Ngành ngân hàng đẩy mạnh công tác phòng, chống khủng bố
Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm ngành Ngân hàng vừa tổ chức cuộc họp nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống khủng bố ngành ngân hàng, qua đó tìm ra giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn trong công tác phòng, chống tội phạm trong ngành.
Ngày 3/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm ngành Ngân hàng vừa tổ chức cuộc họp nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống khủng bố ngành ngân hàng.
Buổi họp này được tổ chức nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn trong công tác phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng và đề ra kế hoạch phù hợp để triển khai quyết liệt và có hiệu quả trong thời gian tới.
Ông Đào Quốc Tính phổ biến Quy chế làm việc và tình hình công tác phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh nhấn mạnh, công tác phòng, chống khủng bố trong ngành Ngân hàng là rất quan trọng, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng nên cần được thường xuyên triển khai thực hiện.
Do đó, các đơn vị trong toàn Ngành cần xây dựng quy định, phương án cụ thể về phòng, chống khủng bố và xử lý các tình huống liên quan tại đơn vị phù hợp với Phương án phòng, chống khủng bố trong ngành Ngân hàng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả quy định, phương án đã xây dựng.
Cũng tại cuộc họp, ông Đào Quốc Tính, Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Phó Ban Chỉ đạo đã phổ biến Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và thông báo tình hình công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố và rửa tiền năm 2014, phương hướng công tác năm 2015.
Video đang HOT
Theo đó, Ban Chỉ đạo đã được kiện toàn gồm có 20 đồng chí là lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, Hiệp hội Ngân hàng và một số tổ chức tín dụng; Tổ Thường trực giúp việc gồm 19 đồng chí. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cũng đã được ban hành. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, các thành viên Ban Chỉ đạo, nhiệm vụ của đơn vị Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo cũng đã ban hành Phương án phòng, chống khủng bố trong ngành Ngân hàng. Phương án này nêu rõ công tác phòng, chống khủng bố phải lấy phòng ngừa là chính, vô hiệu hóa mọi kế hoạch khủng bố, không để bị động bất ngờ; Bảo đảm đến mức cao nhất an ninh, an toàn về người và tài sản và hoạt động ngân hàng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra; Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác của các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng; Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động khủng bố, tài trợ cho khủng bố; Kịp thời đưa ra phương án xử lý khi có các hành động khủng bố…
Thông tin từ NHNN cho biết, về tình hình công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực ngân hàng, hầu hết các đơn vị thuộc NHNN và một số tổ chức tín dụng đã xây dựng quy định, phương án cụ thể về phòng, chống khủng bố và xử lý các tình huống liên quan tại đơn vị. Ngành Ngân hàng đã tiến hành điều tra, xác minh một số đối tượng có giao dịch qua hệ thống ngân hàng nghi tài trợ cho khủng bố; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố…
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Năm 2014, 630 người chết vì tai nạn lao động
"Năm 2014, toàn quốc xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 6.941 người bị nạn, trong đó có 630 người chết. So với năm 2013, số vụ TNLĐ tăng 14 vụ, tăng 56 nạn nhân. Đặc biệt, số vụ có từ 2 nạn nhân tăng 46%. TP HCM có số TNLĐ tăng tới 42%".
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết thông tin về tình hình TNLĐ năm 2014 tại buổi giới thiệu Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) lần thứ 17 năm 2015. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng 3/3 tại Hà Nội.
Theo đó, mức thiệt hại vật chất từ các vụ TNLĐ năm 2014 là 90,78 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản là 7,76 tỉ đồng. TNLĐ còn gây ra 80.944 ngày nghỉ việc.
Bộ LĐ-TB&XH thống kê, một số địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người tà TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai...Trong đó, Đồng Nai có báo cáo về số vụ TNLĐ nhiều nhất, TPHCM có số vụ TNLĐ dẫn đến chết người nhiều nhất.
