Ngành Giao thông vừa chống dịch, vừa tăng tốc các mục tiêu kinh tế
Triển khai Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về thực hiện “ mục tiêu kép”, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo vận tải thông suốt, tăng tốc thi công các dự án và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Hạn chế ùn tắc giao thông mùa dịch
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của ngành Giao thông, hơn một tháng qua, kể từ khi 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Tổ công tác đã “nằm vùng” ở khu vực này chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện hàng loạt các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, thống nhất đảm bảo hoạt động vận tải đường bộ, đương thủy thông suốt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế ùn tắc vận tải hàng hóa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay khi các tỉnh khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 19/7/2021, Tổ công tác đã thường trực tại đây phân công các thành viên chia mũi điều hành công tác tổ chức giao thông, đảm bảo vận tải hàng hóa thông suốt, hạn chế ùn tắc tại các cửa ngõ ra vào các địa phương; chủ động xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ phát sinh trong hoạt động vận tải trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường thủy nội địa.
Đối với các hoạt động vận tải thuộc thẩm quyền, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành GTVT để bảo đảm vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm được thông suốt giữa các tỉnh, thành phố có dịch; giữa các tỉnh, thành có dịch với các địa phương khác.
Đồng thời, đề xuất giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn về luồng xanh vận tải, cấp mã QRCode… trong quá trình lưu thông hàng hóa, nhất là đề nghị TP Hồ Chí Minh cho phép xe taxi chở thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu tới tận các phường, xã khu vực đang cách ly để phục vụ nhu cầu của nhân dân, hỗ trợ vận chuyển cấp cứu y tế, chỉ đạo Bệnh viện GTVT TP Hồ Chí Minh xét nghiệm lưu động, hỗ trợ xét nghiệm nhanh cho lái xe vận tải đường dài… để rút ngắn thời gian vận tải.
Bên cạnh đó, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT đã yêu cầu các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai… thu hồi, điều chỉnh những quy định phòng chống dịch chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa; kiểm tra các bến bãi tập kết hàng hóa, cảng thủy nội địa và công tác chấp hành các quy định phòng chống dịch của các doanh nghiệp, lái xe, lái tàu; giải quyết triệt để nguy cơ quá tải tại cảng Cát Lái gây ùn tắc…
Ngoài ra, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT cũng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và UBND các địa phương nhiều văn bản chỉ đạo, ban hành các hướng dẫn tạm thời đối với 5 lĩnh vực vận tải để thống nhất triển khai trên toàn quốc.
Video đang HOT
Gỡ vướng, thúc tiến độ thi công, giải ngân vốn các dự án
Đến hết tháng 8/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 9.000 tỷ đồng, đạt gần 45% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với mức bình quân chung khối các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm ngành GTVT sẽ phải giải ngân 24.000 tỷ đồng không hề đơn giản. Vì các tỉnh miền Trung, miền Nam sắp bước vào mùa mưa lũ, tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, giá thép và cát sỏi, đất đắp tăng cao đang diễn ra tại nhiều dự án và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhất là tại các tỉnh phía Nam, khiến nhiều địa phương phải phong toả. Thực tế này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ngành, khi các xe ra/vào công trường, dự án đang triển khai bị kiểm soát chặt.
Bộ GTVT đang tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án.
Trước thực tế này, không chỉ đảm bảo vận tải thông suốt, Bộ GTVT đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm để đảm bảo hoàn thành giải ngân số vốn kế hoạch năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao lên tới gần 43.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp trọng tâm để Bộ GTVT thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong tháng 8/2021, Bộ GTVT đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021; yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp GTVT căn cứ khối lượng thi công còn lại của các công trình từ nay đến cuối năm, xây dựng kế hoạch cụ thể tiến độ thi công theo từng tuần, từng tháng tương ứng với khối lượng giải ngân để có cơ sở kiểm soát, chỉ đạo điều hành.
“Thủ trưởng các đơn vị, chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại cán bộ vào cuối năm”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Trong những ngày qua, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT đã duy trì tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án quan trọng như: Cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, dự án nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất… và làm việc với các tỉnh, thành phố về kế hoạch thực hiện các dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn, Mai Sơn – QL45; cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt…
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), hết tháng 8/2021, khối lượng lũy kế giải ngân của Bộ GTVT đạt 22.386 tủy đồng, đạt hơn 55% kế hoạch cả năm, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước (hơn 51%).
