Ngành thép quý II/2020: Hòa Phát, Hoa Sen lãi lớn, hàng loạt doanh nghiệp thép còn lại thua lỗ nặng
Kết quả kinh doanh ngành thép có sự phân hóa rõ rệt trong quý II/2020 với các doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen Group tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn báo lãi giảm sâu thậm chí lỗ nặng.
Nằm trong nhóm những doanh nghiệp không chịu nhiều ảnh hướng tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thép lại có sự phân hóa rõ rệt trong quý II vừa qua. Các doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát (mã HPG), Hoa Sen Group ( HSG) tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn báo lãi giảm sâu thậm chí lỗ nặng.
HÒA PHÁT PHÁ ĐỈNH LỢI NHUẬN
Quý II/2020, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) đạt 20.422 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động sản xuất và kinh doanh thép đạt 17.353 tỷ đồng, tăng 49,5% trong khi mảng nông nghiệp đóng góp 2.263 tỷ đồng, tăng 25,5%.
Lợi nhuận sau thuế đạt 2.756 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.743 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý kể từ khi hoạt động của Hòa Phát.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 39.655 tỷ đồng và lãi sau thuế 5.028 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 31% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, Hòa Phát đã thực hiện 45,3% doanh thu và 55,6% lợi nhuận sau thuế cả năm 2020.
Sau 6 tháng, Hòa Phát cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 42% kế hoạch năm. Xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm 6 tháng đạt gần 203.000 tấn, tăng hơn 67,3% so với cùng kỳ 2019. Đối với sản phẩm thép thô (phôi thép), tổng lượng phôi thép sản xuất 6 tháng đạt 2,6 triệu tấn. Ngoài phục vụ các nhà máy cán thép của Hòa Phát, lượng phôi thép cung cấp cho thị trường là 831.000 tấn.
Video đang HOT
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc công ty cho biết có thể sản lượng tiêu thụ trong năm nay không đạt kế hoạch đề ra (3,6 triệu tấn) nhưng cổ đông không nên lo lắng quá. Kế hoạch đầu năm xây dựng quá tham vọng và mặc dù sản lượng thép xây dựng giảm đi nhưng Hoà Phát xuất khẩu phôi ra nước ngoài tăng mạnh, phôi xuất khẩu có lãi từ 300.000 – gần 1 triệu đồng/tấn, tỷ suất lợi nhuận tương đối tốt điều này chứng minh sức cạnh tranh của khu liên hợp gang thép.
HOA SEN TĂNG TRƯỞNG 5 QUÝ LIÊN TIẾP
Theo báo cáo tài chính quý III niên độ tài chính (NĐTC) 2019 – 2020 (từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/6/2020), Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) đạt doanh thu thuần 6.834 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn giảm nhanh hơn khiến biên lãi gộp được cải thiện từ 13,4% lên 15,6% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ các chi phí phát sinh, Hoa Sen Group báo lãi sau thuế lên đến 318 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Đây là quý thứ 5 liên tiếp doanh nghiệp này ghi nhận sự tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ. Kết quả này đẩy lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu niên độ tài chính 2019 – 2020 của Hoa Sen Group tăng tới 153% so với cùng kỳ, đạt 701 tỷ đồng qua đó vượt 75% mục tiêu lợi nhuận.
Sự tăng trưởng lợi nhuận đạt được chủ yếu nhờ hoạt động tái cấu trúc toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh với chủ trương không chạy theo sản lượng, không cạnh tranh về giá. Thay vào đó, Hoa Sen Group tập trung thực hiện cải thiện trình độ kỹ thuật công nghệ, nâng cấp chất lượng sản phẩm, bán hàng vào các thị trường và các mặt hàng có biên lợi nhuận cao, khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của hệ thống chi nhánh và cửa hàng trên toàn quốc để tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
Bên cạnh đó, Hoa Sen Group cũng tập trung quản lý hàng tồn kho, công nợ và các loại tài sản ngắn hạn khác một cách hiệu quả hơn qua đó giảm mạnh các khoản nợ phải trả cũng như kéo giảm tỷ lệ đòn cân nợ trong cơ cấu nguồn vốn, yếu tố quyết định để giảm chi phí tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty cũng chủ động tiết giảm chi phí hợp lý nhằm tối đa hóa hiệu suất sinh lời.
NAM KIM BÁO LÃI GIẢM SÂU DO KHÔNG CÒN THU NHẬP BẤT THƯỜNG
Quý II/2020, Thép Nam Kim (mã NKG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.314 tỷ đồng, giảm 21,9% so với cùng kỳ, tuy nhiên phí giá vốn giảm sâu hơn đến 22,6% giúp lợi nhuận gộp chỉ còn giảm 4,6% xuống mức 107 tỷ đồng.
Do không còn khoản thu nhập khác hơn 180 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng như quý II/2019, Thép Nam Kim báo lãi sau thuế giảm sâu tới 88% so vỡi cùng kỳ, xuống còn hơn 17 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Thép Nam Kim ghi nhận 4.766 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 19,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ kết quả đột biến trong quý I, lãi ròng nửa đầu năm của công ty vẫn tăng tới 73% so với cùng kỳ, đạt 58,8 tỷ đồng.
Năm 2020, Thép Nam Kim đặt mục tiêu đạt 12.000 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sản lượng thép tiêu thụ các loại ước đạt 700.000 tấn. Như vậy, Thép Nam Kim vẫn còn cách rất xa chỉ tiêu đặt ra cho cả năm.
