Ngành điện Hải Phòng: Hướng tới không dùng tiền mặt khi thanh toán tiền điện!
Ngành điện Hải Phòng phấn đấu đến hết năm 2019, khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian đạt 70% và đến 2025 sẽ đạt 100%
Ông Nguyễn Hữu Hưởng – Phó giám đốc Công ty Điện lực Hải Phòng cho biết, thực hiện Nghị quyết 02 ngày 1/1/2019 của Chính phủ về đẩy mạnh thu tiền điện không dùng tiền mặt, chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về phương thức thu tiền điện không dùng tiền mặt, Công ty Điện lực Hải Phòng đã thuận tiện hơn trong thu tiền điện, nhất là giảm được hàng trăm nhân viên thu ngân.
Phía các tổ chức trung gian thanh toán cũng đạt nhiều lợi ích khi phát triển dịch vụ.
Về phía khách hàng, đó là sự nhanh chóng, tiện lợi, thanh toán linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi, không phải chờ đợi để trả tiền điện như trước.
Tuy nhiên theo ông Hưởng, cái khó khăn lớn nhất là một bộ phận người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt.
Cùng với đó, một số khách hàng tuổi cao không quen sử dụng các thiết bị công nghệ như: điện thoại Smartphone, máy tính… để vào các trang thanh toán điện tử; một số khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa tiếp cận được các phương thức giao dịch hiện đại như internet banking, mobile banking…
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các ngân hàng, tổ chức trung gian hiện nay chủ yếu tập trung ở nội thành và các khu đông dân cư dẫn đến việc phát triển khách hàng ở khu vực ngoại thành còn hạn chế.
Dần dần sẽ xóa sổ không dùng tiền mặt khi thanh toán tiền điện
Video đang HOT
Đến nay, điện lực Hải Phòng đã hợp tác với 9 ngân hàng và 4 tổ chức trung gian thực hiện thu hộ tiền điện với các loại hình dịch vụ như: thu tiền điện tại quầy giao dịch; qua ATM; qua internet Banking, Mobile Banking và trích nợ tự động…
Đến hết tháng 6/2019, toàn công ty có 231.563/478.320 hóa đơn thanh toán tiền điện qua ngân hàng và các tổ chức trung gian, đạt tỷ lệ 48,41%, (tăng 8,4% so với tháng 12- 2018). Số tiền thanh toán qua ngân hàng, tổ chức trung gian là 1.010/1.194 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 84,19% số thu tiền điện toàn công ty.
Một điểm thu tiền điện tại điện lực Kiến An – Hải Phòng
Bà Vũ Thị Thành Hiền – một khách hàng thuộc quận Hải An chia sẻ: “Một trong những lợi ích của việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đó là tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, khi nhận được thông báo tôi chỉ cần thao tác trên điện thoại vài bước là xong mà không phải lưu lại những chứng từ hóa đơn”.
Ông Bùi Ngọc Hiếu – khách hàng Lạch Tray Hải Phòng cũng cho rằng: “Việc không sửa dụng tiền mặt sẽ không phải lo ngại tình trạng giả mạo nhân viên thu tiền, lừa gạt người sử dụng. Khi nhân viên điện lực không còn tới nhà thu tiền cũng giúp ngăn chặn được hiện tượng giả danh vào nhà khách hàng để lừa gạt như đã từng xảy ra. Đồng thời, thông tin của khách hàng và dữ liệu của ngành điện cũng sẽ được bảo mật tốt hơn. Hơn nữa, khách hàng luôn nhận được thông báo của ngành điện về điện năng sử dụng, số tiền phải trả cụ thể, rõ ràng trước khi thanh toán”.
Được biết, theo kế hoạch của ngành điện Hải Phòng sẽ phấn đấu đến hết năm 2019, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian đạt 70%; đến năm 2020 là 85% và đến năm 2025 đạt 100%.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Thanh toán điện tử ngày càng dễ
Chưa bao giờ người dùng có thể dễ dàng sử dụng các kênh thanh toán điện tử thay cho tiền mặt từ ngân hàng điện tử, ví điện tử, QR Code, thẻ thanh toán... như hiện nay
"Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt" là chủ đề của Diễn đàn Banking Vietnam 2019, sáng nay 30-5 ở Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) tổ chức.
