ bị xóa vào ngày 1/7.
Theo phát ngôn viên của Google cho biết, công ty đã ghi nhận sự cố ảnh hưởng đến tên miền google.co.za và đang thực hiện các bước để khôi phục.
“Trong thời gian chờ đợi, tên miền google.com vẫn hoạt động đầy đủ và chúng tôi khuyến khích người dùng Nam Phi sử dụng URL này để thay thế” - phát ngôn viên của Google nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện tại, tên miền google.co.za hiện đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Google để một trong những tên miền của mình mất hiệu lực.
Trước đó, tên miền google.com từng mất hiệu lực vào năm 2015 và một nhân viên cũ đã mua nó trong thời gian ngắn trước khi trả lại tên miền này.
Thời gian đăng ký nguyện vọng kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian năm học
Theo quy chế, thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng kéo dài gần 1 tháng. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian như vậy là quá dài, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức đào tạo của các trường.
Năm nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT, tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung.
Việc đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh được thực hiện trong một đợt thay vì hai đợt như trước đây, theo quan điểm của bộ là "để vừa thuận lợi cho thí sinh, vừa tiện cho các trường".
Thời gian đăng ký nguyện vọng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thời gian năm học. Ảnh: VOV.
Thí sinh dao động với các lựa chọn của mình
Thời gian để thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống bắt đầu từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8. Từ ngày 1/9 đến hết ngày 15/9, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống. Một số trường đại học cho rằng thời gian đăng ký nguyện vọng trong gần một tháng là quá dài, dễ khiến thí sinh dao động với các lựa chọn của mình.
Ông Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Aận tải, nêu ý kiến thí sinh chỉ đăng ký một lần, đồng thời đã có kết quả thông báo đủ điều kiện trúng tuyển sớm. Vì vậy, tâm lý thí sinh hiện nay cũng cân nhắc giữa một số ngành và một số điểm.
Khi có điểm thi, khoảng độ 1-2 tuần, thí sinh cũng có thể xác định và điều chỉnh nguyện vọng của mình. Điều này xuất phát từ nguyên nhân thí sinh không có thông tin nào khác ngoài thông tin của các trường cung cấp, kết quả bài thi và nguyện vọng mong muốn của mình để đặt vào hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT.
Cùng quan điểm này, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng do là năm đầu tiên triển khai việc đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển đại học của thí sinh lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, Bộ GD&ĐT sẽ kéo dài thời gian để dễ xử lý các tình huống kỹ thuật phát sinh nếu có.
Ảnh hưởng kế hoạch của các trường
Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng việc kéo dài thời gian đăng ký nguyện vọng của thí sinh và thời gian tổ chức xét tuyển đến giữa tháng 9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo chung của các trường đại học.
Theo ông, thời gian đăng ký nguyện vọng chỉ nên kéo dài đến chục ngày là nhiều, thời gian để chạy xét tuyển cũng vậy. Như mọi năm, việc này chỉ mất 3 ngày là xong, nếu nhiều cũng khoảng chục ngày, bây giờ 15 ngày thì quá dài và ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung.
"Nếu xét kỹ, việc kéo dài này chắc chắn không hiệu quả, bởi chúng ta tốn rất nhiều thời gian cho mùa tuyển sinh và nhiều việc kèm theo. Khóa mới này, nếu theo lịch như vậy, các kế hoạch bị phá vỡ, học sinh không còn ngày nghỉ hè, hoạt động của trường cũng ảnh hưởng", ông Bùi Đức Triệu nói.
Theo ông Trần Đình Phong, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, năm nay, các thí sinh chỉ trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất dù xét tuyển theo nhiều phương thức khác nhau. Vì vậy, các em cũng không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng.
Điều này có thể dễ cho thí sinh, nhưng lại khó cho các trường. Đến thời điểm này, nhà trường vẫn không biết số thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm có đăng ký nguyện vọng vào trường hay không, nên việc tuyển đủ chỉ tiêu là bài toán khó.
Những năm trước, dựa trên số sinh viên xác nhận nhập học vào trường, trường biết còn bao nhiêu chỉ tiêu để xét tuyển theo phương thức khác. Nhưng năm nay, nhà trường hoàn toàn không biết, dẫn đến bài toán khó.
"Tôi nghĩ rằng rất nhiều trường sau tuyển sinh đợt 1 sẽ phải thực hiện tiếp các đợt tuyển sinh tiếp theo để đảm bảo chỉ tiêu của mình, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo. Đến cuối tháng 9 mà vẫn chưa tuyển sinh xong, trường rất khó để triển khai đào tạo trong năm tiếp theo", ông Trần Đình Phong cho hay.
Thực tế, số liệu thống kê trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT cho thấy việc kéo dài thời gian đăng ký nguyện vọng cũng khiến thí sinh dao động, đắn đo nhiều hơn.
Đến 12h ngày 9/8, gần hết 2/3 thời gian đăng ký nguyện vọng nhưng mới chỉ hơn 451.000 thí sinh nhập nguyện vọng lên hệ thống, trong khi số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là hơn 939.000 em.
Nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ GD&ĐT kéo dài thời gian xét tuyển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, đồng thời phải đảm bảo quyền tự chủ tuyển sinh và triển khai kế hoạch đào tạo của các trường đại học.
Hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua SGK qua đường dây nóng đến 15/9 Để hỗ trợ phụ huynh học sinh mua SGK, NXBGD Việt Nam thiết lập đường dây nóng 0344181018 từ 8h00 đến 22h00 hàng ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/6 đến ngày 15/9/2022. NXBGDVN đã hoàn thành việc in, nhập kho được 46,8 triệu bản SGK lớp 3, 7, 10 Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai áp dụng SGK...