Ngành vận tải ô tô kiến nghị Thủ tướng ‘cứu’ doanh nghiệp
Do tình hình kinh doanh vận tải hành khách, háng hoá giảm 90%, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Xác nhận với VTC News chiều 14/4, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, Hiệp hội vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Theo báo cáo của hiệp hội, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô và bến xe đều gặp khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Các chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch lại tăng làm doanh nghiệp vận tải ngày càng khó khăn.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: TTXVN).
Từ đó, hiệp hội kiến nghị các ngân hàng thương mại hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản phải trả lãi của các tháng 4, 5, 6/2020 (trong số này nhà nước hỗ trợ 25% và ngân hàng 25%). Kể từ tháng 7/2020 áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 6%/năm. Giãn nợ bao gồm cả gốc và lãi từ 6-12 tháng cho các doanh nghiệp kể từ ngày công bố dịch. Tiếp tục cho vay ra với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động tiếp tục khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất không quá 6%/năm trong năm 2020 và không quá 9% trong năm 2021.
Video đang HOT
Hiệp hội Vận tải cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu nhưng để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn duy trì trả tiền lương cho người lao động để chờ khi dịch đi qua có thể tiếp tục hoạt động được ngay. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bỏ nhiều chi phí cho công tác phòng chống dịch.
Hiệp hội đề nghị có chính sách hỗ trợ tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách đường bộ, hàng không… với mức hỗ trợ bằng 20% tổng số thuế thực nộp của doanh nghiệp trong năm 2019; giảm thuế giá trị gia tăng về 0%, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp và người lao động miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian đến hết tháng 6/2020 hoặc đến khi công bố hết dịch.
Hiệp hội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho miễn phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2020; giảm 50% phí đăng kiểm xe cơ giới; điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ôtô chu kỳ đầu là 24 tháng và chu kỳ tiếp theo là 12 tháng; không thu phí đậu, đỗ, đón khách tại sân bay, nhà ga, bến cảng…
Đối với các tỉnh, thành phố, Hiệp hội kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và 50% lệ phí đăng ký cho các xe đăng ký mới để kinh doanh vận tải, áp dụng đến 31/12/2021.
NGỌC KHÁNH
Dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành ngân hàng đã và đang triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và có hiệu quả các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tập trung các nguồn lực thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người vay vốn bị thiệt hại bởi dịch bệnh.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh.
Trong đó, ngành kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng là nhóm có nhiều dư nợ bị ảnh hưởng nhất với 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ.
Nhóm công nghiệp chế biến-chế tạo với dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ, trong đó ngành chế biến thực phẩm, đồ uống bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Dư nợ tín dụng lên tới 2 triệu tỷ đồng do COVID-19.
Nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ có 169.000 dư nợ bị ảnh hưởng chiếm 2% tổng dư nợ. Nhóm nông lâm nghiệp và thủy sản có số dư nợ bị ảnh hưởng là 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9% dư nợ nền kinh tế tập trung vào các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu.
Nhóm kinh doanh bất động sản có 145.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,75%; Nhóm vận tải có 139.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,68%; Nhóm các dự án BOT, BT có 110.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng, chiếm 1,35% tổng dư nợ,...
Bên cạnh các tổ chức tín dụng thương mại, NHNN cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với trên 40.000 khách hàng với dư nợ tín dụng khoảng 1.400 tỷ. Cho vay mới với hơn 275.000 khách hàng, doanh số cho vay là khoảng 12.000 tỷ.
NHNN cũng đang tổng hợp các kiến nghị, báo cáo Thủ tướng xem xét giảm lãi xuất cho vay một số đối tượng, một số chương trình vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để giảm bớt khó khăn cho đối tượng chính sách.
Tới đây, triển khai Nghị quyết của Chính phủ về an sinh xã hội, NHNN sẽ hướng dẫn Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các thủ tục cho vay tái cấp vốn của NHNN cho Ngân hàng này khoảng 16 nghìn tỷ với lãi suất 0% để cho vay người lao động bị ngừng việc tạm thời.
Anh Nhi
Doanh nghiệp mong mỏi, giá điện vẫn chưa thể giảm, tại sao? Người dân và doanh nghiệp hy vọng giá điện sẽ được giảm ngay trong tháng 4, nhưng EVN cho biết chưa thể thực hiện được. Đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đời sống của nhân dân. Do đó, giảm giá điện là mong mỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp....