Ngành công nghiệp chip Trung Quốc đã sống sót trong thời khủng hoảng virus corona như thế nào
Giữa lúc cả thành phố Vũ Hán và Hồ Bắc bị phong tỏa do bùng phát virus corona, riêng nhà máy Yangtze Memory – đại diện cho tiếng nói của ngành công nghiệp chip Trung Quốc – vẫn nhận được những ưu ái đặc biệt để hoạt động.
ừ ngày 23 tháng Một, hầu hết các chuyến tàu hỏa đều không dừng lại Vũ Hán khi chính phủ Trung Quốc thông báo phong tỏa cả thành phố để kiểm soát sự lây lan virus corona từ đây. Hầu hết nhưng không phải là tất cả. Một số chuyến tàu vẫn tiếp tục hoạt động để chở các chuyên gia thẳng vào tâm dịch này – nhưng họ không dành cho các bệnh viện hay phòng bệnh, mà là dành cho công ty công nghệ Yangtze Memory Technologies, dự án sản xuất chip nhớ hàng đầu của Trung Quốc.
Một nguồn tin của Nikkei Asian Review cho biết: “ Bạn phải trình diện giấy phép đặc biệt từ cả chính quyền địa phương và trung ương cùng giấy khám sức khỏe cho thấy bạn khỏe mạnh khi lên tàu. Sau đó bạn sẽ được sắp xếp lên một chuyến tàu đặc biệt, cùng với những người đang trở lại làm việc trong những ngành công nghiệp đặc biệt như bán dẫn.”
“ Phải, đừng ngạc nhiên. Chuyến tàu này sẽ dừng lại tại Vũ Hán cho bạn.”
Khi Vũ Hán bị phong tỏa, hầu hết các đoàn tàu hỏa đều không dừng lại tại thành phố này, trừ một vài ngoại lệ đặc biệt.
Ngoại lệ của lệnh phong tỏa
Bắt đầu từ tháng Hai, Yangtze Memory đã gửi những chuyến ô tô tới các nhà ga để đón những nhóm nhân viên, đưa họ vào một khu nhà cách ly trong một tuần trước khi họ được phép vào khu vực làm việc chính.
Theo nguồn tin của Nikkei, những chuyến đi bí mật này đã đưa các nhân viên tình nguyện này trở lại tâm dịch tại Vũ Hán để hỗ trợ cho khoảng 300 nhân viên đã phải làm việc xoay ca tại nhà máy từ khi việc phong tỏa thành phố bắt đầu. Nhiều người trong số đó là các giáo sư trẻ tuổi đời chưa đến 30, vốn được chỉ định để trực trong dịp Tết Âm Lịch nhưng sau đó đã bị kẹt lại trong cơ sở này. Trong hơn một tháng vừa qua, họ chính là nhân tố giúp nhà máy hoạt động.
Trong điều kiện phong tỏa, các trường học, tàu điện, trung tâm thương mại và siêu thị của tỉnh Hồ Bắc đều bị đóng cửa. Nhưng nhà sản xuất chip này vẫn mở cửa, nhờ sự cho phép của chính quyền trung ương và địa phương, và thậm chí còn được phép xuất nhập nguyên vật liệu và lao động. Tất cả là để nhà máy này có thể xuất xưởng các sản phẩm hoàn thiện tới các trung tâm phân phối ở Thượng Hải.
Video đang HOT
Giữa lúc hoạt động của cả thành phố ngừng lại, nhà máy chip của Yangtze Memory vẫn tiếp tục hoạt động để cung cấp đơn hàng cho các công ty Trung Quốc.
Theo một ghi chú nội bộ mà Nikkei có được, nỗ lực của công ty này được xem như một biểu tượng của hành động anh hùng, và họ khuyến khích nhân viên chia sẻ câu chuyện về nỗ lực đó trong thời kỳ bùng phát virus tới Đảng Cộng sản Trung Quốc, để sau đó, những câu chuyện này “ sẽ trở thành chất liệu lịch sử vĩ đại.”
Đáng chú ý hơn cả khi ở trong thời điểm này, Yangtze Memory vẫn tiếp tục tuyển dụng cho những vị trí kỹ sư, người điều hành, quản lý tích hợp, phát triển sản xuất và tiếp thị – phần lớn đều làm việc ở Vũ Hán. Công ty tuyên bố: “ Chúng tôi sẽ xa lánh virus, nhưng chúng tôi sẽ không xa lánh người tài.”
Việc chính phủ Trung Quốc mạo hiểm tình hình dịch bệnh để duy trì hoạt động của nhà máy này cho thấy quyết tâm của họ trong việc xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa vững chắc như thế nào. Khi các ngành công nghệ cao đang ngày càng chịu ảnh hưởng từ các căng thẳng địa chính trị, Trung Quốc đang nỗ lực đưa công ty của mình thoát khỏi phụ thuộc vào nhập khẩu từ Mỹ và từ đó có khả năng cạnh tranh với các đối thủ từ Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.
Gập ghềnh con đường bắt kịp các đối thủ trong ngành chip
Trên thực tế từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã đổ nhiều tiền của vào các dự án bán dẫn nhằm xây dựng chuỗi cung cấp công nghệ độc lập để cạnh tranh với Mỹ, đặc biệt là các dự án sản xuất chip nhớ – những linh kiện như bộ nhớ NAND flash đang được sử dụng phổ biến trong máy tính, máy chủ và smartphone.
