Ngành phát thanh-truyền hình trước thách thức chưa từng có
Ngành phát thanh-truyền hình đang đứng trước những thách thức chưa từng có đến từ mạng xã hội và các phương thức truyền thông đa phương tiện khác trong thời đại 4.0.
Sáng 26-10, Đài Phát thanh-truyền hình ( PT-TH) Tây Ninh chủ trì hội thảo tìm kiếm giải pháp PT-TH trước xu thế công nghệ 4.0. Tham dự có các giảng viên, chuyên gia trong ngành báo chí, truyền thông và lãnh đạo các đài PT-TH trong khu vực miền Đông Nam bộ.
Ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Đài PT-TH Tây Ninh, nhìn nhận ngành PT-TH đang đứng trước thách thức lớn từ mạng xã hội. Hiện nay mạng xã hội đã thu hút một khối lượng lớn khán giả, độc giả từ các kênh báo chí, truyền thông và các đài PT-TH. Riêng trong lĩnh vực PT-TH, quảng cáo ở khu vực này đang dần sụt giảm. Ông cũng cho rằng sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (Al) cũng đang dần thay thế nhiều hoạt động của con người trong các môi trường truyền thông. Ngành PT-TH đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới, phải bứt khỏi lề lối truyền thống cấp bách hơn bao giờ hết.
Ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Đài PT-TH Tây Ninh, phát biểu tại hội thảo.
PGS-TS Phạm Huy Hỳ (nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận định: Trong các xu thế của báo chí trong thời đại 4.0 thì có xu thế sử dụng trí tuệ nhân tạo là không cưỡng lại được, giúp tiết kiệm chi phí vận hành. Tuy nhiên, trên thực tế, có những địa phương rất nhỏ nhưng lại có bộ máy Đài PT-TH to lớn, cồng kềnh, tốn kém mà hoạt động không hiệu quả. Sự tụt hậu đã được báo trước.
PGS-TS Phạm Huy Kỳ cho rằng thay đổi là tất yếu nhưng con người là yếu tố quan trọng nhất.
Ông Phạm Quốc Đắc (Tổng giám đốc Công ty Công nghệ Mega ở TP.HCM) cho rằng không có giải pháp nào khác ngoài việc ứng dụng công nghệ và nâng cao năng lực sử dụng công nghệ cho đội ngũ làm báo. Ông đã đưa ra một số gợi ý giải pháp về các ứng dụng thông minh giúp ích cho việc quản lý và vận hành cho các cơ quan báo chí. Tuy vậy, yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Ông cho rằng có nhiều cơ quan ứng dụng gặp khó khăn không phải vì thiếu đầu tư mà vì những tâm thế của đội ngũ chưa sẵn sàng đổi mới, sự thay đổi luôn gặp những khó khăn, bất tiện bước đầu.
Các đại biểu tham gia tọa đàm đều cho rằng không tiếp nhận công nghệ và nhìn thấy xu hướng mới của ngành PT-TH sẽ bị lạc hậu rất nhanh.
Video đang HOT
Theo ông Bùi Thiện Khải (Phó Giám đốc Đài PT-TH Bình Dương), tại một số hội thảo quan trọng, nhiều người vẫn không hài lòng nếu thấy cameraman không vác theo máy quay phim lớn mà chỉ cầm một chiếc smartphone tác nghiệp. Họ vẫn chưa đặt yêu cầu đưa tin nhanh chóng cao hơn yêu cầu hình thức bên ngoài.
Lãnh đạo các đài trong cụm đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc đào tạo, tái đào tạo nhân lực cho đơn vị của mình. Ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Đài PT-TH Tây Ninh, cho biết ứng dụng công nghệ và đổi mới nội dung sẽ là hoạt động mà đơn vị này ưu tiên hàng đầu và sẽ mở hội thảo thường niên. Đồng thời, đài Tây Ninh sẵn sàng làm “ chuột bạch” cho việc đưa các giải pháp công nghệ mới vào hoạt động.
Theo PLo
Rùng mình 'tay ngang' làm đẹp - Kỳ 1: Khi khách là 'chuột bạch'
Nhấn mí, gọt cằm, nâng mũi - ngực - mông, truyền trắng, tan mỡ... đang là nhu cầu bức thiết của phái đẹp. Và để được đẹp, nhiều người đã bất chấp mọi nguy hiểm giao thân thể cho những "tay ngang" mổ xẻ và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Học viên mới của Tú (Q.4) dù chưa học cả lý thuyết lẫn kỹ thuật nhưng đã được tiêm lên mẫu dưới sự dìu dắt của Tú trong ngày đầu tiên - Ảnh: THU HIẾN
Chỉ cần học vài ngày là trở thành "bác sĩ" thực hiện được các kỹ thuật khó như tiêm filler (chất làm đầy), truyền trắng, tan mỡ... với thu nhập "khủng".
