Ngành Giáo dục Hà Nội đề nghị trợ cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tư ứng phó dịch Covid-19
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà vừa có công văn gửi Chủ tịch Công đoàn các đơn vị trực thuộc khối ngoài công lập về chăm lo đời sống CBGV, NV khối ngoài công lập có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, nhằm động viên cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV,NV) các đơn vị trực thuộc khối ngoài công lập có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Hà Nội đề nghị Công đoàn các đơn vị trực thuộc khối ngoài công lập báo cáo cấp ủy Đảng, phối hợp chính quyền đồng thời nắm bắt tình hình đời sống của CBGV,NV của đơn vị để thực hiện chăm lo đời sống cho CBGV có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, Công đoàn rà soát các trường hợp CBGV,NV có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt đề nghị Công đoàn Giáo dục Hà Nội trợ cấp.
Theo hướng dẫn, mỗi đơn vị lập danh sách tối đa 2 trường hợp CBGV,NV có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt gửi về Văn phòng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, số 87 Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.
Hạn cuối nhận danh sách là ngày 26/3/2020. Sau thời hạn này, đơn vị nào chưa gửi danh sách coi như đơn vị không có đối tượng cần hỗ trợ.
Các trường ngoài công lập tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19 (ảnh: iSchool)
Trong tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, nhiều trường học trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học để phòng ngừa dịch bệnh. Trong đó, khối các trường ngoài công lập (trường tư) bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Video đang HOT
Nhiều trường tư đã phải cho CBGV,NV nghỉ ở nhà và không chi trả lương, thu nhập, phụ cấp… cho người lao động khiến cuộc sống của nhiều người gặp khó khăn.
Trước tình hình này, ngày 18/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất 6 biện pháp, chính sách cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục, ứng phó với dịch Covid-19.
Bộ cho biết, trong thời gian này, hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đã chủ động triển khai công tác giảng dạy, đào tạo online, E-learning để giảm bớt việc tập trung đông người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng…
Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục dưới sự tác động của dịch Covid-19, đang gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại lớn và các ảnh hưởng tiêu cực khó lường khác. Mặc dù học sinh, sinh viên không đến trường, lớp nhưng vẫn phải duy trì hệ thống và các chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng, trả lương, nộp BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, chi phí đầu tư xây dựng, khấu hao, thuế, các chi phí khác… nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Vì vậy, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài như hiện nay, hệ thống các cơ sở giáo dục rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và các giải pháp cụ thể để từng bước khắc phục hậu quả đồng bộ từ Chính phủ.
Phương Anh
Giáo viên trường tư có lĩnh lương khi học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19?
Những ảnh hưởng do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 còn là vấn đề thu nhập của giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở các trường ngoài công lập.
Một giáo viên trường tư tại Hà Nội dạy học trong những ngày đầu mùa dịch Covid-19, khi học sinh còn đến lớp - Ảnh: Tuyết Mai
Giáo viên có được trả lương hay không trong thời gian này rất khác nhau, phụ thuộc vào "nội lực" và quan điểm của mỗi trường.
Trường trả nguyên lương, trường không
Nhiều giáo viên (GV) Trường phổ thông liên cấp Marie Curie (Hà Nội) cho biết trong tháng 2 toàn bộ cán bộ, GV, nhân viên của trường vẫn được hưởng nguyên lương và được nhận sớm hơn mọi tháng trước. "Điều này khiến chúng tôi rất cảm động trong khi biết rằng đồng nghiệp của mình ở một số trường tư không được nhận lương", cô Lệ Anh, GV cấp THPT của trường, nói.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường phổ thông liên cấp Marie Curie, giải thích: "Tháng 2 là sau tết, các thầy cô chắc cũng phải chi tiêu nhiều, nên tôi yêu cầu bộ phận tài vụ tháng này chuyển lương sớm hơn để các thầy cô yên tâm. Giữ cho cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi tập thể không bị ảnh hưởng đã là cách để chúng ta góp phần "chiến thắng" dịch bệnh".
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cũng chia sẻ: "Học sinh (HS) nghỉ học cả tháng 2 thì nhà trường vẫn trả đủ lương 12 tháng cho cán bộ, GV. Chúng tôi tạm "vay" của phụ huynh HS học phí của tháng 2 để trả lương cho GV và dạy bù vào tháng 6 mà không thu thêm khoản phí nào nữa".
Tương tự, cô Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch hội đồng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), khẳng định GV của trường vẫn nhận nguyên lương. "Tôi cho rằng, việc HS không đến trường là do thiên tai, do yếu tố khách quan mang lại. Không thể đi rút lương của GV khiến cuộc sống của họ thêm khó khăn. Tôi là nhà giáo, tôi không thể làm như thế. GV vẫn phải làm việc, vẫn chuẩn bị bài cho HS, vẫn nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa mới, cùng các em ôn tập qua internet...", cô Hiền nói.
Trong khi đó, GV Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) tỏ ra khá tâm tư khi cho biết nhà trường sẽ không trả lương khi HS nghỉ phòng dịch. "Nghỉ tết nhà trường không trả lương cho GV nên chúng tôi cũng không hy vọng gì", một GV trường này nói.
Chấm dứt hợp đồng 1/3 nhân sự
Chủ Trường mầm mon Đôrêmi (TX.Dĩ An, Bình Dương) buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với 1/3 GV và các nhân viên khác của trường vì không thể "kham" nổi cả bộ máy, khi không có nguồn thu từ học sinh trong thời gian trường đóng cửa phòng dịch Covid-19.
Bà Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường, đã viết một bức tâm thư rất dài gửi tới GV của trường về việc này. Trước đó, để đưa ra quyết định, bà Tuyết cũng đã tham khảo cách giải quyết khó khăn của những trường khác. Nhưng thay vì im lặng, chọn cách không trả lương cho nhân viên trong thời điểm này, bà đã thanh toán đủ lương tháng 1 vào ngày 5.2.
Chia sẻ với PV Thanh Niên, bà Tuyết cho biết: "Quỹ lương riêng trường là 350 triệu đồng/tháng. Thời gian chờ việc (khi học sinh nghỉ học) lương sẽ được trả theo thỏa thuận nhưng không được dưới mức lương tối thiểu vùng (là 4,42 triệu đồng) cùng chi phí bảo hiểm trường vẫn phải chi khoảng 240 triệu đồng/tháng cho hơn 40 nhân sự". Tuy nhiên, do không biết trường bao giờ có thể trở lại hoạt động nên bà Tuyết quyết định cắt giảm nhân sự.
"Mọi người cho rằng mình ác, nhưng thâm tâm là đang bảo vệ người lao động của mình, vì trước khi cho nghỉ mình đã thông báo cho nhân viên trước 30 ngày, nếu thời gian tới họ chưa xin được việc thì họ vẫn có thể nhận được bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc. Nếu trường hoạt động trở lại, mình sẵn sàng chào đón mọi người quay trở lại", cô Tuyết nói.
Còn bà Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Duy Tân (Q.10, TP.HCM), cho biết để giải quyết khó khăn khi không có nguồn thu, trường đã họp với toàn bộ GV và 80% GV của trường đã đồng ý nghỉ việc không lương trong thời gian này. Tương tự, một trường mầm non tư thục ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cũng quyết định cắt giảm hơn 10 nhân sự trong đợt này vì không có nguồn thu khi học sinh nghỉ học.
Nguyễn Loan
Theo Thanh niên
Đề xuất Chính phủ miễn giảm thuế hỗ trợ trường học ứng phó Covid-19 Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019; miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 - 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập. Ngày 18/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có công văn gửi Thủ tưởng Chính phủ đề...