Đối với các vướng mắc về thiếu hụt nguồn nhân lực do bị cách ly, giãn cách xã hội và khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng tại các dự án trọng điểm như: Nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây…, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, Bộ GTVT đã và đang yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu tiếp tục phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả trên công trường, xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể để đảm bảo thi công trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện tổ chức “3 tại chỗ”, sắp xếp, bố trí điều kiện sinh hoạt ổn định cho công nhân, không chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm quy định 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chủ động báo cáo và làm việc với chính quyền địa phương để tháo gỡ những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Bộ GTVT để giải quyết, nhất là khó khăn về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thi công…
Nhiệm vụ đặc biệt của ngành Giao thông: Giải ngân 24.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Công điện 11/CĐ-BGTVT triển khai Công điện 1082/CĐ-TTg của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, thành lập tổ công tác đặc biệt để đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngành Giao thông, với nhiệm vụ "đặc biệt" phải giải ngân 24.000 tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm.
Xử lý nghiêm đơn vị chậm giải ngân
Tổ công tác đặc biệt đốc thúc tiến độ giải ngân ngành GTVT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm Tổ trưởng, có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục phức tạp.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, thủ trưởng các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nghiêm túc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1082 ngày 16/8/2021.
"Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài", Công điện của Bộ GTVT nêu rõ.
Công trường thi công hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông khẩn trương tham mưu thành lập Tổ công tác đặc biệt; xây dựng đề cương công tác chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và triển khai ngay nhiệm vụ sau khi được thành lập.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời sẽ thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Sẵn sàng "3 tại chỗ"
Qua tìm hiểu, đến tháng 8/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được khoảng 9.000 tỷ đồng, đạt 44,1% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với mức bình quân chung khối các bộ, ngành Trung ương.
Tuy nhiên, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm ngành GTVT sẽ phải giải ngân 24.000 tỷ đồng không hề đơn giản. Vì các tỉnh miền Trung, miền Nam sắp bước vào mùa mưa lũ, tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, giá thép và cát sỏi, đất đắp tăng cao đang diễn ra tại nhiều dự án và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhất là tại các tỉnh phía Nam, khiến nhiều địa phương phải phong toả. Thực tế này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến oộ giải ngân vốn đầu tư công của ngành, khi các xe ra/vào công trường, dự án đang triển khai bị kiểm soát chặt.
Đơn cử, bất cứ trường hợp công nhân nào trên công trường mắc COVID-19, sẽ khiến hoạt động của gói thầu đó bị ngưng trệ như cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vừa ghi nhận hai cán bộ của gói thầu số 1 dương tính với COVID-19, đã kéo theo hàng loạt cán bộ, công nhân, người lao động dự án thuộc diện F1, F2 phải đi cách ly, còn công trình phải tạm gián đoạn vài ngày để truy vết phòng chống dịch. Ứng phó với thực tế này, Ban Quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư dự án) và các nhà thầu đã "bắt tay" thi công và kiểm soát chặt dịch bệnh với phương án "3 tại chỗ" trên công trường...
Về phương án "3 tại chỗ", theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm, Tổ phó Tổ công tác đặc biệt Bộ GTVT, từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đến nay, lãnh đạo các Ban Quản lý dự án, cán bộ, công nhân, kỹ sư, tư vấn, giám sát của các công trình đều "trực chiến" trên công trường để cùng ăn, cùng ở với người lao động; kịp thời đôn đốc tiến độ, khối lượng, chất lượng công việc và làm các thủ tục hồ sơ thanh quyết toán kịp thời ngay tại công trường.
"Tổ công tác đặc biệt sẽ tiếp tục đôn đốc 3 tại chỗ sát sao hơn về tiến độ các dự án, đảm bảo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng phải báo cáo kết quả thi công những hạng mục gì, khối lượng ra sao và chưa kịp thì phương án tăng tốc bù tiến độ như thế nào...", ông Nguyên Duy Lâm cho hay.
Ngoài ra, để tháo gỡ những khó khăn khác, Bộ GTVT đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố về việc ưu tiên "luồng xanh" cho xe vận chuyển máy móc, vật liệu xây dựng vào công trường để thực hiện các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia; đồng thời, ưu tiên nguồn vắc xin cho 100% cho các cán bộ, công nhân viên, nhà thầu, Ban Quản lý dự án giao thông.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu trong tháng 8/2021, các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư phải giải ngân 3.076 tỷ đồng (theo kế hoạch) và giải ngân bù phần chậm kế hoạch tháng 7 khoảng 980 tỷ đồng. Đồng thời, các tháng còn lại của năm 2021, các đơn vị phải hoàn thành giải ngân gần 24.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch năm.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp việc cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2021 với các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch để điều chuyển. Bộ Tài chính bảo đảm nguồn thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, thời gian kiểm soát thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ, bảo đảm đúng quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ. Công khai tình hình thực hiện và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sớm gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công cho địa phương Phát biểu tại Hội nghị trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện dự án đầu tư công với các địa phương tổ chức ngày 1/9 theo hình thức trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, cuộc họp nằm trong những hoạt động đầu tiên của Tổ công tác đặc biệt được...