Thanh toán qua di động tăng vọt
Rất nhiều vấn đề sẽ được đưa ra bàn luận tại diễn đàn trong bối cảnh xu hướng thanh toán qua điện thoại di động đang trở nên ngày càng phổ biến. Chị Ngọc Lam (làm việc tại quận 3, TP HCM) khoảng 1 năm nay mỗi khi đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hay nhà hàng, quán cà phê... chị không còn cầm tiền mặt nhiều như trước, thậm chí chẳng cần tới thẻ ATM, thay vào đó mọi thanh toán đều được thực hiện thông qua chiếc điện thoại thông minh tích hợp nhiều loại ví điện tử của các hãng khác nhau. Khi nhân viên thông báo số tiền phải trả, chị mở ứng dụng ví điện tử ra và quét mã QR để thanh toán. Việc thanh toán qua điện thoại không chỉ tiện lợi, an toàn mà chị còn tiết kiệm được một khoản kha khá nhờ biết lựa chọn những cửa hàng có ưu đãi, giảm giá khi trả tiền qua ví.
Còn với những khoản chi tiêu khác như tiền điện, nước, viễn thông hay mua thẻ cào điện thoại, đặt vé máy bay, khách sạn, tour du lịch... từ vài năm trước chị Ngọc Lam cũng không còn dùng tiền mặt để thanh toán nữa. Tất cả đều được chị trả qua Internet Banking, Mobile Banking và nay là ví điện tử, rất nhanh chóng và tiện lợi, không cần phải đến tận nơi xếp hàng, chờ đợi tới lượt như trước.
Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược NHNN, nhận xét xu hướng phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt đang nổi lên hết sức mạnh mẽ. Với sản phẩm dịch vụ tài chính ngày càng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử, các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế được cung cấp ngày càng nhiều các công cụ tiện ích cho những giao dịch hằng ngày mà không cần sử dụng tiền mặt. Việc giảm tiền mặt trong nền kinh tế còn giúp gia tăng tính minh bạch và hiệu quả, góp phần làm cho nền kinh tế vận hành tốt hơn.
Thanh toán qua di động ở các thành phố lớn chưa bao giờ phổ biến và dễ dàng như hiện nay
Theo số liệu từ Vụ Thanh toán NHNN, đến cuối quý I/2019, cả nước có 18.668 máy ATM, 261.705 máy POS được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ NH tiếp tục tăng trong quý đầu năm, đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền 171.000 tỉ đồng. Các NH thương mại đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ NH để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đồng thời nâng cao tính an toàn thanh toán thẻ.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, cho biết thanh toán qua internet, điện thoại di động đạt kết quả đáng ghi nhận khi thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. Chỉ tính trong quý đầu năm, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet tăng tới 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ; còn giá trị giao dịch qua kênh di động tăng tới 232,3% so với cùng kỳ.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào thanh toán
Theo các chuyên gia, chất lượng cung ứng dịch vụ thanh toán được cải thiện là do nhiều đơn vị đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, giải pháp mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán như áp dụng xác thực sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt...), QR code, số hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán phi tiếp xúc (contactless payment), sử dụng điện thoại thông minh làm thiết bị chấp nhận thanh toán (mPOS)... Những công nghệ, giải pháp mới này đã nâng cao độ an toàn, bảo mật giao dịch và đem lại sự tiện lợi, giảm chi phí, được người tiêu dùng và các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ đón nhận tích cực.
Theo bà Nguyễn Thị Hòa, đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đang bước vào những năm cuối với mục tiêu đạt tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Đây là điều không hề dễ dàng nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2019 đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thí điểm những mô hình thanh toán mới, buộc các doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech), ngành NH sẽ phải có nhiều giải pháp chủ động và đột phá hơn nữa, áp dụng công nghệ, các giải pháp sáng tạo để đạt được mục tiêu như đã đặt ra.
"Có thể coi đây là giai đoạn nước rút, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để vừa thực hiện thành công đề án, vừa bổ sung, hoàn thiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Việc thực thi chiến lược này cũng sẽ gắn kết chặt chẽ với phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Banking Vietnam 2019 sẽ là diễn đàn thảo luận chuyên sâu, nhằm tìm kiếm những giải pháp công nghệ có tính thực tiễn cao, phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam hiện nay để giải quyết những vấn đề này" - bà Nguyễn Thị Hòa nhấn mạnh.
Thời gian tới, NHNN sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm cả trong lĩnh vực dịch vụ công. Các mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam sẽ được triển khai gấp rút cùng với thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ.
Ngoài ra, NHNN cũng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ công, bảo đảm kết nối với Cổng dịch vụ quốc gia và hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương để các tổ chức, cá nhân có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.
Cùng với giải pháp thúc đẩy kênh thanh toán điện tử, NHNN sẽ tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán cũng như giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoạt động đúng quy định. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thanh toán điện tử cũng được chú trọng nhằm gia tăng niềm tin vào kênh thanh toán này.
Theo NLĐ
Thúc đẩy thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt Nhằm tăng tính tiện ích cho khách hàng và nâng cao năng suất lao động, từ năm 2005, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai việc thu hộ tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian (TCTG). Tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, TCTG tăng mạnh qua các năm: từ 14,88% số khách...