Từ lời mời gọi hấp dẫn này, nhiều người đã đóng 3,5 triệu đồng học phí để trở thành học viên của Phạm Tú - quản lý một cơ sở làm đẹp không tên trên đường Tôn Thất Thuyết (Q.4, TP.HCM).
Đúng hẹn, Tú dắt học viên lên một căn phòng được buông rèm, đóng cửa kín mít tại lầu 1 của tòa nhà 4 tầng. Vừa đặt chân vào phòng, mùi thuốc và cồn nồng nặc xộc vào mũi. Ở đó đã có một học viên và một mẫu (người để học viên thử nghiệm) đứng sẵn chờ Tú "chỉ giáo".
"Cứ chọc bừa đi"
Buổi đầu tiên, Tú đưa cho học viên một tập tài liệu có ghi chú: "lưu hành nội bộ, không được sao chép" rồi bắt ngồi đọc. Tập tài liệu này gồm 30 trang có nội dung là các khái niệm về filler, botox (tiêm chống lão hóa). "Có ai hỏi chỉ được nói đi học nối mi và làm móng, tránh nói là tiêm filler, botox" - Tú căn dặn và yêu cầu học viên chia sẻ các bài viết tuyển mẫu tiêm filler, đánh tan mỡ, tiêm môi... của mình lên trên các hội tuyển mẫu. "Các con mẫu này chỉ là chuột bạch để chúng mày thực hành cho cứng tay lên thôi" - Tú nói.
Trong quá trình đào tạo, do không có mẫu để "thí nghiệm", Tú ra chợ mua một miếng thịt heo về chỉ giáo học viên. Tú lấy kim tiêm chọc vào miếng thịt làm mẫu một lần rồi nhét vào tay yêu cầu thực hành. "Cứ chọc bừa đi, tiêm sai rút ra tiêm lại. Nếu làm tốt chiều có mẫu là tiêm được rồi" - Tú phán.
Để được đẹp, nhiều người đã phó thác thân thể cho những "tay ngang" mặc sức mổ xẻ và nhiều tai biến nguy hiểm đã xảy ra - Ảnh: X.M.
Có học viên hoang mang bởi chưa được đào tạo bài bản, tiêm lên mặt người quá sớm như vậy rất nguy hiểm. Tú trấn an: "Như vậy là còn chậm, nhiều học viên chỉ có vài ngày là hành nghề rồi. Có đứa ở Đồng Nai chỉ học có 3 - 4 ngày là ra nghề, hiện đang đi tiêm dạo" - Tú nói.
Ngày hôm sau, Tú dạy học viên bằng cách thử nghiệm làm trực tiếp lên cằm cho mẫu. Dùng cây bút lông vẽ và chia vùng để dễ tiêm, Tú khuyến cáo rằng mới tiêm chưa có kinh nghiệm rất dễ trúng mạch máu gây phù nề, thâm tím. Do đó khi tiêm phải "test" (kiểm tra), nếu trúng mạch máu là phải rút ra ngay.
Theo quan sát, khi bôi thuốc tê lên vùng mặt của mẫu khoảng 10 phút, Tú nhanh chóng chọc đầu kim xuống lớp da mịn màng phía dưới cằm. Thấy máu trong ống tiêm Tú liền rút kim ra vì trúng mạch máu.
Tiếp tục cho học viên chọc lụi ở vị trí khác, khi ống tiêm không có máu thì tiếp tục bơm thuốc vào. Đây là phương pháp được áp dụng cho hầu hết các cách làm đẹp của Tú.
"Khi tiêm trúng mạch máu phải tỏ ra thật bình tĩnh coi như không có chuyện gì cả, khách chắc chắn sẽ bị thâm tím nên phải nhanh miệng trấn an cho khách"
Phạm Tú - quản lý một cơ sở làm đẹp không tên trên đường Tôn Thất Thuyết
Một học viên được Tú đào tạo online, chỉ học qua các video một cách sơ sài nhưng ngay ngày hôm sau đã tự tay dùng kim tiêm đâm lên vùng bụng của mẫu để làm tan mỡ. Vùng bụng mẫu bầm tím, người này tá hỏa gọi điện cho Tú cầu cứu. Tú tỏ vẻ bình thản: "Không có gì phải ngạc nhiên. Nó quên test rồi tiêm trúng mạch máu thôi mà" (!?).
