Ngành học nào hấp dẫn trong bối cảnh chuyển đổi số?
Với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngành GD đang đứng trước cả thách thức và cơ hội trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả trong đào tạo nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu mới.
Thực hành CNTT của hệ thống đào tạo T3H tại Đại học Quốc gia TPHCM.
Đầu ra “đắt hàng”
Nhóm thực hiện đề tài Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025 (thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”) đã có một khảo sát công phu liên quan đến đào tạo và nhân lực CNTT. Các đối tượng khảo sát gồm cơ sở đào tạo CNTT; giảng viên, sinh viên năm cuối và sinh viên đã tốt nghiệp ngành CNTT, người lao động làm việc trong các ngành CNTT và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tại 5 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
Khảo sát cho thấy, quy mô đào tạo nhân lực CNTT trình độ ĐH không ngừng được mở rộng trong giai đoạn 2009 – 2018, với số cơ sở có đào tạo CNTT chiếm gần 70% tổng số các cơ sở giáo dục ĐH. Số lượng sinh viên CNTT tuyển sinh hàng năm chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên tuyển mới. Hiện có 18 mã ngành, trong đó CNTT là mã ngành luôn thu hút nhiều sinh viên nhất.
Điều đáng chú ý, tỷ lệ sinh viên học CNTT ra trường có việc làm rất cao. Có đến 80% sinh viên CNTT được khảo sát có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và không có sinh viên nào thất nghiệp sau 6 tháng. Đặc biệt, một tỷ lệ đáng kể (khoảng 36,67%) có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 986 doanh nghiệp cho thấy: 60% ý kiến cho rằng, việc tuyển nhân lực trực tiếp sản xuất kinh doanh ngày càng khó; 25% ý kiến đưa ra khó khăn trong tuyển nhân lực quản lý. Với tuyển nhân lực theo vị trí việc làm, các công việc mà hầu hết doanh nghiệp cảm thấy khó tuyển nhất là: Chuyên gia phân tích hệ thống; nhân viên thiết kế và thử nghiệm; lập trình viên; chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật.
Minh chứng điều này, TS Lê Thanh Hiếu, Trưởng khoa Tin học, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cho biết: Ở Trường ĐH Sư phạm Huế, tỷ lệ SV học CNTT ra trường có việc làm năm 2019 là 93,94%, năm 2018 là 88,89% và năm 2017 là 93,4%. “Nhu cầu nhân lực cao khi triển khai Chương trình GDPT mới, môn Tin học trở thành bắt buộc từ lớp 3. Vai trò cán bộ chuyên trách hệ thống thông tin được coi trọng, có biên chế riêng thay vì kiêm nhiệm như hiện nay ở trường phổ thông. Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có chính sách thu hút, đầu tư mũi nhọn CNTT”, TS Lê Thanh Hiếu cho hay.
Video đang HOT
TS Trần Văn Cường, Phó Trưởng khoa Kỹ thuật CNTT, Trường ĐH Quảng Bình dẫn TopDev – trang chuyên tuyển dụng về CNTT: Nhu cầu nhân lực CNTT tăng nhanh nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt. Năm 2020, số nhân lực ngành CNTT cần ước tính khoảng 400.000 người và thiếu hụt khoảng 100.000 người. Năm 2021 dự kiến cần khoảng 500.000 nhân sự ngành CNTT và ước lượng thiếu hụt khoảng 190.000 người. Với thực tế về nhu cầu nhân lực CNTT của thị trường lao động hiện nay, sinh viên ngành CNTT ra trường không lo lắng về việc làm như những ngành nghề khác.
Đào tạo kỹ sư CNTT tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Những khuyến nghị về chính sách
PGS.TS Trần Thị Thái Hà cho rằng: Trong 10 năm tới, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao tiếp tục là khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội. Với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 và mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749 về Chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngành Giáo dục đang đứng trước cả thách thức và cơ hội trong việc đồng thời mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả đào tạo nhân lực CNTT đáp ứng các yêu cầu mới.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng đào tạo nhân lực CNTT trình độ ĐH, tập trung chủ yếu vào vấn đề phát triển chương trình đào tạo cùng các tiêu chuẩn chất lượng, PGS.TS Trần Thị Thái Hà và cộng sự đưa ra một số khuyến nghị về chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT.
Trước hết, phát triển nhân lực CNTT phải là lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; do đó phải là một trong các quan điểm chỉ đạo khi xây dựng Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2021 – 2030.
Bên cạnh đó, quy định trong Luật Giáo dục ĐH về chính sách khuyến khích sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục ĐH với doanh nghiệp cần phải được cụ thể hóa nhằm tạo động lực và năng lực cần thiết cho hai bên đến với nhau. Trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH, cần thoát khỏi mô hình truyền thống để kiến tạo mô hình cơ sở giáo dục ĐH trong bối cảnh mới; trong đó chú trọng xây dựng và phát triển một số công viên khoa học và tổ hợp công nghiệp về CNTT.
Liên quan đến triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cần sớm ban hành chuẩn đầu ra trình độ đại học trong lĩnh vực CNTT để làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục ĐH phát triển chương trình đào tạo trong lĩnh vực CNTT đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng theo tiếp cận năng lực.
Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên CNTT, PGS.TS Trần Thị Thái Hà cho rằng: Bên cạnh bảo đảm chuẩn về trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực CDIO (hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành) và năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên CNTT trong giảng dạy theo tiếp cận năng lực.
“Để thực hiện chủ trương phát triển giáo dục ĐH theo định hướng hiện đại hóa, cần ưu tiên hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật của các khoa, trường đào tạo đại học trong lĩnh vực CNTT, bảo đảm việc đào tạo trong lĩnh vực này theo kịp bước tiến của CNTT trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0″ – PGS.TS Trần Thị Thái Hà chia sẻ khuyến nghị cuối cùng của nhóm nghiên cứu.
Đồng Nai chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có ngành Công nghiệp phát triển mạnh, hiện 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với trên 1.500 dự án.
Cùng với việc tập trung phát triển công nghiệp, Đồng Nai đặc biệt quan tâm tới nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ngay tại địa phương, từng bước vươn tới thị trường lao động quốc tế.
Sinh viên Trường cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai (H.Long Thành) trong tiết thực hành. Ảnh: Hải Yến
* Nâng cao chất lượng cuộc sống
Đồng Nai hiện đang thu hút hơn 1,2 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 60% lao động ngoại tỉnh. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, đặc biệt là những lao động ngoại tỉnh.
Hiện nay, chất lượng cuộc sống của nhiều công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang ngày càng được nâng cao, điều này thể hiện rõ ở mức thu nhập bình quân của người lao động. Theo Sở LĐ-TBXH, hiện nay, thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn tỉnh dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng, trong khi năm 2015, thu nhập bình quân chỉ đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Cao Duy Thái, Phó trưởng phòng Chính sách lao động (Sở LĐ-TBXH) cho biết, trong 10 năm trở lại đây, bình quân thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm và không đồng đều giữa các nhóm doanh nghiệp và ngành nghề khác nhau. Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống của người lao động cũng được cải thiện qua từng năm, năm sau được cải thiện hơn năm trước.
Theo ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, để đảm bảo việc làm, đời sống cho công nhân lao động, người lao động trẻ tại các khu công nghiệp, trong thời gian tới, lãnh đạo công ty, các cấp Công đoàn cần tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực, ổn định và phát triển việc làm, đảm bảo nhu cầu sống về vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Cụ thể: các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động, lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả năng của người lao động; tạo dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo việc làm, thu nhập, đáp ứng được những nhu cầu sống tối thiểu để người lao động yên tâm, gắn bó và tập trung phát huy năng lực làm việc. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động học tập, rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ.
* Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động
Chú trọng công tác đào tạo nghề chất lượng cao thể hiện qua trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng là một trong những "bí quyết" giúp Đồng Nai luôn nằm trong nhóm những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp trong cả nước.
Theo Sở LĐ-TBXH, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 62 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 12 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và doanh nghiệp tại địa phương. Trung bình mỗi năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề, cung cấp ra thị trường lao động khoảng 75 ngàn người.
Xác định thế mạnh là tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, Đồng Nai quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thực hành nghề, khả năng sử dụng ngoại ngữ trước hết cho chính đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có thể tiếp cận nhanh nhất với các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích việc học nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và phát huy cao nhất lợi thế nguồn lao động dồi dào của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Hữu Khánh Linh, phụ trách Phòng Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TBXH), để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh, Đồng Nai đang thực hiện chương trình đào tạo nghề trọng điểm theo chuẩn quốc tế. Chương trình đang được thí điểm tại một số trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động, nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thực hiện theo mô hình phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo mô hình này, doanh nghiệp tham gia vào ban tư vấn nghề nghiệp, quá trình đánh giá thi cử, xây dựng điều chỉnh các chương trình, làm sao để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên được học trên các thiết bị thực hành của trường và trên các thiết bị trong các nhà xưởng, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Theo Sở LĐ-TBXH, hiện nay ở tỉnh, sau đào tạo, khoảng 85% số lao động có việc làm với thu nhập ổn định, đặc biệt với nguồn nhân lực ở một số nghề như: cơ khí, sửa chữa, điện, điện công nghiệp gần như 95-100% lao động sau khi đào tạo là có việc làm.
Tỉnh Đồng Nai xác định từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ là tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng công nhân lành nghề, được đào tạo có chất lượng cao sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, góp phần cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực với các địa phương khác trong cả nước cũng như thế giới.
Thành ủy Vĩnh Yên: Tổ chức công bố Quyết định thành lập Trung tâm chính trị thành phố Vừa qua, Thành ủy Vĩnh Yên tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Trung tâm chính trị thành phố. Dự Hội nghị có ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Tại hội nghị, Ban Tổ chức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm
Có thể bạn quan tâm

Giọng opera số 1 Việt Nam biểu diễn cùng em trai NSND Thanh Lam
Nhạc việt
20:04:09 07/05/2025
Ông trùm Diddy lộ tóc bạc, thừa nhận lo lắng trong ngày đầu hầu tòa
Sao âu mỹ
20:01:02 07/05/2025
Nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng: Tuổi 70 ở nhà thuê dù con cái ở Mỹ cực giàu
Sao việt
19:57:47 07/05/2025
Hạt Dẻ học Lọ Lem tái xuất nhưng cái kết ê chề, "ở ẩn" vì sửa mũi, tiêm môi?
Netizen
19:56:29 07/05/2025
Sao nam "Lật mặt 8" đưa con gái cực xinh tham gia "Bố ơi", chỉ 1 chi tiết đã khiến triệu người tan chảy
Tv show
19:54:36 07/05/2025
Bảng giá xe Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
19:46:48 07/05/2025
Windows 11 chiếm bao nhiêu dung lượng ổ cứng?
Thế giới số
19:19:45 07/05/2025
Tay đua F1 nhận siêu xe Mercedes-AMG One hơn 3 triệu USD
Ôtô
19:10:38 07/05/2025
EU cảnh báo Hungary và Slovakia ngừng nhập năng lượng Nga
Thế giới
18:57:01 07/05/2025
Khởi tố vụ nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long bị cán tử vong
Pháp luật
18:41:03 07/05/2025