Ngành Gỗ ‘trắng’ đơn hàng xuất khẩu khiến nhiều lao động mất việc
Khoảng 60% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu nhận được thông báo từ các nhà phân phối đề nghị chậm giao hàng, chưa ký kết các đơn hàng mới cho đến khi khống chế được dịch bệnh. Khó khăn đang đè nặng lên ngành sản xuất vốn đang rất được kỳ vọng phát triển này thời COVID-19.
Tê liệt sản xuất
Nếu như 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ là một trong số ít mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch COVID-19, thì từ khi dịch bệnh này ở Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và nhiều nước EU trở nên phức tạp, những khó khăn đã thực sự bắt đầu.
Từ giữa tháng 3 đến nay, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ quan trọng của Việt Nam bị đình trệ, trong đó có Mỹ vốn chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt và EU chiếm 10%.
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên ngành Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ biểu hiện rõ từ tháng 3/2020. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Ông Vũ Hải Bằng, Giám đốc Công ty CP Woodsland, doanh nghiệp chế biến gỗ xuất Mỹ và EU cho biết, dịch COVID-19 như cơn lốc quét qua các nước EU, sau đó đến Mỹ, đã khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ không kịp trở tay.
“Đầu năm 2020, công việc đang trên đà thuận lợi của năm 2019, có nhiều đơn hàng mới, thì dịch COVID-19 xuất hiện tại Trung Quốc. Khi đó, chúng tôi chỉ gặp một số khó khăn trong việc nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, nhưng các đơn hàng đến EU, Mỹ vẫn đi đều.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh lan sang EU, Mỹ, các cửa hàng tại đây đóng cửa phòng dịch, đồng thời họ thông báo ngay lập tức đến các nhà sản xuất, trong đó, có Woodsland sẽ tạm dừng nhận các đơn hàng. Mọi việc diễn ra quá nhanh, chỉ trong khoảng 2 tuần, khiến chúng tôi trở tay không kịp”, ông Bằng nói.
Hiện, công ty Woodsland đã bắt đầu cho công nhân một số bộ phận nghỉ việc, sau đó có thể luân phiên nghỉ trong tháng, đồng thời tạm dừng việc mua nguyên liệu, chỉ sản xuất lượng hàng vật tư đang còn trong kho. Tuy nhiên, việc sản xuất này cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là duy trì công việc tối thiểu cho các công nhân, chứ không thể giao hàng trong thời điểm này, thông tin nhận hàng của các đối tác vẫn chưa được thông báo…
Tương tự, ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt chia sẻ, việc xuất khẩu sang Mỹ bị đình trệ đã khiến công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công ty đã phải dừng sản xuất từ ngày 27/3, do 100% đơn hàng đã bị báo hủy hoặc giãn thời gian. Hiện nay, 150 container hàng đã làm xong không thể xuất khẩu, phải đóng gói vào kho, thiệt hại quá lớn.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, ông Lê Minh Thiện thừa nhận, đại dịch COVID-19 đang khiến ngành Gỗ đứng trước cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021.
“5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tới trên 90% thị phần xuất khẩu có diễn biến phức tạp bởi dịch COVID-19, đang thực hiện lệnh phong tỏa, khiến các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam liên tiếp nhận được các thông báo hủy đặt hàng, giãn đơn hàng trong thời gian gần đây”, ông Thiện nói.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 60% doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu nhận được thông báo từ các nhà phân phối đề nghị chậm giao hàng, chưa ký kết các đơn hàng mới cho đến khi khống chế được dịch bệnh. Nếu dịch bệnh tiếp tục có diễn biến phức tạp đến cuối tháng 5 thì chỉ riêng 2 thị trường là Hoa Kỳ và châu Âu, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của nước ta sẽ giảm khoảng 700 – 800 triệu USD tương ứng với khoảng 10 – 15% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tại 2 thị trường này.
Gần nửa số lao động tại các doanh nghiệp gỗ mất việc
Trước diễn biến khó lường của thị trường, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, cũng giống như các ngành như dệt may, da giày, chế biến gỗ là 1 trong 3 ngành xuất khẩu chủ lực đang phải đối mặt với nguy cơ hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất vào nửa cuối tháng 4/2020 và hoàn toàn mất khả năng hỗ trợ người lao động, nếu không có sự trợ giúp mạnh mẽ của Chính phủ.
Doanh nghiệp gỗ chưa ký được đơn hàng, các lao động trong ngành cũng gặp khó. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Trước những khó khăn gặp phải, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Bình Định (FBA Bình Định) và tổ chức Forest Trend lập nghiên cứu nhanh với 124 doanh nghiệp ngành gỗ về những tác động của dịch COVID-19 cuối tháng 3/2020.
