Ngành Ngoại giao cần chủ động, nhạy bén, sáng tạo vì lợi ích quốc gia-dân tộc
Sáng ngày 19/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Bộ Ngoại giao về việc triển khai đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên trì, kiên định, cương quyết giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, lãnh đạo một số đơn vị của Bộ Ngoại giao.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã báo cáo kết quả đạt được trên các mặt công tác trong lĩnh vực đối ngoại, công tác xây dựng ngành và đề xuất các trọng tâm, biện pháp triển khai công tác của Bộ Ngoại giao trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của ngành ngoại giao trong thời gian tới rất nặng nề trong bối cảnh quốc tế có nhiều phức tạp, thách thức, đòi hỏi ngành ngoại giao cần tập trung cao độ, tích cực, sáng tạo trong triển khai các trọng tâm công tác.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương ngành ngoại giao đã phát huy truyền thống đáng tự hào của ngành, triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết.
Thủ tướng đánh giá trong môi trường đối ngoại rất phức tạp và khó lường những năm qua, Bộ Ngoại giao đã tham mưu kịp thời, có hiệu quả cho Đảng và Nhà nước về các vấn đề đối ngoại, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các binh chủng đối ngoại trên 3 trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; triển khai đồng bộ, toàn diện, sáng tạo nhiều hoạt động ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa-tuyên truyền đối ngoại và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân.
Video đang HOT
Bên cạnh thành tựu, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác đối ngoại và đề nghị ngành ngoại giao nỗ lực tìm biện pháp khắc phục; chủ động, nhạy bén, sáng tạo vì lợi ích quốc gia-dân tộc.
Thủ tướng nêu rõ môi trường đối ngoại trong những năm tới tiếp tục chuyển biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về an ninh, chính trị, kinh tế, tạo ra những thách thức và cơ hội đan xen. Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao cần phát huy mạnh mẽ những kết quả đã đạt được, tổ chức triển khai thành công đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc.
Trong tình hình mới, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao cần thúc đẩy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực để phát triển, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.
Theo đó, Bộ Ngoại giao cần nỗ lực bám sát tình hình, tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực đối ngoại; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ngoại giao song phương, đa phương, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.
Thủ tướng nhấn mạnh, toàn thể cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao cần tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết, xây dựng lực lượng cán bộ trung thành, chuyên nghiệp, bản lĩnh, sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình.
“Kiên trì, kiên định, cương quyết giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tích cực, chủ động, linh hoạt có các giải pháp phù hợp, thiết thực, thực chất, hiệu quả để bảo vệ đất nước từ xa, từ sớm…”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đã cho ý kiến chỉ đạo đối với các đề xuất cụ thể của Bộ Ngoại giao nhằm triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Công ty Chứng khoán SSI đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
Sáng 27/12, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới" và kỷ niệm 20 năm ngày thành lập.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng cán bộ, nhân viên Công ty SSI đón nhận danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tới dự buổi lễ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Trong suốt hơn hai thập kỷ (1999-2020), từ ngày đầu thành lập chỉ với 6 tỉ đồng vốn và 13 con người, với khát vọng vươn lên, đến nay SSI không chỉ trở thành công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam mà còn đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về quy mô, tổng vốn, lợi nhuận, giá trị thị trường.
Trong 20 năm qua, SSI đã huy động được 12 tỷ USD cho thị trường Việt Nam. Hiện SSI đã có gần 1.000 thành viên, cùng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ khách hàng trên cả nước; doanh thu tăng trưởng 750 lần, đạt mức hơn 3.300 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 1.500 lần lên gần 1.100 tỷ đồng và đóng góp cho Nhà nước hơn 3.700 tỷ đồng tiền thuế.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI cho biết: "SSI là đơn vị đầu tiên của ngành chứng khoán được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đây không chỉ là niềm vinh dự mà còn là trách nhiệm của Công ty với nền kinh tế, với thị trường chứng khoán Việt Nam".
Phát biểu tại buổi lễ, chúc mừng thành tích của Công ty SSI, nguyên Chủ tịch nước cho rằng thị trường chứng khoán là lĩnh vực mới mẻ. Để phát triển kinh tế đất nước, đưa nền kinh tế từ tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì phải có thị trường vốn, do đó, thị trường chứng khoán là không thể thiếu.
Trong 20 năm qua, Công ty SSI phát triển rất nhanh, không chỉ nhanh tại thị trường vốn Việt Nam mà còn sánh vai với các nước ASEAN. Đến nay, SSI đã trở thành một cầu nối vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Trong tương lai, quy mô thị trường chứng khoán còn phát triển mạnh mẽ, SSI cũng phải lớn mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu "Anh hùng Lao động" cho Công ty SSI. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Trước đó, ngày 4/12, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động, sáng tạo và thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước đã quyết định tặng ISS danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho SSI - công ty đầu tiên trong ngành chứng khoán được nhận danh hiệu cao quý này.
Nâng cao vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên của tổ chức Đoàn Đoàn kết, tập hợp đông đảo đoàn viên thanh niên vào tổ chức là yêu cầu quan trọng và thường xuyên đối với các cơ sở Đoàn. Thời gian qua, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát huy tốt vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, tăng cường uy tín của tổ chức Đoàn; cổ vũ, hỗ trợ thanh...