Ngành đường sắt lần đầu tiên mở cửa chào đón doanh nghiệp tư nhân
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) hôm nay (16/9) thí điểm cho thuê có điều kiện kết cấu hạ tầng đường sắt của bãi hàng Nam ga Yên Viên (Hà Nội). Đây là lần đầu tiên ngành này “mở cửa” đón chào doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng theo hướng xã hội hóa.
Ga đường sắt Yên Viên – Hà Nội (ảnh: Lao động)
Với Đề án xây dựng Trung tâm Logistic đường sắt ga Yên Viên, đơn vị tư nhân được tham gia đầu tư xây dựng là Công ty CP Giao nhận và vận chuyển INDO Trần. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ xây dựng bãi hàng phía Nam ga Yên Viên, dự kiến khởi công vào 10/10/2015 với tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng; giai đoạn 2 – từ tháng 1/2016, lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực bãi hàng phía Bắc ga Yên Viên, xây dựng các phân khu hàng hóa, kho bãi, khu vực tác nghiệm vận hành đường sắt và xếp dỡ hàng hóa.
Điều kiện đơn vị tư nhân này phải chấp nhận khi tham gia là không yêu cầu bồi hoàn khi Nhà nước thu hồi bãi hàng để thực hiện Dự án đường sắt trên cao đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên trong thời hạn cho thuê.
Video đang HOT
Tổng Công ty ĐSVN có quyền tổ chức điều hành chạy tàu, dồn tàu, lập tàu, cắt móc và tập kết xe hàng trong khu ga và tại bãi hàng. Bên thuê xây dựng đơn giá các loại dịch vụ liên quan đến công tác xếp dỡ, lưu kho bãi và các loại giá dịch vụ khác, trên cơ sở đó ĐSVN thẩm định và thống nhất nhằm tạo mội trường bình đẳng kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
Theo thỏa thuận, Công ty CP Giao nhận và vận chuyển INDO Trần được quyền sử dụng và khai thác Trung tâm Logistic đường sắt ga Yên Viên trong thời gian 23 năm, sau đó chuyển giao toàn bộ cho đường sắt. Trong thời hạn khai thác, đơn vị này được quyền thu phí nâng/hạ container và các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.
Ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty ĐSVN – cho biết, đây là dự án đầu tiên được thực hiện theo hình thức xã hội hóa của ngành đường sắt, nhằm thay đổi hoạt động độc quyền của ngành lâu nay trong đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh vận tải. Hiện nay thị phần vận tải đường sắt so với các loại hình khác đạt chưa tới 1%, vì vậy chúng tôi kỳ vọng xã hội hóa sẽ giúp ngành đường sắt cạnh tranh và phát triển tốt hơn.
“Hệ thống đường sắt sẽ đổi mới toàn bộ hình ảnh về vận tải, nhanh hơn, đẹp hơn và chúng tôi chào đón mọi nhà đầu tư tham gia vào đường sắt” – ông Thành cho hay.
Đường sắt là một ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải, tuy nhiên với sự lạc hậu và độc quyền nên từ lâu ngành này vốn tự coi mình như một “Bộ” đường sắt. Việc “mở cửa” đón chào doanh nghiệp tư nhân bước chân vào ngành dù là lần đầu tiên thực hiện nhưng có thể được xem là một tín hiệu tích cực để loại bỏ dần yếu tố độc quyền.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phải hài hòa lợi ích
Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức vô cùng lớn về huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Tính toán của Bộ GTVT cho thấy, nhu cầu đầu tư công giai đoạn 2015-2020 trong lĩnh vực GTVT cần những khoản tiền khổng lồ.
Cụ thể, năm 2015, nhu cầu vốn đầu tư công cần khoảng 70.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đường bộ chiếm hơn 65.000 tỷ đồng. Thế nên, xã hội hóa là lối đi tất yếu để có nguồn vốn trang trải cho các dự án hạ tầng. Tuy nhiên, làm thế nào để xã hội hóa phát huy được những mặt tích cực, không làm gia tăng gánh nặng thuế, phí là bài toán không đơn giản.
Có thể nói, Bộ GT-VT đã đi tiên phong trong công tác xã hội hóa các dự án công trình giao thông.
Song, bên cạnh những mặt tích cực, các dự án xã hội hóa cũng gây ra nhiều điều tiếng. Chẳng hạn, tổng số tiền đầu tư của các nhà thầu dự án BOT trên quốc lộ 1A đã được một đại biểu Quốc hội "mổ xẻ" thấu đáo: Tư nhân chỉ đầu tư 35.000 tỷ đồng để làm dự án BOT, một số tiền không lớn so với cả tuyến quốc lộ. Vậy mà quốc lộ 1A bị "chặt" thành nhiều đoạn để thu phí là quá vô lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, đi đâu cũng thấy người dân kêu về gánh nặng phí từ các dự án BOT. Dân nói phí chồng phí là có cơ sở. Đó là chưa kể nhiều công trình BOT vừa mới khánh thành đã có vấn đề về chất lượng, phải sửa chữa, doanh thu thực tế không đạt như dự kiến.
Từ thực tế một số dự án BOT hiện nay đang gây bức xúc dư luận, giới doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, xã hội hóa, tư nhân hóa dự án giao thông không chỉ là lối ra duy nhất. Chúng ta phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, chớ nên quá sa đà. Đặc biệt là việc bán sân bay, bến cảng cho các nhà đầu tư tư nhân dưới danh nghĩa nhượng quyền. Xã hội hóa, tư nhân hóa các dự án BOT về giao thông, cơ sở hạ tầng vẫn được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi.
Song, điều đó không có nghĩa Nhà nước và người dân phải chịu thiệt trong khi nhà đầu tư chỉ chăm chăm thu lợi. Vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông dù từ ngân sách Nhà nước hay xã hội hóa thì cũng là đóng góp của nhân dân. Bộ GTVT cần kiểm soát chặt các nguồn vốn, đảm bảo việc sử dụng đồng vốn hiệu quả, tránh lãng phí. Dù là chính sách gì cũng phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân sử dụng, nộp phí.
Theo_An ninh thủ đô
Phí và lệ phí nên theo hướng "ai hưởng người đó trả tiền" Việc sửa đổi chính sách phí và lệ phí sẽ hướng đến thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ, giảm bao cấp nhà nước và đảm bảo công bằng. Sáng 10/9, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Một số vấn đề trong dự thảo Luật phí...