Ngành ngân hàng đi đầu chuyển đổi số, thanh toán di động tăng trưởng hơn 90%
Tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm tại Việt Nam đạt hơn 90%.
Hiện nhiều ngân hàng Việt Nam đã có hơn 90% giao dịch trên kênh số.
Dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Ngành ngân hàng chủ động và tiên phong tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa được tổ chức tại Hà Nội. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC (IEC Group) là đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện.
Đây là nơi để lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức cung cấp giải p7háp công nghệ, các hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi số. Qua đó cung cấp thêm những đề xuất, kiến nghị góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng.
Diễn đàn không chỉ gắn với công tác xây dựng Báo cáo giám sát 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị mà còn là hoạt động thiết thực của Ban Kinh tế Trung ương, NHNN Việt Nam nhằm hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. (Ảnh: Trọng Đạt)
Video đang HOT
Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương – ông Trần Tuấn Anh, ngân hàng là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, giữ vai trò là “huyết mạch” của nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính để thúc đẩy và phát triển kinh tế – xã hội.
Ngành ngân hàng có tác động, ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như bảo đảm an ninh kinh tế, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, tại Nghị quyết 52, Bộ Chính trị đã xác định ngân hàng là một trong những ngành có mức độ sẵn sàng cao, được ưu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết, với quan điểm tiếp cận lấy người dân làm trung tâm và sự thuận tiện, trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ là thước đo, ngành ngân hàng đã đạt được những thành quả bước đầu được đáng khích lệ trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Chuyển đổi số thành công thể hiện từ công tác kiến tạo thể chế, xây dựng hạ tầng công nghệ, phát triển dịch vụ, đảm bảo an ninh an toàn. Ngân hàng cũng được đánh giá là một trong những lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.
Ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc NHNN Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt)
Điều này được thể hiện qua số liệu thực tế như nhiều dịch vụ ngân hàng (mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, gửi tiết kiệm…) đã có thể được sử dụng hoàn toàn trên kênh số.
Các công nghệ phổ biến của CMCN 4.0 như Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Dữ liệu lớn… đều đã được nghiên cứu, ứng dụng tại nhiều ngân hàng để nâng cao năng lực hoạt động, phân tích nhu cầu khách hàng, mở rộng hệ sinh thái số, mang lại cho người dân các dịch vụ ưu việt với chi phí hợp lý.
Theo Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm hiện đạt hơn 90%, nhiều ngân hàng Việt Nam có hơn 90% giao dịch trên kênh số.
Đặc biệt, bối cảnh dịch bệnh đã góp phần gia tăng nhanh chóng nhu cầu giao dịch thanh toán trên các kênh số nhưng hạ tầng công nghệ, thanh toán của ngành ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn. Điều này cho thấy ngành ngân hàng đã chủ động trong đầu tư, phát triển hạ tầng, bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường và đáp ứng tốt nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng.
Ứng dụng định danh điện tử VNeID đã có gần 6 triệu người dùng
Ứng dụng định danh điện tử VNeID đã có sự tăng trưởng đột biến trong các tháng 7 và 8/2022.
Tính đến cuối tháng 8, tổng số người dùng ứng dụng đã đạt 5,78 triệu, tăng 4,86 triệu so với tháng trước.
Ứng dụng di động VNeID được Bộ Công an chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 8/2021 trên kho ứng dụng Apple Store và 9/2021 trên kho ứng dụng Google Play với tính năng ban đầu là nhằm hỗ trợ khai báo di chuyển nội địa, di biến động dân cư và nhận mã QR để việc đi lại khi qua chốt kiểm dịch được nhanh chóng. Thời điểm đó, ứng dụng này cũng hỗ trợ cơ quan chức năng truy vết các ca lây nhiễm Covid-19 thứ phát và thông báo cho người dân kịp thời trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khó kiểm soát.
Từ ngày 18/7, Bộ Công an cũng đã công bố ứng dụng định danh điện tử được tích hợp trên nền tảng VNeID.
Vào trung tuần tháng 7 vừa qua, cùng với việc ra mắt Hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cũng đã chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử được tích hợp trên nền tảng VNeID. Việc sử dụng thông tin trên tài khoản định danh điện tử của nền tảng này có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống, định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.
Tùy theo phân loại mức độ của tài khoản định danh điện tử mà mỗi cá nhân sẽ có quyền, khả năng được tiếp cận sử dụng các dịch vụ mở rộng khác nhau. Cụ thể, với tài khoản định danh điện tử mức độ 1, công dân có thể sử dụng một số chức năng cơ bản như nhóm chức năng phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng...), giải quyết các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, cập nhật tin tức, bài viết, thông báo mới nhất từ Bộ Công an.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 công dân có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích mà ứng dụng VNeID cung cấp như đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế... các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội như chuyển tiền trợ cấp qua ngân hàng, nhận lương hưu... giao dịch tài chính, chuyển tiền...
Theo cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, nhờ sự vào cuộc tích cực của ngành Công an, ứng dụng VNeID có sự tăng trưởng đột biến trong tháng 7 và 8/2022. Theo thống kê, tính đến ngày 31/8/2022, ước tổng số người dùng đã đạt 5,78 triệu, tăng 4,86 triệu so với tháng trước.
Bộ Công an hướng dẫn, công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID.
Cụ thể, sau khi tải và cài ứng dụng VNeID, người dân nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua VNelD. Cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua VNelD hoặc tin nhắn SMS hay email.
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, người dân đã có Căn cước công dân gắn chip điện tử cần đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Người dân cần xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc email và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Khi đó, cán bộ tiếp nhận nhập thông tin của người dân sẽ cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử. Cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc email.
Với trường hợp người dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử, cơ quan Công an sẽ thực hiện cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao Ngày 23 và 24/9, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Chi hội Thẻ Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tổ chức Hội nghị chủ đề 'Thanh toán điện tử, thanh toán không tiếp xúc trong kỷ nguyên số'. Đại biểu thảo luận các giải pháp khuyến khích người dân sử dụng thẻ, ngân hàng điện tử trong các giao...