Ngành khu công nghiệp trong năm 2020 – 2021 có nhiều thuận lợi phát triển
Vốn FDI phục hồi trở lại, khả năng thu hút vốn mới, đầu tư công được đẩy mạnh giúp gia tăng kết nối và logistic, diện tích cho thuê của các KCN vẫn tiếp tục tăng là các yếu tố thúc đẩy ngành.
Các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng, cho thấy Việt Nam là một trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.
Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa có Báo cáo cập nhật ngành khu công nghiệp: Hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo báo cáo này, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành khu công nghiệp giai đoạn 2020 – 2021.
FDI – nhà đầu tư chính vào KCN, phục hồi trở lại trong tháng 4
Theo báo cáo, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những tín hiệu khởi sắc, tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm 4 tháng đầu năm đạt 9,8 tỷ USD, tăng 32% cùng kỳ năm trước. Vốn FDI vào các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 244%, Long An tăng 65%, Bình Phước tăng 60%, Quảng Ninh tăng 44%.
Ngược lại, các “trung tâm” công nghiệp lớn có mức sụt giảm do Covid-19 làm hạn chế các hoạt động thực địa và làm việc với các chủ đầu tư khu công nghiệp (KCN): TP HCM giảm 45%, Đồng Nai giảm 67%, Bình Dương giảm 49%, Hà Nội giảm 78%, Bắc Ninh giảm 67%, Hải Dương giảm 81%.
Dịch Covid-19 mở ra một bước ngoặt mới, với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phục thuộc quá nhiều vào một quốc gia, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng, cho thấy Việt Nam là một trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.
Video đang HOT
Khả năng thu hút làn sóng FDI mới
So sánh với Indonesia, nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc thu hút FDI, Việt Nam có lợi thế ở gần Trung Quốc nên khoảng cách vận chuyển thuận lợi hơn. Thể chế chính trị củaViệt Nam rất hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi cho các dự án FDI lớn (quy định ưu đãi thay đổi theo từng trường hợp). Đồng thời, Việt Nam cũng tham gia rất nhiều các FTAs như EVFTA hay CPTPP mà Indonesia không tham gia. Về vĩ mô, gần đây, đồng Việt Nam (VND) rất ổn định so sánh với biến động của đồng Rupiah Indonesia (IDR).
Trong quý I, theo dữ liệu Collier International, Việt Nam khá hấp dẫn với mức giá thuê trung bình thấp hơn 45 – 50% so với các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Theo báo cáo của Jetro năm 2019, chi phí lao động của Việt Nam cũng thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Về giá điện, theo EVN, năm 2019, giá điện của Việt Nam chỉ bằng 80% so với giá điện của Indonesia; 42% Philippine và 66,7% Campuchia.
Đẩy mạnh đầu tư công giúp gia tăng kết nối và logistic
Trong năm 2020, với kế hoạch 20 tỷ USD bên cạnh giá trị chưa giải ngân còn lại của năm 2019 là 9,5 tỷ USD, tổng cộng quy mô giải ngân dự kiến năm nay là 30 tỷ USD, gấp đôi số giải ngân thực tế năm trước. Đặc biệt các dự án cao tốc Bắc Nam, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, giúp kết nối hạ tầng, logistics của các khu công nghiệp ở các tỉnh vệ tinh Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết vào các trung tâm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, nâng cao lợi thế cạnh tranh thu hút vốn FDI so với các quốc gia khác trong khu vực.
Số lượng và diện tích cho thuê của các KCN vẫn tiếp tục tăng trong quý I
Theo Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý I, Việt Nam có 335 KCN được thành lập (tăng 5 KCN so với cuối năm 2019), trong đó có 260 KCN với tổng diện tích đất 68.700 ha đã đi vào hoạt động và 75 KCN đang xây dựng với tổng diện tích 29.200 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 75% – tăng 0,7% so với cuối năm trước.
Theo JLL, từ tháng 2 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, việc hạn chế di chuyển giữa các khu vực đã khiến các giao dịch bị đình trệ do các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, không thể trực tiếp thực địa và làm việc với chủ đầu tư KCN. Tuy nhiên, nhờ vào các giao dịch thành công được thực hiện trươc dịch, tỷ lệ lấp đầy khu vực Miền Bắc tăng thêm 2% đạt 75%.
Giá thuê các KCN phía Bắc đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 6,5%). Bên cạnh đó, quý IV/2019, các KCN miền Nam có tỷ lệ lấp đầy đạt 82%, giá thuê đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 12,2%).
Quý I, tổng doanh thu các KCN niêm yết đạt 7.804 tỷ đồng, tăng 1% và LNST đạt 1.100 tỷ đồng, giảm 20% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh như Sonadezi Châu Đức (SZC) nhờ tăng diện tích thuê, D2D tiếp tục ghi nhận lợi nhuận từ bán khu dân cư Lộc An, MH3, NTC, SNZ ghi nhận thu nhập từ tiền gởi và cổ tức từ công ty liên doanh, liên kết. Ngược lại, Sài Gòn VRG (SIP), Becamex (BCM), Thống Nhất (BAX), Idico (IDC) giảm lợi nhuận, Tín Nghĩa (TID) ghi nhận khoản lỗ 61 tỷ tư kinh doanh cà phê.
SSI Research nhận thấy, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp KCN đều khá thận trọng, do 2 nguyên nhân chính: (1) Quan ngại tiếp xúc, xúc tiến đầu tư từ các nhà đầu tư FDI sẽ chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh; (2) Diện tích thuê mới tại các KCN có hạ tầng tốt không còn nhiều do thủ tục pháp lý cấp phép chậm và khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa.
Nhiều doanh nghiệp dệt may lên kế hoạch giảm lợi nhuận năm 2020
Thông tin trên được Công ty CP chứng khoán SSI đưa ra trong Báo cáo cập nhật ngành dệt may vừa phát hành.
Doanh thu và lợi nhuận của hầu hết các DN dệt may sụt giảm so với cùng kỳ. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo báo cáo của SSI, hầu hết các DN dệt may công bố kết quả kinh doanh trong quý 1 đều ghi nhận có sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ. Chỉ có hai công ty ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý 1 là Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh tăng 32% cả về doanh thu và lợi nhuận và Sợi Thế Kỷ tăng 2% về doanh thu và 0,3% về lợi nhuận.
Một số công ty đã công bố kế hoạch năm 2020, hầu hết đều ước tính giảm lợi nhuận. Trong đó, May Thành Công ước tính sẽ giảm khoảng 13%, Tổng công ty May Việt Tiến ước tính giảm đến 80%, Tổng công ty May 10 giảm khoảng 20% trong kịch bản cơ sở và 39% trong kịch bản xấu nhất.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ.
Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá trị thị trường của khẩu trang vải khá thấp, hoạt động sản xuất khẩu trang chủ yếu nhằm tạo việc làm cho công nhân hơn là tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%.
"Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% so với cùng kỳ", SSI cho biết.
Năm 2020, Hạ tầng nước Sài Gòn (SII) chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị phần Sáng ngày 27/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn (SII - HoSE) đã thông qua kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu 275 tỷ đồng, giảm 40% so với thực hiện 2019; lợi nhuận sau thuế âm gần 41 tỷ đồng, trong khi năm 2019 lãi 32,6 tỷ...