Ngày 28/11: Có 12.936 ca COVID-19, Bình Phước, Bến Tre và Hải Phòng tăng số mắc
Bản tin dịch COVID-19 ngày 28/11 của Bộ Y tế cho biết có 12.936 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố; TP HCM vẫn nhiều nhất; các tỉnh Bình Phước, Bến Tre và Hải Phòng tăng số mắc; Trong ngày có 1.712 ca khỏi; 190 ca tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam
Tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 12.928 ca ghi nhận trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 7.100 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.454), Cần Thơ (966), Bình Dương (705), Tây Ninh (692), Bình Thuận (598), Đồng Tháp (592), Bình Phước (591), Đồng Nai (553), Vĩnh Long (545), Bà Rịa – Vũng Tàu (531), Bến Tre (522), Bạc Liêu (512), Sóc Trăng (491), Kiên Giang (439), Cà Mau (387), Hậu Giang (294), Hà Nội (277), Khánh Hòa (258), An Giang (215), Bình Định (193), Bắc Ninh (185), Tiền Giang (155), Thừa Thiên Huế (136), Lâm Đồng (133), Hải Phòng (128), Long An (101), Gia Lai (88), Hà Giang (85), Đắk Lắk (75), Đắk Nông (72), Thanh Hóa (71), Nghệ An (70), Đà Nẵng (66), Hà Tĩnh (65), Quảng Nam (64), Vĩnh Phúc (58), Thái Nguyên (58), Ninh Thuận (57), Hòa Bình (49), Hải Dương (41), Phú Thọ (40), Nam Định (40), Thái Bình (34), Quảng Ngãi (31), Quảng Ninh (28), Tuyên Quang (27), Hưng Yên (27), Quảng Trị (26), Phú Yên (23), Quảng Bình (21), Yên Bái (17), Hà Nam (16), Bắc Giang (11), Điện Biên (7), Lào Cai (5), Bắc Kạn (2), Sơn La (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (-328), TP. Hồ Chí Minh (-319), Bà Rịa Vũng Tàu (-166).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước ( 452), Bến Tre ( 257), Hải Phòng ( 106).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.102 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 28/11
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.210.340 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.282 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.205.128 ca, trong đó có 955.819 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Video đang HOT
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (467.407), Bình Dương (280.908), Đồng Nai (86.184), Long An (38.039), Tiền Giang (27.182).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.712 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 958.636 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.096 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.483 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.846 ca
- Thở máy không xâm lấn: 174 ca
- Thở máy xâm lấn: 584 ca
- ECMO: 9 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 27/11 đến 17h30 ngày 28/11 ghi nhận 190 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (72) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), An Giang (2), Tiền Giang (1), Khánh Hòa (1), Tây Ninh (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (18), Bình Dương (13), Kiên Giang (10), An Giang (9), Long An (9), Cần Thơ (9), Bình Thuận (8 ), Đồng Tháp (6), Bạc Liêu (6), Tây Ninh (5), Tiền Giang (5), Cà Mau (4), Bến Tre (3), Vĩnh Long (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Nghệ An (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 160 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.929 xét nghiệm cho 328.876 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.843.009 mẫu cho 67.855.824 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 27/11 có 1.074.001 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 118.768.386 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 69.747.303 liều, tiêm mũi 2 là 49.021.083 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Đề án “Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19″ lần thứ 8 trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, góp ý của Ban cán sự đảng Chính phủ, các Bộ ngành, thành viên Chính phủ, Văn phòng TW Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.
Hiệu quả từ mô hình 'con tôm ôm cây lúa'
Thời gian qua, mô hình tôm - lúa đã mang lại những hiệu quả bền vững cho người nông dân nơi vùng biển mặn huyện Thạnh Phú, Bến Tre.
Phát triển mô hình sản xuất lúa - tôm xã An Nhơn. Ảnh tư liệu: baodongkhoi.vn
Đây được xem là mô hình sản xuất không chỉ thân thiện môi trường, mà còn tạo ra sản phẩm lúa an toàn - con tôm sạch, đặc biệt thích ứng tốt với những biến đổi khí hậu hiện nay. Mô hình "con tôm ôm cây lúa" nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác giúp tăng thu nhập lên 2-3 lần so với trước đây.