Trường hợp N.H.P. (16 tuổi, ngụ Q.11) tìm đến Tú để tiêm filler nâng cằm che đi khiếm khuyết trên khuôn mặt. Từ khách, P. trở thành "chuột thí nghiệm" cho các học viên của Tú. Trong một lần tiêm cho P., máu trào ra liên tục do sai vị trí. Biết là sẽ bị thâm tím, Tú nhanh miệng thủ thỉ vào tai P., đang nằm bất động trên giường. "Thâm tím là bình thường thôi em à, ai tiêm cũng vậy" - Tú xoa dịu.
Pha chế thuốc để tiêm cho khách tại King Spa của bà Ngân (Q.Tân Bình) - Ảnh: X.M.
Vật thí nghiệm cho các học viên
Phía trước ngôi nhà 3 lầu trên đường Nguyễn Thanh Tuyền (Q.Tân Bình) gắn bảng hiệu điều trị chăm sóc, phục hồi da tổn thương nhưng trên lầu 1, bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại tổ chức cho học viên "tay ngang" làm đủ "các món" gồm tiêm filler, botox, tan mỡ, nhấn mí, căng chỉ collagen. Ngoài ra, nếu khách yêu cầu tẩy trắng răng, tiêm tai phật, tay búp măng... bà này vẫn sẵn sàng làm.
Với yêu cầu đóng khoản học phí 15 triệu đồng cho cả khóa đào tạo cấp tốc, bà Ngân cam kết chắc nịch: "Chỉ cần nửa tháng là cứng tay ra nghề". Riêng một nữ học viên khác (18 tuổi) đăng ký với mức học phí lên đến 45 triệu đồng cho tất cả các dịch vụ làm đẹp. Nữ học viên này cho biết từ nhỏ có ước mơ làm "bác sĩ thẩm mỹ" và được mẹ ủng hộ, sẵn sàng chi số tiền lớn như thế để học.
Bà Ngân khoe vì làm ăn "uy tín" nên chỉ cần đăng tuyển là có mẫu ngay, thậm chí một ngày có đến 10 mẫu để cho học viên thực hành cấp tốc. Để có nguồn mẫu dồi dào này, hằng ngày bà ta vào các hội, nhóm kín, nhóm mở về tiêm filler, botox, truyền trắng, tan mỡ... "săn" và lôi kéo.
Thế nhưng, các mẫu này không thể biết rằng mình chỉ là "vật thử nghiệm" cho các học viên mà bà Ngân đang đào tạo. "Mẫu có phụ phí thì mình đi thuốc tốt một chút, còn nếu miễn phí thì đi thuốc rẻ, pha trộn nhiều nước truyền dạng dịch truyền tĩnh mạch cho đỡ tốn" - bà Ngân truyền kinh nghiệm.
Chiều 27-9, một mẫu đến cơ sở bà Ngân tiêm tan mỡ cằm. Mặc cho phần mũi của kim tiêm bị cong sang một bên, bà này vẫn thản nhiên "tiêm - rút, tiêm - rút" vào những vị trí được đánh dấu bằng bút mực. Chứng kiến cảnh tiêm mẫu và chiêu trò pha thuốc giá rẻ không theo một quy chuẩn nào, học viên bày tỏ lo ngại biến chứng xảy ra, bà Ngân gạt phăng: "Ngoại trừ filler là chất cô đặc không được tiêm vào những mạch máu, còn những thứ khác thì tiêm thoải mái, đâu có nguy hiểm, tai biến gì" (?!).
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết từ đầu năm tới nay đã kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hoạt động dưới vỏ bọc là tiệm làm đẹp, chăm sóc da. Hiện tượng một spa "4 không" (không bảng hiệu, không giấy đăng ký kinh doanh, không chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép hoạt động)... ngang nhiên hoạt động không còn xa lạ. Mới đây một spa tại Q.7 bị Thanh tra Sở Y tế TP "điểm danh", xử lý khi thực hiện tiêm filler và botox cho khách bằng nhiều loại thuốc không có nguồn gốc.
Sở Y tế cũng cho biết không cấp phép cho tổ chức, cá nhân nào hoạt động dịch vụ y tế (các dịch vụ xâm lấn như tiêm, truyền, dịch vụ gây chảy máu, phẫu thuật, tiểu phẫu) tại hai cơ sở Phạm Tú (Q.4) và bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Q.Tân Bình) được đề cập trong bài viết này.
(còn tiếp)
Theo tuoitre
PTIT mở 2 ngành mới Công nghệ IoT, Kỹ thuật điều khiển tự động trong năm học tới Năm học 2020 - 2021, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến sẽ tuyển sinh 2 ngành đào tạo mới là Công nghệ Internet vạn vật (IoT) và Kỹ thuật Điều khiển tự động hóa, đồng thời xem xét đưa vào giảng dạy các chuyên ngành mới mang tính chuyên sâu mà xã hội quan tâm. Thông tin nêu trên...