Ngành logistic, khu công nghiệp, đồ gỗ sẽ hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại?
SSI Research đánh giá công nghiệp sẽ giảm tốc trong quý 4 và được bù đắp một phần nhờ dịch vụ. Trong công nghiệp, tăng trưởng của các ngành sẽ phân hóa. Điện tử tăng thấp, thậm chí có thể giảm nhưng nhiều ngành công nghiệp khác lại có tăng trưởng cao và tạo được sức lan tỏa nhất định.
SSI Research vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 10 với chủ đề “Tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại”.
Nhiều ngành tăng trưởng âm, sản xuất công nghiệp chậm lại
Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp tháng 10 giảm xuống 7,7%, mức thấp nhất 5 tháng với cấu thành là Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10.1%, cũng là mức thấp nhất 5 tháng và Khai khoáng giảm -9,5%. Tốc độ tăng trưởng thấp của tháng 10 có thể thấy từ trước bởi xu hướng giảm dần đều đã diễn ra trong nhiều tháng qua cộng hưởng với nền cao đột biến của cùng kỳ 2017.
Tháng 10/2017 chứng kiến sự phục hồi mạnh của sản xuất công nghiệp do khai thác khí thiên nhiên và sản xuất điện thoại cùng tăng tốc. Thị trường điện cạnh tranh được tạm dừng trong tháng 10/2017 để mở đường cho các nhà máy điện khí gia tăng sản lượng, gián tiếp thúc đẩy khai thác khí thiên nhiên và tăng trưởng ngành khai khoáng. Tổng sảng lượng khí tự nhiên khai thác tháng 10/2017 đạt 910 triệu m3, tăng 14% so với trung bình 9 tháng đầu năm, trong khi tháng 10 năm nay, sản lượng khí thiên nhiên chỉ đạt 750 triệu m3, thấp hơn trung bình 9 tháng -10%.
Sau sự thành công của Galaxy S8 vào tháng 4, Galaxy Note 8 được mở bán vào tháng 9/2017 đã đẩy sản xuất và xuất khẩu điện thoại tăng vọt. Xuất khẩu điện thoại tháng 10/2017 đạt 5.2 tỷ USD, tăng 85,5% YoY, cao nhất 53 tháng. Tháng 10 năm nay, giá trị xuất khẩu điện thoại chỉ là 4 tỷ USD, kéo chỉ số công nghiệp sản xuất ngành điện tử giảm -1,5%.
Ngành Dược sau nhiều tháng tăng trưởng cao đã bất ngờ chuyển sang tăng trưởng âm -0,2% trong khi tháng 10 cùng kỳ tăng trưởng cũng tương đối thấp. Điểm tích cực là dù sản xuất Dược trong nước có chậm lại, nhập khẩu dược phẩm tháng 10 cũng giảm -14,9%. Điều này cho thấy chính sách bảo hộ ngành dược vẫn phát huy tác dụng và có thể ngành Dược sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong các tháng tiếp theo.
Ngành sản xuất xe có động cơ giảm tốc từ 35% trong tháng 9 xuống chỉ còn 14.2% trong tháng 10 dù giá trị nhập khẩu ô tô trong tháng 10 thay đổi không đáng kể. Trong 3 tháng từ tháng 8 đến tháng 10, nhập khẩu ô tô đều trên 200 triệu USD/tháng trong khi trung bình 7 tháng đầu năm là 66 triệu USD/tháng. Nghị định 116 tạo ra một số hàng rào kỹ thuật với việc nhập khẩu xe nguyên chiếc nên giúp giảm bớt lượng xe nhập khẩu vào đầu năm. Theo thời gian, các nhà nhập khẩu đã khắc phục/đáp ứng được các quy định mới và vì vậy, xe nhập khẩu tăng tốc. Diễn biến này rất có thể sẽ có ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô trong nước trong những tháng tiếp theo.
Video đang HOT
Hai ngành vốn có tăng trưởng cao là Dệt may và Sắt thép tiếp tục duy trì phong độ ổn định. Tăng trưởng ngành Dệt tháng 10 đạt 15,7%, cao nhất từ đầu năm, May đạt 18.1% và ngành sản xuất Kim loại đạt 39.2%, cao nhất 18 tháng. Thị trường xuất khẩu thuận lợi là động lực chính thúc đẩy ngành dệt may với tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may tháng 10 lên tới 21.6%. Ngược lại, tín hiệu xuất khẩu lại yếu đi với mặt hàng kim loại khi giá trị xuất khẩu Sắt thép tháng 10 chỉ tăng 5,1%, thấp nhất 30 tháng.
