Ngành Hải quan: Chủ động các giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo ngành Hải quan tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức của dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tạo thuận lợi thương mại, phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu được giao năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Gắn công tác thu ngân sách với thúc đẩy xuất nhập khẩu
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Tổng cục Hải quan diễn ra ngày 28/6 cho thấy, ngành Hải quan đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, kim ngạch thông quan hàng hóa và số thu ngân sách tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, tính đến ngày 22/6, ngành Hải quan đã làm thủ tục cho 7,13 triệu tờ khai, với kim ngạch đạt 301,6 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thu ngân sách lũy kế đến ngày 27/6/2021 đạt 191.099 tỷ đồng, đạt 60,7% dự toán, đạt 57,7% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng thực hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Cụ thể toàn ngành đã phát hiện, xử lý 7.105 vụ vi phạm; khởi tố 11 vụ; chuyển khởi tố 37 vụ án, trong đó có nhiều vụ vận chuyển ma túy trái phép.
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc biểu dương nỗ lực của ngành Hải quan trong công tác tạo thuận lợi thương mại, thu ngân sách; chống buôn lậu, gian lận thương mại… trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, kéo dài, góp phần vào thành tích chung của ngành Tài chính.
Trong đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, về công tác xây dựng thể chế, ngành Hải quan đã tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành nhiều văn bản liên quan đến hải quan. Nổi bật là trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Quyết định 38/2021/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và 2 nghị định quan trọng liên quan đến lĩnh vực hải quan là Nghị định 59/2021/NĐ-CP, Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Chỉ đạo về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu ngành Hải quan quan tâm đến vấn đề lớn là thu ngân sách đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; gắn công tác thu ngân sách với thúc đẩy xuất nhập khẩu; chống buôn lậu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt là hoàn thành sớm Cơ chế tài chính đặc thù của ngành Hải quan; Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030.
Tập trung hoàn thiện thể chế và thu ngân sách
Tham gia chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã ghi nhận nỗ lực của ngành Hải quan trong thời gian qua và cho rằng, đây là thành quả toàn diện.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2021, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đề nghị ngành Hải quan tiếp thu và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, Thứ trưởng Vũ Thị Mai lưu ý thêm, nhiệm vụ xây dựng chính sách trong thời gian tới còn rất nặng nề. Do đó, đòi hỏi ngành Hải quan cần tập trung thực hiện, trên cơ sở lắng nghe tối đa ý kiến các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp để triển khai không vướng mắc, đảm bảo 2 mục tiêu chất lượng và thời gian đăng ký chương trình công tác của Chính phủ. Trong đó đặc biệt ưu tiên hoàn thành việc xây dựng Nghị định về đề án kiểm tra chuyên ngành và nghị định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Về nhiệm vụ thu ngân sách, Thứ trưởng Vũ Thị Mai chỉ đạo, ngành Hải quan lưu ý giải pháp kiểm soát thu, đảm bảo đúng chế độ, quan tâm đến công tác chống thất thu, chống gian lận trị giá hàng hóa, loại hình sản xuất xuất khẩu. Thu ngân sách đạt cao nhưng vẫn phải quan tâm đến thu đúng chính sách pháp luật.
Trong đó, ngành Hải quan đảm bảo thu đúng, thu đủ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách; triển khai hiệu quả các đề án phát triển công nghệ thông tin phục vụ chiến lược xây dựng hải quan số, hải quan thông minh; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, nâng cao trách nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2021.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp: tăng cường quản lý và thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; thực hiện hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát, kiểm tra, thông quan; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại… phục vụ công tác quản lý hải quan.
Đã có gần đủ tiền để tiêm vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân
Theo dự kiến để mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người cần hơn 25.000 tỷ đồng.
Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày hôm qua (24/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, cùng với nguồn tiền từ Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 khoảng 8.000 tỷ đồng, tổng cộng là 22.000 tỷ đồng, "gần đủ để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 75 triệu dân, mỗi người 2 mũi".
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đã có gần đủ tiền tiêm vaccine cho 75 triệu dân
Cuối tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, kinh phí mua vaccine gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ, của các tổ chức, cá nhân và do các tổ chức, cá nhân tiêm vaccine tự nguyện chi trả.
Với dự kiến mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người của Bộ Y tế, Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng. Để mua vaccine, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.
Hàng loạt chính sách hỗ trợ
Phản hồi một số ý kiến cho rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 triển khai chậm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách.
"Thứ nhất là giảm thuế, giãn hoãn thuế đến 31/12/2022 thì cũng rất kịp thời. Thứ hai là phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế trực tiếp tiêm vaccine, rồi chính sách về đóng góp vào quỹ vaccine được tính giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm giá điện, tiền ăn cho trẻ em trong khu cách ly, rồi hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19. Đặc biệt là tiêm chủng vaccine cho toàn dân, đây là quyết sách của Bộ Chính trị và Chính phủ đang triển khai quyết liệt", ông Phớc nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho rằng chỉ có vaccine và 5K mới ngăn chặn được đại dịch, duy trì phát triển kinh tế - xã hội, còn chính sách hỗ trợ chỉ để vượt qua khó khăn trước mắt.
Đánh thuế cho thuê nhà: Sửa thông tư để để không áp sai, dân thiệt Sau khi được ban hành, Thông tư 40 đã tạo nên nhiều tranh luận xung quanh quy định liên quan đến tính thuế cho thuê nhà. Ngày 01/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC (Thông tư 40) hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cán nhân (TNCN) và quản lý thuế...