Ngành gỗ Việt trở về ’sân nhà’, chọn con đường kinh doanh online để cầm cự trong dịch COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng, làm ảnh hưởng cả nguồn cung nguyên liệu và thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp, hợp tác xã và làng nghề đang tập trung các giải pháp phát triển thị trường gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ ở thị trường nội địa. Bước chuyển nhanh chóng, thích ứng với tình hình mới cũng đòi hỏi những chiến lược dài hạn để hiện thực hóa thị trường tiềm năng.
“Cái khó ló cái khôn”
Trong khi các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ gặp khó khăn thời COVID-19 thì các cơ sở cung cấp, sản xuất đồ gỗ phục vụ thị trường nội địa như các làng nghề tại Liên Hà, Đông Anh (Hà Nội) hay Đồng Kỵ (Bắc Ninh)… vẫn tiếp tục hoạt động. Một số cơ sở quy mô nhỏ tại các làng nghề như Hữu Bằng, Thạch Thất (Hà Nội) đang chuyển sang sản xuất các dòng sản phẩm tiêu thụ nội địa mà trước đó phải nhập khẩu.
Trước những khó khăn thời dịch COVID-19, các làng nghề đã linh hoạt thay đổi phương thức kinh doanh bằng cách bán hàng trực tuyến thay vì trực tiếp như trước đây. Ảnh: TTXVN
Ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) và đại diện một số cơ sở chế biến tại làng Hữu Bằng, Thạch Thất (Hà Nội) cùng đưa ra nhận định: Khoảng 20 – 30% các cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình tại các làng nghề này vẫn đang duy trì hoạt động.
Đáng chú ý, một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình tại các làng nghề, với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online. Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ hiện nay đã thành lập nhóm trên zalo, viber và facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên đang tham gia vào các nhóm bán hàng này. Các thành viên trong nhóm thường xuyên chia sẻ các mặt hàng mà hộ mình làm ra, chào giá bán trên nhóm và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu.
Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng. Theo ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát tại Hữu Bằng, công ty hiện tại hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online, qua zalo, viber và sản xuất theo các đơn đặt hàng theo các kênh đặt hàng trên các nhóm này.
Trong khi đó, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu như Công ty TNHH Hoàng Phát cũng trở về khai thác thị trường nội địa. Việc đứt gãy các chuỗi cung, bao gồm cả các chuỗi cung nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào Việt Nam phục vụ tiêu dùng nội địa đã tạo ra khoảng trống về các mặt hàng này tại thị trường nội địa. Tận dụng cơ hội này, công ty chuyên xuất khẩu nội thất cao cấp này đang nghiên cứu sản xuất các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em… trước đó Việt Nam thường nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn cho biết, thống kê tại các doanh nghiệp từ tháng 4, có khoảng 80% các đơn hàng bị tạm dừng, chưa tìm được đơn hàng mới. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu gỗ lớn như Mỹ chiếm 51%, EU chiếm 39% kim ngạch xuất khẩu gỗ, gần như đóng băng. Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ còn lác đác những đơn hàng.
Cũng theo dự báo của Tổng cục Lâm nghiệp, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới khiến việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ tháng 4 này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cộng đồng doanh nghiệp đang hết sức nỗ lực, cố gắng duy trì phần nào hoạt động sản xuất kinh doanh, để giảm thiểu các động của dịch tới hoạt động của doanh nghiệp. Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Dương, địa phương được coi là thủ phủ ngành gỗ, nhận xét: “Trong bối cảnh này, doanh nghiệp chỉ có 2 sự lựa chọn. Một là cố gắng tìm các giải pháp để tồn tại và chuẩn bị kỹ càng các bước tiếp theo để khi nào bệnh dịch qua đi thì doanh nghiệp có thể tăng tốc trở lại vị trí trước dịch. Hai là đóng cửa và phá sản. Tất nhiên chẳng doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án thứ hai, mà cố gắng tìm mọi cách để tồn tại”.
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất hướng vào thị trường trong nước được xem là cách làm sáng suốt. Theo khảo sát của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), thị trường nội địa chiếm khoảng 40% giá trị đồ gỗ. Trong đó, cơ cấu cho khu vực dân cư thành thị chiếm 30%, khu vực nông thôn chiếm 30% và 40% còn lại thuộc về xây dựng và bất động sản
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), cho biết ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam có tiềm năng lớn thị trường gỗ trong với giá trị thương mại hơn 4 tỷ USD và mục tiêu đạt 5 tỷ USD trong năm 2019.
Hướng tới mục tiêu phục hồi sản xuất sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp và một số Hiệp hội đang tích cực thực hiện các hoạt động chuẩn bị về nguyên, vật liệu, tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao hiệu qủa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, sẵn sàng cho việc quay lại sản xuất kinh doanh.