NHIỀU DOANH NGHIỆP THUA LỖ TRIỀN MIÊN
Bên cạnh các doanh nghiệp có lãi trong quý II vừa qua, vẫn còn đó nhiều doanh nghiệp ngành thép chịu cảnh kinh doanh thua lỗ như Pomina (mã POM), Thép Tiến Lên (mã TLH), hay Đại Thiên Lộc (mã DTL).
Quý II/2020, Pomina ghi nhận doanh thu đạt 2.521 tỷ đồng, giảm gần 18% so với cùng kỳ qua đó báo lỗ ròng hơn 88 tỷ đồng. Đây là quý thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ khiến lỗ lũy kế tính đến hết tháng 6/2020 lên đến gần 156 tỷ đồng.
Tương tự, Đại Thiên Lộc cũng có quý thứ 3 liên tiếp báo lỗ với số lỗ hơn 13 tỷ đồng, cùng kỳ công ty cũng lỗ hơn 6 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh thu của Đại Thiên Lộc cũng sụt giảm mạnh tới 52% so với cùng kỳ, xuống còn 387 tỷ đồng.
Trong khi đó, Thép Tiến Lên lại chuyển từ lãi hơn 8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước thành lỗ hơn 15 tỷ đồng quý II/2020 chủ yếu do lỗ từ liên doanh, liên kết. Doanh thu trong kỳ của Thép Tiến Lên cũng sụt giảm 19% so với cùng kỳ, xuống 1.025 tỷ đồng.
Trước tình hình chung của các ngành kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Trong báo cáo triển vọng ngành công bố mới đây, Chứng khoán BSC tiếp tục duy trì quan điểm trung lập với ngành thép trong năm 2020.
Theo BSC, nhu cầu xây dựng (dân dụng, hạ tầng, công nghiệp) dự báo chưa thể cải thiện mạnh trong nửa cuối năm 2020 khi diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. BSC dự báo tổng tiêu thụ nội địa với các sản phẩm thép giảm từ 9-10% trong năm 2020 (điều chỉnh tăng so với dự báo trước đó trong báo cáo ngành quý I/2020 dựa trên tình hình phục hồi khả quan trong tháng 5 và tháng 6).
Đối với gói đầu tư công 700 nghìn tỷ, BSC kỳ vọng sẽ tạo động lực lớn cho hoạt động xây dựng kể từ 2021. Trong bối cảnh đó, giá nguyên liệu đầu vào như than, phôi thép dẹt giảm sẽ giúp nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đảm bảo lợi nhuận.
Sản lượng thép Hòa Phát tháng 6 tăng 35,6% so với cùng kỳ
Tháng 6/2020, sản lượng bán hàng thép xây dựng các loại của Hòa Phát đạt hơn 252.000 tấn, tăng 35,6% so với tháng 6 năm 2019. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 39.508 tấn, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ.
Thị trường miền Nam vẫn là khu vực có sản lượng bán hàng tăng trưởng mạnh nhất với gần 65.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2019. Tiếp đó là khu vực miền Trung đạt 38.533 tấn tăng 20,6% so với cùng kỳ, khu vực miền Bắc tăng nhẹ.
Lũy kế 6 tháng, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng khu vực miền Nam tăng gần gấp 2 lần với 357.000 tấn. Xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm 6 tháng đạt gần 203.000 tấn, tăng hơn 67,3% so với cùng kỳ 2019. Các thị trường xuất khẩu thép thành phẩm gồm Nhật Bản, Úc, Canada, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,...
Với lợi thế cảng biển có thể đón tàu có trọng tải tới 200.000 tấn, Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất dễ dàng vận chuyển, cung ứng sản phẩm một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất cho thị trường trong và ngoài nước.
Đối với sản phẩm thép thô (phôi thép), tổng lượng phôi thép sản xuất 6 tháng qua đạt 2,6 triệu tấn. Ngoài phục vụ các nhà máy cán thép của Hòa Phát, lượng phôi thép cung cấp cho thị trường 6 tháng đầu năm là 831.000 tấn, trong đó riêng tháng 6/2020 đạt 165.000 tấn.
Trước đó, tại ĐHCĐ, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc công ty cho biết có thể sản lượng tiêu thụ trong năm nay không đạt kế hoạch đề ra (3,6 triệu tấn) nhưng cổ đông không nên lo lắng quá, "tổng tiêu thụ thép xây dựng cả nước trong 5 tháng đầu năm giảm hơn 10% nhưng sản lượng của Hoà Phát tăng 10%, thị phần từ 26% lên 31%", ông Dương cho rằng kế hoạch đầu năm xây dựng quá tham vọng và mặc dù sản lượng thép xây dựng giảm đi nhưng Hoà Phát xuất khẩu phôi ra nước ngoài tăng mạnh, phôi xuất khẩu có lãi từ 300.000 - gần 1 triệu đồng/tấn, tỷ suất lợi nhuận tương đối tốt điều này chứng minh sức cạnh tranh của khu liên hợp gang thép rất tốt.
Chia sẻ tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát ông Trần Đình Long, cho biết kết quả kinh doanh quý 2, đạt gần 2.700 tỷ (cao hơn gần 32% cùng kỳ năm ngoái và là quý có lợi nhuận cao nhất lịch sử của Hoà Phát, mặc dù trong quý 2 cả nước cách ly toàn xã hội 25 ngày tháng 4 - pv), luỹ kế 6 tháng đạt khoảng 5.000 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng 29,5% cùng kỳ năm trước.
Hòa Phát (HPG) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng tới 19% trong năm 2020 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã chứng khoán: HPG - sàn HOSE) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị ngày 08/06/2020. Trong đó, đáng chú ý, doanh nghiệp công bố kế hoạch năm 2020 với doanh thu toàn Tập đoàn dự kiến 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9.000 tỷ đồng. Nếu so sánh với với...