Vừa đổ lợp trong ruộng lúa thu được hơn 2 kg cua biển bán với giá 300.000 đồng/kg, ông Phan Văn Chí, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú vui mừng đánh giá, vụ lúa và nuôi xen tôm, cua của gia đình năm nay trúng mùa. Ông Chí cho hay, lúa đang vào thời kỳ hình thành hạt gạo, nguồn tôm, cua nuôi xen đạt trọng lượng để thu hoạch không bị hao hụt, ruộng lúa xanh tốt. Do đó, khoảng 1 tháng nữa vừa thu hoạch lúa có thể thu hoạch luôn tôm với cua.
Ông Chí cho biết, trước đây, ông chỉ gieo xạ mỗi năm 1 vụ lúa, nên nguồn thu từ 8.000 m2 ruộng lúa không có bao nhiêu. Từ khi áp dụng hình thức trồng lúa nuôi xen tôm, cua, nguồn thu tăng gấp 2 lần. Những lúc trúng mùa lúa, tôm nguồn thu tăng lên gấp 3 lần, mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng.
Ông Chí chia sẻ, nếu như trước đây chỉ làm 1 vụ lúa, giờ đây ông Chí làm hai vụ 1 vụ tôm, 1 vụ lúa. Vào mùa mưa khoảng tháng 7 âm lịch, ông Chí bắt đầu làm đất gieo sạ lúa kết hợp nuôi xen tôm càng xanh, cua biển. Đến tháng 11 âm lịch, sau khi thu hoạch, ông cải tạo lại ruộng bắt đầu cho nước mặn vào nuôi tôm sú, cua... theo hình thức quảng canh. Đến tháng 6 năm sau, ông thu hoạch đợt tôm, cua rồi tiếp tục làm vụ lúa.
Do lúa trồng theo hướng sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên lúa bán được giá cao. Con tôm được nuôi trong môi trường sạch nên hạn chế bệnh và không sử dụng hóa chất, kháng sinh giúp giảm giá thành vật tư đầu, tăng thu nhập cho gia đình.
Ông Phan Văn Triệu, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đánh giá, mô hình lúa tôm mang lại hướng đi mới cho người nông dân vùng biển, giúp nông dân tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, địa phương thành lập được hợp tác xã liên kết doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm của người nông dân, giúp đầu ra ổn định, nông dân an tâm sản xuất. Ông Triệu chia sẻ, mô hình sản xuất không những không tác động xấu tới môi trường do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà còn tạo ra sản phẩm lúa an toàn - con tôm sạch, giúp người nông dân phát triển kinh tế bền vững hơn, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo ông Lê Thành Trí, Phó Giám đốc Hợp tác xã lúa tôm Thạnh Phú, thời gian tới, hợp tác xã sẽ từng bước nâng cao sản xuất và thương mại để nâng cao giá trị cho cây lúa; xây dựng nhà máy chế biến, trực tiếp thu mua lúa cho người dân để cung cấp gạo ra thị trường. Cùng với đó, hợp tác xã phát huy thế mạnh của nhãn hiệu tập thể "Lúa sạch Thạnh Phú" nâng cao chất lượng lúa của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Theo UBND huyện Thạnh Phú, mô hình lúa tôm có diện tích hơn 6.000 ha, tập trung tại các xã An Nhơn, Mỹ An, An Điền, Giao Thạnh,... với các giống lúa sản xuất chính như: OM 5451, OM 3536, OM 4900, OM 6162, OM 6976, OM 5451, OM 9915, OM 9921, OC10, Nàng hoa 9, Đài thơm 8, RVT và một số giống lúa mùa địa phương: Nàng keo, Tép trắng... Năng suất trung bình 4,2 tấn/ha.
Ông Đào Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết, mô hình lúa tôm mang lại hiệu quả cao, bền vững cho người nông dân vùng biển Thạnh Phú. Mô hình lúa tôm cho lợi nhuận 70-80 triệu đồng/ha/năm, đây mô hình thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay.
Cùng với việc đăng ký thương hiệu "Lúa sạch Thạnh Phú", huyện Thạnh Phú đang tập trung quảng bá thương hiệu, xây dựng mô hình lúa hữu cơ nhằm nâng cao giá trị hơn nữa cho cây lúa. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích mở rộng phát triển du lịch theo hình thức tham quan mô hình lúa - tôm nhằm tiêu thụ sản phẩm do chính nông dân, xã viên làm ra như gạo hữu cơ, tôm sinh thái, giúp nông dân phát triển bền vững hơn.
Bến Tre: Hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn Bến Tre đang đẩy nhanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 23/QĐ-TTg Quyết định số 25 của UBND tỉnh. Người dân xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc nhận tiền hỗ trợ tại UBND xã. Ảnh tư liệu: Trần Thị Thu Hiền/TTXVN Theo...