Một ngành mới nổi lên và cần lưu ý là Sản xuất nội thất (giường tủ bàn ghế). Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung rất có thể đã có tác động tích cực đến ngành sản xuất nội thất của Việt nam khi tăng trưởng của ngành này từ tháng 8 đã đạt trên 20% trong khi trung bình 7 tháng trước đó là 14%. Xuất khẩu nội thất từ gỗ trong tháng 10 cũng đạt tăng trưởng khả quan, 18,5%. Các công ty sản xuất nội thất tại Trung Quốc dưới áp lực của chiến tranh thương mại đã phải tính đến phương án chuyển sản xuất ra nước ngoài và Việt nam là một điểm đến.
SSI Research cho rằng điều này không chỉ tích cực với ngành sản xuất nội thất mà còn với nhiều ngành khác như khu công nghiệp, logistics…Quan trọng hơn, nếu có chiến lược thu hút FDI đúng đắn, Việt nam có thể tận dụng thêm cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Dịch vụ gây ấn tượng với bán lẻ và vận tải
Chỉ số bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 10 tăng lên 9,31% (đã loại trừ lạm phát), cao nhất 10 tháng trong đó đóng góp chính là tăng trưởng của bán lẻ hàng hóa. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 10 đạt 286 nghìn tỷ, tăng 14,2% YoY, mức cao nhất nhiều năm (số liệu chưa loại trừ lạm phát). Tính chung 10 tháng, doanh số bán lẻ tăng 12,2%, trong đó bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 13%, may mặc tăng 12,6%.
Ngược với bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lưu trú ăn uống lại tăng thấp, 8,4%, thấp nhất 19 tháng do du lịch tăng chậm. Lượng khách Trung Quốc đến Việt nam trong tháng 10 là 371 nghìn lượt, mức thấp nhất 11 tháng và tính từ đầu năm, khách Trung Quốc đạt 4,18 triệu lượt, tăng 28,8% YoY (cùng kỳ tăng 45,6%).
Vận tải hành khách và hàng hóa cùng thể hiện xu hướng cải thiện. Tăng trưởng luân chuyển hành khách 10 tháng đạt 12,8%, và luân chuyển hàng hóa là 14,1%. Trong luân chuyển hành khách, luân chuyển bằng đường hàng không tăng 7,3%, gấp đôi so với trung bình 2 tháng trước. Với hàng hóa, tăng trưởng luân chuyển đường biển tăng 12,2%, mức cao nhất nhiều năm.
Vận tải đường biển chiếm tỷ trọng 51% trong tổng luân chuyển hàng hóa nên sự cải thiện của lĩnh vực này có ảnh hưởng lớn đến bức tranh chung của ngành vận tải. Bên cạnh đó, vận tải sôi động còn là một tín hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế, giao thương hàng hóa vẫn đang ở trạng thái tốt dù xét về giá trị, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng 2018 tăng thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ, 13.7% so với 21,8%.
Tựu chung lại từ số liệu vĩ mô tháng 10, SSI Research đánh giá công nghiệp sẽ giảm tốc trong quý 4 và được bù đắp một phần nhờ dịch vụ. Trong công nghiệp, tăng trưởng của các ngành sẽ phân hóa. Điện tử tăng thấp, thậm chí có thể giảm nhưng nhiều ngành công nghiệp khác lại có tăng trưởng cao và tạo được sức lan tỏa nhất định.
Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã có những biểu hiện ban đầu và trong những tác động tích cực, dòng vốn FDI là một vấn đề cần lưu tâm. Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do lo ngại chiến tranh thương mại đang mang đến cơ hội cho Việt nam. Với câu chuyện CPTPP, Việt nam lại có thêm lợi thế để tạo sự khác biệt với các nước cùng trình độ phát triển.
Tận dụng tốt dòng vốn rút khỏi Trung Quốc sẽ thúc đẩy kinh tế Việt nam hồi phục nhanh hơn bởi doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế công nghệ và thị trường, những lợi thế mà doanh nghiệp trong nước cần nhiều thời gian để xây dựng.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Tân Uyên lên đô thị loại III, bất động sản có nhiều tiềm năng
Trong khi thị trường bất động sản thành phố mới Bình Dương có dấu hiệu ngưng trễ thì tại thị xã Tân Uyên tình hình lại đang khởi sắc rõ rệt. Nguyên nhân chính là Tân Uyên vừa được công nhận là đô thị loại III và nhu cầu nhà ở đang tăng nhanh do các khu công nghiệp tại đây đang thu hút rất đông doanh nhân, người lao động đến làm việc, sinh sống.
