Ngày 15/9, các ngân hàng sẽ được kết nối trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Sáng 9/9, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp bàn về việc kết nối, tích hợp chức năng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bộ trưởng lưu ý các đơn vị liên quan hoàn thành việc kết nối các ngân hàng, trung gian thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào ngày 15/9.
Ngày 15/9, các ngân hàng sẽ được kết nối trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, năm 2020 phải đưa 30% số dịch vụ công cấp độ 3,4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, do vậy, vấn đề thanh toán các dịch vụ, thủ tục trực tuyến là rất quan trọng, đặc biệt là phải hướng dẫn về dịch vụ thanh toán, đối soát, quyết toán giữa các cơ quan. Thủ tục hành chính được tích hợp đến đâu, việc thanh toán, chi trả phải tích hợp đến đó.
Trên thực tế, số lượng ngân hàng, trung gian thanh toán tích hợp, cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia còn khiêm tốn so với số đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, cần tiếp tục mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong việc lựa chọn thanh toán trực tuyến. Bộ trưởng nhấn mạnh, trong tháng 9/2020 phải kết nối hết các ngân hàng tại Việt Nam.
Video đang HOT
Hiện nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp thanh toán trực tuyến cho việc thu phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác trong thực hiện thủ tục hành chính; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; nộp thuế; thu tiền điện.
Cũng tại cuộc họp, nhiều vướng mắc đã được các ngân hàng, trung gian thanh toán nêu ra, trong đó có việc phần mềm hỗ trợ tra soát, đối chiếu dữ liệu chưa hoàn thiện. Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, ngân hàng, trung gian thanh toán rà soát, hoàn thành danh mục mã loại hình thu, mã, tên đơn vị kho bạc nhà nước, tài khoản phục vụ cho thu tiền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, còn các loại hình thu khác nộp vào ngân sách nhà nước, nhất là với phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính mà tài khoản thụ hưởng là tài khoản của Kho bạc Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo việc thực hiện thống nhất, hiệu quả.
Chuẩn bị tốt để đón đầu
Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ nguồn vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất... của các ngân hàng là nguồn tiếp sức rất lớn giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Nhìn thấu những bất lợi các doanh nghiệp phải đối mặt, ngày 4-3-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Thực hiện chỉ thị này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/ 2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, nhiều ngân hàng thương mại sẵn sàng chia sẻ để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh việc cơ cấu lại các khoản nợ với số tiền lên đến cả chục nghìn tỷ đồng, các ngân hàng còn đăng ký cung ứng tổng số vốn 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung 0,5%-1% dành cho doanh nghiệp. Và thực tế, các ngân hàng đã cho 47.000 khách hàng vay gần 80.000 tỷ đồng (30% gói tín dụng).
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của ngân hàng còn chưa đến được với không ít doanh nghiệp. Một bộ phận doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ do thiếu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn... Hay nói cách khác, có vay được tiền, cũng khó mở rộng được sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, một bộ phận doanh nghiệp có ý định vay vốn lại vấp phải những ràng buộc, điều kiện từ phía ngân hàng như phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản thế chấp...
Thực tế cho thấy có sự bất cập khi ngân hàng không thiếu tiền cho vay, nhưng thiếu kênh vay; còn doanh nghiệp đang rất cần sự trợ giúp, nhưng sức hấp thụ kém nên chưa dám mạo hiểm vay dù lãi suất rất hấp dẫn. Với tình cảnh đó, việc hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh rất có ý nghĩa lúc này.
Theo đó, các cấp, các ngành tiếp tục bám sát diễn biến của dịch, dự báo sát thực tiễn để khuyến cáo doanh nghiệp ứng phó kịp thời. Đồng thời có giải pháp tiếp tục cụ thể hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp có mối quan hệ khăng khít, "đôi bên cùng có lợi". Xét về khía cạnh nào đó, việc ngân hàng "cứu" doanh nghiệp trong lúc này cũng là chính là tự cứu mình. Thông điệp hỗ trợ doanh nghiệp của ngành Ngân hàng trong thời gian qua đã nhanh chóng biến thành những hành động rất thiết thực, từ việc cơ cấu lại các khoản nợ đến hỗ trợ tín dụng. Song, những thiệt hại do ảnh hưởng của Covid-19 với doanh nghiệp sẽ còn lâu dài. Do đó, những chính sách hỗ trợ này rất cần được thay đổi linh hoạt, phù hợp với diễn biến của dịch.
Ngành Ngân hàng cần sớm gặp gỡ, đối thoại với đại diện cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra giải pháp khắc phục những bất cập hiện nay. Các ngân hàng thương mại xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ đúng chủ thể, không cào bằng và có chọn lọc. Đặc biệt, cần quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi là đối tượng chiếm số lượng lớn, "sức khỏe" lại yếu khó có khả năng chống chọi với khủng hoảng lớn.
Đến thời điểm này, ngành Ngân hàng vẫn khẳng định hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh sau khi dịch Covid-19 lắng xuống. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động đánh giá tình hình, tìm hướng đi phù hợp, tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ này...
Sau dịch bệnh, nền kinh tế sẽ phát triển bật lên như chiếc lò xo bị nén lâu ngày. Vậy nên, ngành Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp cần tích cực hỗ trợ nhau chuẩn bị tốt để đón đầu thời điểm đó, sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Minh Thúy
Giao dịch khối ngoại ngày 10/4: Mua bán mạnh cổ phiếu ngân hàng, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 110 tỷ đồng Trái với áp lực bán chốt lời dâng cao ở giao dịch nhà đầu tư nước nước khiến thị trường quay đầu điều chỉnh, khối ngoại đã giảm đà rút ròng tới hơn 65% so với phiên hôm qua (9/4), với giá trị đạt hơn 110 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 14,38 triệu đơn...