Các lĩnh vực, ngành nghề xảy ra nhiều TNLĐ chết người là khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo. Tai nạn ngã từ trên cao vẫn là loại hình chiếm tỉ lệ cao nhất với 30,8% tổng số người chết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, năm nào Bộ LĐ-TB&XH cũng tổ chức Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN, nhưng kết quả số vụ TNLĐ không có chiều hướng giảm và liệu có đi vào "lối mòn", Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thừa nhận số liệu về TNLĐ và người chết vẫn không giảm. Nhưng ông cho rằng giữa mong muốn giảm số TNLĐ và thực tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.
"Theo báo cáo cho thấy, khoảng 72% nguyên nhân gây ra TNLĐ chết người là do người sử dụng lao động. Ngoài ra, hơn 13 % nguyên nhân là do người lao động. Phần còn lại là do các nguyên nhân khác" - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Năm 2014, TNLĐ tăng 14 vụ so với năm 2013 (ảnh minh họa)
Nhấn mạnh tới yếu tố tuyên truyền, nâng cao ý thức từ phía người sử dụng lao động, người lao động của Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng công tác tổ chức Tuần lễ ATVSLĐ không đi vào "lối mòn", ngược lại hiệu quả của công tác tuyên truyền đã đạt các mục tiêu đề ra.
Theo đó, chương trình ATVSLĐ trên toàn quốc năm 2014 đã làm giảm 3% tần suất TNLĐ chết người tại một số lĩnh vực có nguy cơ cao, tăng 3% số cơ sở khám chữa bệnh, 3% số người được khám phát hiện bệnh định kỳ, tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả mô hình công tác quản lý ATVSLĐ...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận, công tác thống kê TNLĐ chết người còn chậm và thấp hơn so với thực tế. Năm 2014, toàn quốc thống kê có 592 vụ TNLĐ làm chết người nhưng Bộ LĐ-TB&XH mới nhận được 202 biên bản điều tra, 19.780/269.554 doanh nghiệp (chiếm 6,9%) có báo cáo về tình hình TNLĐ, số biên bản gửi về Bộ LĐ-TB&XH chỉ chiếm 34% tổng số vụ TNLĐ chết người. Trường hợp cá biệt, TP Cần Thơ có tới 5.769 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp gửi báo cáo về Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ về tình hình TNLĐ...
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ TNLĐ chết người theo Thông tư liên tịch giữa Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công An, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng khiến cho tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người còn chậm so với quy định. Ngoài ra, chế độ báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cơ quan quản lý cũng chưa được quy định nghiêm túc trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp hy vọng, dự án Luật ATVSLĐ khi được Quốc hội xem xét và thông qua trong năm 2015 sẽ là cơ sở để khắc phục hạn chế này: "Dự án luật ATVSLĐ đã đưa quy định về chế độ thông tin báo cáo, lập biên bản hồ sơ khi có TNLĐ đối với chủ sử dụng lao động, công đoàn, chính quyền địa phương, thanh tra lao động địa phương...Khi các quy định này đi vào hiện thực, số liệu thống kê sẽ chính xác hơn, trên cơ sở đó hình thành các chính sách, kế hoạch sát với thực tế hơn".
Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 sẽ được tổ chức từ ngày 15-21/3 tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chủ đề của Tuần lễ ANTVSLĐ -PCCN lần thứ 17 là "Mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ mình, doanh nghiệp và xã hội". Tuần lễ sẽ bao gồm nhiều hoạt động như Hội thảo về phòng ngừa TNLĐ-PCCN, hội thảo ATLĐ trong các ngành có nguy cơ cao, cuộc thi an toàn vệ sinh viên giỏi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổ chức lập tập huấn ANTVSLĐ, diễn tập các phương án phòng chữa cháy...
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
"Phải nắn chỉnh lại thị trường tài chính" Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có những chia sẻ với chúng tôi về những bất cập và việc cần làm để thị trường tài chính thoát khỏi tình trạng... đi một chân! Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình Thưa ông, 4 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đang cố nắn chỉnh lại...