Ngành sản xuất Trung Quốc quay lại thời kỳ tăng trưởng
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục.
Công nhân làm việc bên trong nhà máy ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu do Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc công bố ngày 31/3, PMI khu vực sản xuất trong tháng 3 đạt 50,8 điểm, tăng so với mức 49,1 của tháng 2, cho thấy sự phục hồi trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc. Chỉ số PMI trên 50 cho thấy có sự cải thiện so với tháng trước, trong khi dưới 50 phản ánh sụt giảm trong hoạt động.
Trước đó, một cuộc khảo sát do Bloomberg tiến hành cũng dự báo PMI sản xuất sẽ tăng trở lại từ tháng 3 nhưng với mức thấp hơn là 50,1 điểm.
Video đang HOT
Chỉ số PMI khu vực phi sản xuất cũng đạt 53 điểm, tăng so với 51,4 điểm của tháng 2.
Những số liệu mới được xem là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đang phục hồi sau khi dỡ bỏ các hạn chế do dịch COVID-19. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh công bố một loạt biện pháp mục tiêu, phát hành trái phiếu chính phủ nhằm tăng chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng và phục hồi hoạt động kinh tế. Chỉ số tiêu dùng trong tháng 2 đã tăng trở lại, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2023.
Trong năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 5,2% mức thấp nhất kể từ những năm 1990, không kể giai đoạn đại dịch COVID-19. Bắc Kinh mới đây tuyên bố đặt mục tiêu đạt tăng trưởng hàng năm 5% cho năm 2024.
Trung Quốc dự kiến cấp 137 tỷ USD các khoản vay mới để vực dậy bất động sản
Trung Quốc dự kiến cấp ít nhất là 1.000 tỷ nhân dân tệ (137,22 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp cho việc cải tạo các ngôi làng ở đô thị và các chương trình nhà ở giá rẻ, trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy thị trường bất động sản.
Các tòa nhà do Tập đoàn bất động sản Evergrande xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) sẽ bơm vốn theo giai đoạn thông qua các ngân hàng chính sách để các gia đình có nguồn tài chính cho việc mua nhà.
Các quan chức đang cân nhắc các lựa chọn, bao gồm các khoản vay đặc biệt và cho vay bổ sung theo cam kết (PSL), với bước đi đầu tiên có thể ngay trong tháng này.
Kế hoạch trên nằm trong sáng kiến mới của Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, đánh dấu nỗ lực của các nhà chức trách trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ của lĩnh vực bất động sản vốn đã khiến tăng trưởng kinh tế và lòng tin tiêu dùng giảm sút. Những lo ngại trên thị trường về tình hình tài chính của các công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đang gia tăng, khi một số đã vỡ nợ.
PSL tại Trung Quốc hiện ở mức 2.900 tỷ nhân dân tệ tính đến tháng 10/2023.1.000 tỷ nhân dân tệ PSL ròng đã được cấp sẽ vượt kỷ lục trước đó được ghi nhận vào năm 2019.
PSL cho phép PBoC cấp các khoản vay lãi suất thấp thông qua các ngân hàng thương mại và chính sách cho các công ty thầu các dự án cải tạo các khu nhà tồi tàn. Các công ty này sau đó dùng nguồn vốn vay để 30mua đất từ các chính quyền địa phương, trong khi các chính quyền địa phương hỗ trợ tiền mặt cho những gia đình mà nhà cũ của họ bị phá dỡ, để họ có thể mua các căn hộ hiện có hoặc được xây mới, từ đó làm tăng nhu cầu.
Các công ty bất động sản như China Resources Land Ltd. là những công ty được hưởng lợi nhất từ việc mở rộng các dự án nhà ở giá rẻ trước đó.
Kế hoạch mới nhất được đưa ra khi Trung Quốc thông báo các biện pháp kích thích trong tháng trước, trong đó có việc tăng thâm hụt ngân sách khi phát hành thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế. Ảnh minh hoạ: Getty Images Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ,...