Đòn bẩy công nghiệp
Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, thị xã Tân Uyên có diện tích 19.175,72 ha với 12 phường, xã kết nối trực tiếp với thị xã Bến Cát, thành phố mới Bình Dương và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương với thế mạnh đặc biệt về công nghiệp - dịch vụ nhờ vị trí chiến lược trên đại lộ Nam Tân Uyên, đường Vành đai 4 kết nối Tây Nguyên với TPHCM và hàng loạt tuyến giao thông khác đan xen chằng chịt. Bên cạnh đó, vị trí chiến lược này cũng cho phép thị xã Tân Uyên phát triển thành một trung tâm lưu chuyển hàng hóa liên vùng xuyên suốt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo các chuyên gia, hiện nay sự phát triển của thị trường bất động sản Tân Uyên gắn liền với hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn như Nam Tân Uyên, VSIP2, VSIP 3, Đất Cuốc và cụm công nghiệp Uyên Hưng. Từ khi chuyển thành thị xã vào năm 2013, chính quyền Tân Uyên đã tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ. Nhờ đó, hiện nay các khu công nghiệp trên địa bàn đã được lấp đầy, thu hút hàng chục ngàn chuyên gia, doanh nhân và người lao động khắp nơi đến làm việc, sinh sống.
Cùng với đó, hệ thống hạ tầng giao thông cũng dần được hoàn thiện giúp kết nối thông suốt với các khu vực lân cận. Các tiện ích xã hội như bệnh viện, trung tâm mua sắm, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí... cũng nhanh chóng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân.
Đặc biệt, mới đây Bộ Xây dựng đã công nhận thị xã Tân Uyên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương. Sự kiện này đã khiến cho thị trường bất động sản Tân Uyên trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Bởi trong thời gian sắp tới, thị xã Tân Uyên chắc chắn sẽ được tăng cường đầu tư để phát triển toàn diện hơn, qua đó làm gia tăng giá trị cho bất động sản.
Tiềm năng vẫn còn lớn
Khảo sát cho thấy hiện nay mặt bằng giá bất động sản tại thị xã Tân Uyên đã tăng khoảng 30% so với cuối năm 2017. Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư vẫn đang tiếp tục đổ về đây tìm kiếm cơ hội, nhất là đối với bất động sản gắn liền với các khu công nghiệp. Đơn cử như dự án New Town 8 do Công ty TNHH Xây dựng Phát triển Địa ốc Phú Thọ làm chủ đầu tư.
New Town 8 có quy mô 7, 95 ha tọa lạc ngay trung tâm thị xã Tân Uyên, nằm cách trung tâm thành phố mới Bình Dương, khu đô thị công nghiêp VSIP 2 và đô thị Thuận An chỉ hơn 10 phút di chuyển. Dự án được quy hoạch đồng bộ với các tuyến đường rộng từ 13 - 33m, hệ thống điện âm, cấp - thoát nước riêng biệt... Đặc biệt, New Town 8 nằm liền kề Bệnh viện Đa khoa Tân Uyên và ngay mặt tiền đường ĐT 747 nên chủ nhân có thể dễ dàng khai thác kinh doanh ngay các ngành nghề như nhà hàng, quán ăn, khách sạn, nhà thuốc Tây, tiệm tạp hóa... nhưng mức giá chỉ từ 680 triệu đồng/nền (có sổ đỏ riêng) nên đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo khách hàng đầu tư.
Phối cảnh dự án New Town 8 tọa lạc ngay trung tâm thị xã Tân Uyên - nơi có hệ thống giao thông kết nối liên vùng thông suốt.
Ông Chu Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Uniland, nhận định Tân Uyên đang là một trong những khu vực có thị trường bất động sản phát triển rất năng động của tỉnh Bình Dương. Hiện nay dòng lao động đang tiếp tục đổ về làm việc trong các khu công nghiệp tại đây khiến cho nhu cầu về nhà ở tăng mạnh. Do đó, những dự án tốt như New Town 8 hút người mua không có gì là bất ngờ. Tuy nhiên, ông Hải đưa ra lời khuyên là khách hàng nên chọn lựa dự án của các chủ đầu tư uy tín, pháp lý rõ ràng để "xuống tiền" chứ không nên đầu tư theo phong trào, mua những dự án phân lô nhỏ lẻ sẽ dễ gặp rủi ro.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hữu Tạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu, dù tiềm năng không thua kém nhưng giá đất tại thị xã Tân Uyên hiện còn rẻ hơn nhiều so với thành phố mới Bình Dương và chỉ bằng một nửa các khu vực lân cận như Thuận An, Dĩ An. "Tiềm năng phát triển của Tân Uyên vẫn còn rất lớn sau khi được công nhận là đô thị loại III. Đây là lý do gần đây các dự án mở bán tại đây ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ rất lớn", ông khẳng định.
A.D
Theo Trí thức trẻ
Lợi nhuận doanh nghiệp ở Mỹ đang đi vào vùng đỉnh Cơn bùng nổ lợi nhuận doanh nghiệp ở Mỹ có thể đang tiến vào vùng đỉnh, giúp chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng hơn gấp ba lần kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Giám đốc điều hành Apple Tim Cook lo ngại doanh thu của Apple ở các thị trường mới sẽ không đạt như...