“Ngày 14/4, báo cáo sơ bộ tình hình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo”
Đó là chia sẻ của ông Hà Minh Sơn – Phó Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia – về tình hình xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Theo báo cáo tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử của Hội đồng Bầu cử Quốc gia tại phiên họp sáng nay (13/4), tính đến ngày 10/4, Tiểu ban nhân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã nhận được 149 đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Qua nghiên cứu, có 142 đơn thư có nội dung liên quan đến người ứng cử và công tác bầu cử.
Việc giải quyết những vấn đề này sẽ được xử lý như thế nào? Bên lề phiên họp sáng nay, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Hà Minh Sơn – Phó Trưởng Ban công tác Đại biểu, đồng thời là Phó Chánh văn Phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Theo_VTV
Video đang HOT
Từ ngày 1/7, sa thải người lao động trái pháp luật có thể bị phạt tù
Sa thải người lao động trái pháp luật có bị xử lý hình sự? Quy định mới khi sa thải lao động trái luật của Bộ luật hình sự 2015.
Bộ luật lao động 2012 quy định như sau về hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này; Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 2012, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động. Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái quy định pháp luật được Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:
Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.
Ngoài những nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại khoản 1,2,3,4 điều 42 Bộ luật lao động 2012 thì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016) người sử dụng lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như lợi dụng động cơ cá nhân khác mà thực hiện hiện hành vi sa thải trái pháp luật đối với người lao động làm cho người lao động hoặc gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoặc dẫn đến đình công.
Từ ngày 1/7, sa thải người lao động trái pháp luật có thể ngồi tù
Theo đó, Điều 162 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể:
Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
Ngoài ra, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, cụ thể:
Đối với 02 người trở lên; Đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
Ngoài hình phạt trên, Luật còn có chế tài bổ sung là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
HUY HUY
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lập tổ công tác đặc biệt xử nghiêm xe khách "dù" Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động xe khách, xe taxi "dù" trên địa bàn thành phố, Phòng CSGT đường bộ đường sắt, CATP Hà Nội đã thành lập một tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm trên. Chiều nay 6-4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội đã sơ kết 10 ngày thực hiện kế...