Hiện thực hóa cơ hội khai thác dài hạn lợi thế “sân nhà”
Khác với các thị trường xuất khẩu thường chọn sản phẩm sản xuất hàng loạt, người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sản phẩm gỗ có phong cách, thiết kế riêng và đó là thế mạnh của các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ hiện nay. Vì thế, việc chuyển hướng sang thị trường nội địa cần sự đầu tư nghiên cứu, xác định dòng sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, thị trường nội địa có độ ổn định và đặc biệt có “sức chống chịu” đối với đối với đại dịch tốt hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu. Ảnh: TTXVN
Không chỉ doanh nghiệp, chính các Hiệp hội cũng xác định vai trò quan trọng của mình trong việc trở thành cầu nối tạo sân chơi cho các doanh nghiệp ngành gỗ, nội thất cập nhật xu hướng thị trường trong nước, cũng như tạo điều kiện để người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận, sử dụng nhiều sản phẩm nội thất chất lượng.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), việc xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Dòng sản phẩm chiến lược là các sản phẩm có nhu cầu lớn, có độ ổn định cao và cầu liên tục mở rộng.
“Hiện nhóm đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm hiện đang chiếm khoảng 60% trong tổng cầu của tất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới. Phần 40% còn lại là các nhóm đồ gỗ khác như đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ ngoài trời… Tuy nhiên, hiện nay tại thị trường Việt Nam, các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ chiến lược này lại bị nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc chiếm lĩnh. Vì lẽ đó, việc xác định dòng sản phẩm chiến lược ngay trên sân nhà là yếu tố rất quan trọng”, ông Đỗ Xuân Lập phân tích.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để chuyển đổi phương thức bán hàng từ truyền thống sang hình thức online tại thị trường trong nước đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản về dòng sản phẩm, trình độ quản trị doanh nghiệp, tay nghề của người lao động, và phát triển cơ sở hạ tốt nhằm thực hiện các giao dịch online.
Cụ thể, các mặt hàng bán qua hình thức online thông thường là các mặt hàng đơn giản, thuộc nhóm mặt hàng người mua tự lắp ráp, với mức giá bình dân hoặc rẻ, phục vụ nhóm khách hàng thu nhập trung bình hoặc thấp. Như vậy, ít nhất trong ngắn hạn, hình thức bán hàng online đối với các dòng sản phẩm cao cấp, không thể tháo rời, có mức giá cao, phục vụ nhóm khách hàng thu nhập cao; vẫn chưa có khả năng phát triển.
Tuy nhiên, ông Điền Quang Hiệp cho rằng: Hãy bắt đầu từ các sản phẩm đơn giản trước, sau đó đi vào các sản phẩm phức tạp.
“Trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong ngành hiện đang phải thu hẹp quy mô sản xuất, một số doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, lý do là bởi doanh nghiệp này đi vào các dòng sản phẩm có độ ổn định rất lớn, tại các thị trường trọng điểm”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST
Dựa trên tình hình thực tế, có thể thấy, thị trường nội địa có độ ổn định và đặc biệt có “sức chống chịu” đối với đối với đại dịch tốt hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu. Với dân số gần 97 triệu và tầng lớp trung lưu đông đảo và ngày càng phát triển, quy mô của thị trường nội địa không hề nhỏ.
Muốn phát triển đồ gỗ nội địa, VIFOREST khuyến nghị Nhà nước cần xây dựng định hướng phát triển làng nghề gỗ bài bản.
Kinh nghiệm từ ngành chế biến gỗ của Thái Lan cho thấy thị trường nội địa bên cạnh những thế mạnh là ổn định và tạo công ăn việc làm đặc biệt cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tốt hơn so với thị trường xuất khẩu, các sản phẩm bán tại thị trường nội địa đem lại lợi nhuận cao hơn trên 1 đơn vị sản phẩm so với các sản phẩm xuất khẩu.
Điều này cho thấy Chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành gỗ của Việt Nam cần dành sự quan tâm xứng đáng cho thị trường nội địa. Nói cách khác, chiến lược phát triển ngành gỗ không chỉ chú trọng vào mở rộng xuất khẩu mà cần có các cơ chế, chính sách và hoạt động nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa.
L. Sơn
9X Bình Dương làm dâu Anh Quốc, bất ngờ với câu nói của mẹ chồng mỗi lần cãi vã
Hiểu được con dâu sẽ gặp nhiều khó khăn để làm quen, thích nghi với môi trường sống mới, mẹ chồng cũng luôn quan tâm chị từng điều nhỏ nhất để con dâu không cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ.