Trong số 89 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, 7 doanh nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo và 28 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ, viên nén nguyên liệu tham gia khảo sát, 76% số doanh nghiệp phản hồi cho biết, mức thiệt hại ban đầu ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng; 24% còn chưa xác định được thiệt hại.
Hiện, chỉ có 7% doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, còn lại đều bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Đáng chú ý, có 105 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, tính đến cuối tháng 3/2020 đã có khoảng 45% lao động trong các doanh nghiệp này bị mất việc.
Theo tính toán, nếu tình hình không được cải thiện, sau 1 – 2 tuần, doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm 70% công suất, chỉ duy trì chế độ làm luân phiên, sau khoảng 3 – 4 tuần, hầu hết các doanh nghiệp sẽ ngừng hẳn sản xuất theo các đơn hàng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp có làm hàng nội địa cũng chỉ có khả năng sản xuất cầm chừng, duy trì khoảng 10 – 15% công suất nhà máy.
Theo lãnh đạo các doanh nghiệp gỗ, khó khăn lớn nhất, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của doanh nghiệp lúc này là các hợp đồng tín dụng đến hạn vào khoảng tháng 4 – 6/2020. Việc này cần phải giải quyết ngay, phải thỏa thuận với ngân hàng nếu không sẽ mất khả năng thanh toán.
Trong bối cảnh này, các hỗ trợ về tài chính của Chính phủ đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nhằm giảm tải các sức ép về tài chính lên doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là nhóm vừa bị mất việc và nhóm sẽ bị mất việc trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng đang cần các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để có thể sẵn sàng khôi phục sản xuất kinh doanh khi bệnh dịch được kiểm soát trong thời gian tới.
Minh Đăng
Video đang HOT
22,6% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc
Trung Quốc đang chiếm ưu thế lơn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đây là thông tin đáng chú ý vừa được Tổng cục Hải quan chính thức đưa ra liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong cả năm 2019.
Cơ cấu tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Hoa Kỳ so với các thị trường khác trong năm 2019. Biểu đồ: T.Bình.
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.
Năm 2019 chứng kiến mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam với con số lên đến 11,12 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% (với tổng kim ngạch 116,86 tỷ USD), một tỷ lệ áp đảo so với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ giao thương.
Cụ thể, năm 2019, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,41 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với 1 năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu lên đến 75,45 tỷ USD, tăng tới 15,2%.
Năm 2019, Trung Quốc chiếm tỷ trọng đến 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khi con số này ở lĩnh vực xuất khẩu là 15,7%.
Ngoài chiếm vị trí số 1 về tổng kim ngạch, Trung Quốc cũng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ).
Trong năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 96,35 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018, là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Trong đó, riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 75,72 tỷ USD, tương đương 78,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Mỹ.
Riêng ở lĩnh vực xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 61,35 tỷ USD, chiếm 83% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang cả châu lục; và chiếm 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm ngoái.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến các châu lục khác như: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2019 với khu vực này đạt 338,35 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2018, trong đó trị giá xuất khẩu là 135,45 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 202,9 tỷ USD, tăng 6,6%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: Châu Âu đạt 65,9 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương đạt 9,6 ỷ USD, tăng 4% và châu Phi đạt 7,07 tỷ USD, tăng 1,2%.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, đây vẫn là lực lượng đóng góp quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, dù tốc độ tăng trưởng trong năm ngoái có phần chậm hơn so với thông lệ nhiều năm gần đây.
Tháng 12/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 25,91 tỷ USD, giảm 3,7% so với tháng 11/2019 trước đó.
Qua đó, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt 323,84 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 10,14 tỷ USD so với năm 2018.
Xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt 179,2 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm trước, chiếm 67,83% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 144,64 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 57,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Đặc biệt, tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt con số xuất siêu tới 34,56 tỷ USD.
Đây cũng là điều dễ hiểu khi nước ta đang có hàng loạt doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực chế xuất, sản xuất xuất khẩu quy mô lớn trong hầu hết các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực điện tử với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD/năm, điển hình là các nhà máy của Tập đoàn Samsung.
Thái Bình
Theo haiquanonline.com.vn
Doanh nghiệp dệt may 'biến nguy thành cơ' thời COVID-19 Nhiều doanh nghiệp dệt may biến thách thức thành cơ hội phát triển trong giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khủng hoảng chưa từng có Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước. Tổng kim...