Ngày 5/5, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 vào ngày 5/5, tại Hà Nội.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Việt Nam khu công nghiệp Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Đây là sự kiện được trông đợi trong năm với những chi sô đo lương va đanh gia chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố trong cả nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Theo Ban tổ chức, báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh cũng như chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương trên cả nước, với sự tham gia của gần 12.500 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, PCI là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp về mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hóa trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.
Một địa phương có chất lượng điều hành tốt phải đảm bảo các tiêu chí như: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt và thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự…
Hơn 18.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vì COVID-19
Các doanh nghiệp kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
Tổng cục Thống kê cho biết trong quý 1-2020, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh lên tới 18.600, tăng 26% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, trong quý I số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là hơn 12.000, giảm 21%. Ngoài ra còn có hơn 4.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tương đương cùng kỳ năm trước.
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Trong ba tháng đầu năm, cả nước có 29.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước; 14.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2%.
Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong quý I là hơn 351.000 tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là hơn 243.000 lao động, giảm 6% về vốn đăng ký và giảm hơn 23% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
QUANG HUY
Trên 70% doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ lao động giữa dịch COVID-19 Chỉ khoảng 20% doanh nghiệp cho biết, buộc phải cắt giảm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động và 21% doanh nghiệp cắt giảm lương để không phải cắt giảm lao động. Nhiều doanh nghiệp đã có biện pháp hỗ trợ người lao động trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) Theo kết quả khảo sát mới đây của...