Ngành Thuế ngăn chặn vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn
Trước tình trạng những sai phạm về hóa đơn vẫn diễn biến phức tạp, ngành Thuế đang tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn.
Hiện những sai phạm về hóa đơn vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh Thuỳ Linh.
Tình trạng mua bán hoá đơn còn phức tạp
Theo thống kê, năm 2017, ngành Thuế đã phát hiện 3.354 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp với 382.876 hóa đơn vi phạm. Cơ quan Thuế các cấp đã xử lý, truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 96,7 tỷ đồng.
Năm 2018, đã phát hiện 2.983 doanh nghiệp với 58.812 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghệp 46,3 tỷ đồng.
Năm 2019, phát hiện 1.137 doanh nghiệp với 54.988 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 51 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu, song những sai phạm về hóa đơn vẫn diễn biến phức tạp.
Thực tế cho thấy, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp; cơ chế tự khai, tự nộp thuế; cơ chế tự in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn để thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp… để in, phát hành, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm trốn thuế, hoàn thuế, kiếm lời bất chính, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Chặn đứng hành vi vi phạm về hoá đơn
Để ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn, Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn.
Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan Thuế các cấp tổ chức nhận dạng doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về in, phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp; nắm bắt hành vi, cách thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Đồng thời thu thập thông tin dữ liệu về người nộp thuế, nhất là những thông tin giao dịch đáng ngờ từ cơ quan giám sát ngân hàng; thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước khác; lập danh sách người nộp thuế có rủi ro về in, phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, qua đó rà soát, phân tích dữ liệu đã thu thập về người nộp thuế để nhận diện, xác định danh sách người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu cơ quan Thuế các cấp tổ chức giám sát chặt chẽ đối với người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn, trong đó phân công bộ phận chức năng theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế theo chế độ quy định; kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn thường xuyên, liên tục (tháng, quý).
Cơ quan Thuế cũng phải kiểm tra, rà soát việc bán hóa đơn lẻ, tránh việc lợi dụng sử dụng hóa đơn lẻ để hợp thức hóa đầu vào, hoặc làm chứng từ để thanh toán với ngân sách nhà nước. Đồng thời xây dựng chuyên đề thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và hóa đơn.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các bộ phận chức năng của cơ quan Thuế thực hiện việc xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan Thuế. Đối với trường hợp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký cần đưa lên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế và có biện pháp xử lý ngăn chặn hậu quả.
Cơ quan Thuế các cấp cũng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để xác minh nguồn gốc hàng hóa, xác minh người mua, người bán từ khâu đầu đến khâu cuối; phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu theo đề nghị của cơ quan Công an trong quá trình điều tra, xử lý.
Trong thời gian tới, cơ quan Thuế sẽ đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư ngỏ để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Đặc biệt, để hạn chế tối đa việc buôn bán hóa đơn bất hợp pháp.
Đặc biệt Tổng cục Thuế nhấn mạnh cơ quan Thuế các cấp cần nghiên cứu, tập huấn để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
TP. HCM vẫn còn gần 14.000 tỷ đồng nợ thuế khó thu
Trong tổng số nợ thuế gần 29.500 tỷ đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM, số nợ thuế thuộc diện khó thu lên đến 13.883 tỷ đồng, chiếm 47,16%.
TP. HCM vẫn còn gần 14.000 tỷ đồng nợ thuế khó thu. (Ảnh minh hoạ)
Theo Cục Thuế TP. HCM, tính đến hết tháng 8/2020, tổng nợ thuế trên địa bàn là 29.438 tỷ đồng, so với thời điểm 31/12/2019 tăng 20,7%, tương ứng tăng 5.047 tỷ đồng.
Trong đó nợ dưới 90 ngày và trên 90 ngày là 13.282 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 45,12%; nợ khó thu là 13.883 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47,16%; nợ đang xử lý là 1.401 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,76%; nợ đang khiếu nại là 872 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,96%.
Để thu hồi nợ thuế hiệu quả, Cục Thuế TP. HCM đã thực hiện nhiều biện pháp đốc thu như thực hiện gần 8 triệu lượt thông báo nợ thuế; ban hành trên 48.200 quyết định cưỡng chế với số tiền là 21.760 tỷ đồng.
Trong 7 tháng năm 2020, Cục Thuế TP. HCM đã thu hồi 3.117 tỷ đồng nợ thuế (từ thời điểm 31/12/2019), đạt 13,71% kế hoạch quý III và 40,82% kế hoạch cả năm 2020.
Liên quan đến ngành thuế, báo cáo trước đó của Tổng cục Thuế cho biết hết 8 tháng năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước do ngành thuế quản lý ước đạt 752.615 tỷ đồng, bằng 60% so với dự toán, bằng 91,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 25.481 tỷ đồng, bằng 72,4% so với dự toán, bằng 64,4% so với cùng kỳ năm 2019. Thu nội địa ước đạt 727.134 tỷ đồng, bằng 59,6% so với dự toán, bằng 93,3% so với cùng kỳ.
Trong 8 tháng, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện được 41.248 cuộc thanh, kiểm tra; kiểm tra 357.323 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 34.691,5 tỷ đồng, bằng 121,2% so với cùng kỳ 2019.
Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh, kiểm tra là 12.051 tỷ đồng, bằng 154,3% so với cùng kỳ năm 2019; giảm lỗ là 21.665 tỷ đồng, bằng 110,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 5.918,1 tỷ đồng, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Cùng với tăng cường công tác thanh kiểm tra, cơ quan thuế các cấp đã đẩy mạnh công tác quản lý nợ thuế.
Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, cơ quan thuế đã thực hiện tích cực các biện pháp đôn đốc thu nợ. Lũy kế tính đến thời điểm ngày 31/8/2020 thu đạt 17.515 tỷ đồng, bằng 41,4% nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019.
Đại diện Tổng cục Thuế cũng chia sẻ rằng nhiệm vụ của ngành thuế trong những tháng cuối năm còn rất nặng nề. Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, trong các tháng cuối năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh việc phân tích, đánh giá số thu theo từng tháng, để có giải pháp tổ chức đôn đốc thu phù hợp, nhất là một số khoản thu ngân sách trung ương.
Thủy sản Bến Tre vừa nộp phạt 1,2 tỷ đồng do vi phạm về thuế Cục thuế tỉnh Bến Tre vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT). Theo quyết định, ABT đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 207 triệu đồng. Do đó, Công ty bị phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu, tương...