Chị Trần Trinh (28 tuổi, Bình Dương) gặp anh Jacob Munro-Walker (36 tuổi, quốc tịch Anh) vào năm 2012. Khoảng 8 năm trước, khi đó chị là một cô sinh viên tự lập đi làm trợ giảng, gia sư để có tiền lo học hành còn anh Jacob Munro-Walker ở độ tuổi 29 mới qua Việt Nam về dạy tình nguyện ở trường chị học. Sau thời gian tìm hiểu, năm 2015, anh chị quyết định về chung một nhà.
Hiện tại tổ ấm nhỏ của chị đang có 2 nhóc tỳ xinh xắn đáng yêu Bella và Alice. Mỗi ngày ngoài chăm sóc gia đình, chị còn đi làm và kinh doanh online. Và để có thể làm được nhiều thứ như vậy, chị Trinh tâm sự, tất cả chị đều nhờ công của chồng và mẹ chồng thường xuyên phụ chăm con và làm việc nhà.
Tổ ấm nhỏ của chị Trinh ở Anh.
Chị Trinh và anh Jacob chính thức tìm hiểu và yêu nhau vào năm 2014. Sau một năm, anh chị quyết định về chung một nhà với nhau. Vì là người Việt, khoảng cách địa lý xa xôi và những khác biệt về văn hóa giữa cả 2 nên suốt khoảng thời gian yêu, chị Trinh luôn tò mò về bố mẹ anh Jacob và hỏi anh rằng "Không biết bố mẹ anh có thích em không?".
Chị đã từng hỏi anh rất nhiều và lần gặp đầu tiên mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng của chị. Dù chưa bao giờ trò chuyện nhưng ngay lần đầu tiên mọi người đã rất thân thiện, ôm hôn chị như đã từng gặp lâu lắm rồi. Nhờ tình cảm của mọi người như vậy mà tinh thần chị cũng thoải mái và nói chuyện nhiều trong buổi ra mắt đầu tiên.
Gia đình chồng chị vô cùng thân thiện.
Chị Trinh cho biết, từ lúc mới yêu anh Jacob, sau khi kêt hôn và cả đến bây giờ, gia đình chồng chị vẫn luôn yêu thương chị như ngày đầu. Thường nhiều nàng dâu ít nhắn tin với bố mẹ chồng nhưng chị thì ngược lại. Chị và mọi người nhắn tin cho nhau thường xuyên, đặc biệt là mẹ chồng. Hồi mới kết hôn, vợ chồng chị vẫn còn sống ở Việt Nam, mẹ chồng lúc nào cũng điện hỏi thăm chị có cần gì không? Có thiếu gì không?... Bà còn hay gửi quà cho 2 vợ chồng khiến chị cảm nhận được mẹ chồng giống như người mẹ thứ 2 của mình.
Sau khi vợ chồng chị sang Anh định cư, hiểu được con dâu sẽ gặp nhiều khó khăn để làm quen, thích nghi với môi trường sống mới, mẹ chồng cũng luôn quan tâm chị từng điều nhỏ nhất để con dâu không cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ.
Biết chị không chịu nổi thời tiết ở đây, bà cứ lo và trang bị cho chị tận 2 cái lò sưởi để không cảm thấy lạnh. Biết chị ngày nào cũng ăn cơm, bà mua đồ ăn Việt sẵn cho chị, nào rau, thịt, gạo. Rồi em gái chồng cũng gửi cho nhiều áo ấm để chị luôn cảm thấy ấm áp trong mùa đông nước Anh.
Đến nay đã 2 năm sang làm dâu nước Anh, nhờ bố mẹ chồng, gia đình chồng yêu thương mà chị có cuộc sống rất tốt ở đây. Chị không phải lo chuyện làm dâu và những phong tục ở Anh bởi ở đây không có phong tục gì nhiều cũng không thờ phụng ông bà, tổ tiên như ở Việt Nam. Mỗi ngày lễ lớn chị chỉ cùng cả nhà ăn chung quây quần bên nhau.
"Mẹ chồng mình tâm lý lắm, mẹ toàn tự tạo bất ngờ cho mình vào những dịp sinh nhật hay Ngày của mẹ. Bố chồng mình là một người hiền và phúc hậu lắm, tuy mình không phải con ruột mà ông nhắn tin hỏi thăm, ông thích đi du lịch nên đi đây đó suốt", chị Trinh chia sẻ về chuyện làm dâu của mình nơi xứ người.
Đến bây giờ, chị vẫn còn nhớ đến kỷ niệm nhớ nhất về ngày lễ "Ngày của mẹ". Thông thường trong ngày này, con cái sẽ tặng mẹ quà, lời chúc hay tấm thiệp. Nhưng ngược lại, mẹ chồng lại chính là người chuẩn bị và làm thiệp tặng chị trong ngày này khiến chị vô cùng bất ngờ và xúc động.
"Mình nhớ in ngày hôm đó, mình cũng có mua thiệp và một món quà nhỏ tặng mẹ chồng, nhưng thường đến trưa trưa mới tặng nên mình nằm trong phòng xem tivi, chồng mình thì trông con, cũng chẳng kêu réo gì mình chắc có âm mưu với má chồng rồi.
Tự nhiên khoảng 1 tiếng sau giờ cơm trưa, chồng mình kêu má chồng gọi mình. Lúc đó mình lật đật chạy ra và thấy toàn là màu hồng xinh xinh được mẹ chồng trang trí trên bàn, những món quà nhỏ nhỏ kèm với tấm thiệp xinh xắn nữa. Sau đó bà và chồng nói "Happy mother day".
Phải nói mình cảm động mà khóc luôn. Tuy những cái đơn giản nhỏ nhắn vậy nhưng làm bản thân mình vui lắm. Mẹ chồng có nói "Bà làm vậy vì biết mình mới sang nên chưa trải nghiệm những ngày này bao giờ. Mẹ muốn tạo bất ngờ để mình thấy ấm áp hơn khi sống xa nhà", chị Trinh nhớ lại.
Chị Trinh cho biết, làm dâu phương Tây rất đơn giản. Thậm chí bố mẹ chồng luôn bênh vực con dâu. Mẹ chồng chị luôn bênh chị dù chị đúng hay sai, chưa bao giờ bà bênh vực chồng chị hết. Thỉnh thoảng chị với ông xã tranh cãi, bà luôn nói với con trai rằng "Trinh mang thai 2 lần (9 tháng 1 lần), 2 lần đau đẻ để ngày hôm nay con có 2 đứa con cute thế này, vậy nên con phải nhường Trinh về tất cả mọi thứ. Dù Trinh có sai thì đó cũng là đúng". Mỗi lần nghe mẹ nói với chồng như vậy, chị Trinh lại cười thầm vì luôn có mẹ là đồng minh.
Món quà bất ngờ của mẹ chồng dành cho chị.
Chia sẻ về bí quyết chinh phục mẹ chồng của mình, chị Trinh cười cho biết, chị không hề có bí quyết gì cả. Tính chị luôn tôn trọng mọi người, luôn kính trọng người lớn tuổi đặc biệt là người trong gia đình và luôn cư xử đúng với mọi người. Đối với mẹ chồng hay bố chồng, chị luôn dốc sức mình để làm họ vui.
Chị thường nấu đồ ăn Việt Nam hoặc một vài món đồ ăn Tây sau này học được cho cả nhà để làm họ vui. Chỉ cần một vài việc làm nhỏ như vậy chị cũng lấy lòng được bố mẹ chồng, làm họ vui, hạnh phúc.
Chị Trinh tâm sự, 2 năm sang Anh làm dâu xa xứ nhưng gia đình chồng luôn cho chị thấy được dù ở xa quê nhưng chị vẫn có mọi người thương và hỗ trợ không chỉ về vật chất mà lẫn cả tinh thần. Mọi người luôn dành tình yêu thương để cho chị cảm nhận đây là quê hương thứ 2 của mình và cảm thấy cuộc sống ấm áp, hạnh phúc hơn.
Chị Trinh và em chồng vô cùng thân thiết.
Hiện nay, mẹ chồng vẫn luôn hỗ trợ chị mọi việc, đặc biệt việc chăm con. Những lúc vợ chồng chị đi làm, bà sẽ chăm con cho chị, bao gồm cả đưa đón 2 con đi học. Thậm chí, chị còn chưa từng thấy một người mẹ chồng nào đối tốt với con dâu như mẹ chồng chị, ngoài những việc đó, bà còn đưa đón chị đi làm. Điều đó khiến chị cảm thấy may mắn vì có được một người mẹ chồng tuyệt vời như vậy.
Bươn chải bán hàng online mùa dịch, Lê Giang lộ gương mặt "tan nát" khiến khán giả xót xa vì vào bếp Những ngày vừa qua, Lê Giang rất chăm chỉ bán hàng trên mạng để kiếm thêm thu nhập. Tình hình dịch bệnh kéo dài suốt thời gian vừa qua khiến việc kinh doanh tiệm nail của Lê Giang phải tạm ngưng, bản thân cô cũng không thể đi diễn đều đặn như trước. Vào lúc này, nữ danh hài chuyển sang kinh doanh...