Đáng kể nhất trong các nỗ lực này Quỹ Đầu tư Ngành công nghiệp Mạch tích hợp, hay Quỹ Big Fund, với số vốn đến 19,8 tỷ USD để ươm mầm cho ngành bán dẫn Trung Quốc. Đây chính là tiền đề cho sự trỗi dậy của của Yangtze Memory, vốn là một dự án được hậu thuẫn bởi Đại học Thanh Hoa, tỉnh Hồ Bắc và quỹ Big Fund.
Nhà máy chip đang xây dựng dang dở của Yangtze Memory
Đại bản doanh của công ty tại phía đông Vũ Hán có kích thước lớn bằng 160 sân bóng cộng lại. Tại đây họ đang xây dựng mọt nhà máy chip nhớ khổng lồ, và khi hoàn thành, nó có thể sản xuất được 300.000 đĩa wafer mỗi tháng, tương đương 20% sản lượng chip nhớ NAND flash trên toàn cầu, qua mặt cả SK Hynix, Micron và Intel – tất nhiên chỉ là số lượng, không phải chất lượng và công nghệ.
Bên cạnh Yangtze Memory, hàng tỷ USD từ quỹ Big Fund còn là nền tảng xây dựng nên nhiều công ty bán dẫn khác, khi họ có thể trả lương cao gấp đôi những đối thủ Mỹ hay Hàn Quốc để thu hút các tài năng toàn cầu về với mình. Năm 2019, trong khi ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sụt giảm 13%, nhưng Trung Quốc tăng trưởng đến hơn 14%.
Bất chấp những khoản đầu tư lớn như vậy, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải làm để bắt kịp các đối thủ. Không những thế, nhiều thương vụ thâu tóm các hãng công nghệ Mỹ đã bị chính phủ Mỹ can thiệp nhằm ngăn chặn những công nghệ này lọt vào tay các hãng Trung Quốc.
Chip AI Tianjic do Trung Quốc nghiên cứu và phát triển.
Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi chiến tranh công nghệ giữa Mỹ với Trung Quốc gia tăng căng thẳng. Nhiều công ty Mỹ buộc phải xin giấy phép từ chính phủ nếu muốn xuất khẩu công nghệ Mỹ tới những công ty Trung Quốc như Huawei hay Hikvision. Hơn nữa, Mỹ còn gây sức ép để buộc nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip ASML của châu Âu phải dừng xuất xưởng sản phẩm cho công ty sản xuất chip SMIC, vốn được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.
Trong khi đó, việc bùng phát virus corona là một cú đánh ngoài dự kiến giáng vào ngành chip Trung Quốc. Trong vài năm qua, Vũ Hán đã trở thành một trong những trung tâm về công nghệ chip của nước này. Việc bùng phát virus và lệnh phong tỏa thành phố trong suốt 50 ngày qua đã làm trì hoãn nhiều dự án và khiến họ tuyển dụng được các nhân viên hơn.
Thêm vào đó, sự bùng phát virus corona còn gây ra tác động lớn hơn đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc khi có thể kéo tụt tốc độ tăng trưởng của nước này xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ nay. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn cũng kéo theo việc thiếu hụt nguồn vốn để rót thêm vào các dự án công nghệ cao, trong khi nhiều ngành khác cũng đang cần hỗ trợ để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Khả năng hồi sinh trong tương lai
Tuy nhiên, ngày 10 tháng Ba vừa qua, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm bất ngờ đến Vũ Hán – lần đầu tiên kể từ khi thành phố này bị phong tỏa – một tín hiệu cho thấy việc mở cửa trở lại nơi này đang nằm trong tầm tay.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm bất ngờ đến Vũ Hán.
Trước đó vào ngày 4 tháng Ba, ông Tập đã nói với Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị rằng, chính phủ sẽ tăng tốc các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng mới, bao gồm công nghệ mạng thế hệ thứ năm và các trung tâm dữ liệu, nhằm tạo nền tảng cho những lĩnh vực công nghệ cao mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế tăng cường và xe tự lái.
Sau chuyến thăm của ông Tập đến Vũ Hán, Yangtze Memory ngay lập tức đặt mục tiêu sẽ đưa toàn bộ nhân viên trở lại làm việc vào cuối tháng này, bất kể liệu Vũ Hán đã chính thức được mở cửa trở lại hay chưa. Công ty cũng khởi động một chiến dịch đặc biệt nhằm thực hiện 2 lần xét nghiệm virus corona cho mỗi người – để đảm bảo sức khỏe của nhân viên khi trở lại làm việc và rút ngắn thời gian cách ly.
Hai ngày sau chuyến thăm của ông Tập đến Vũ Hán, quỹ Big Fund giai đoạn Hai đã chấp thuận một khoản vốn đầu tư không xác định cho Yangtze Memory. Khoản vốn này sẽ cho phép công ty tập trung tăng cường năng lực sản xuất của công ty và giúp khởi động dự án sản xuất chip giai đoạn 2 của công ty.
Một nguồn tin nói với Nikkei rằng: “ Đây là một ngành công nghiệp chiến lược, vì vậy mọi thứ đều sẽ chuyển động nhanh hơn bình thường … Công ty vừa mới hủy trợ cấp tiền ăn hàng ngày cho những người làm việc từ xa để nhắc họ quay trở lại nơi làm việc. Nhưng nếu bạn đến nơi làm việc, công ty sẽ trả gấp đôi tiền lương làm tăng ca.”
Nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi này: “ Phần lớn các đồng nghiệp địa phương, những người đã đến văn phòng, đều là những người yêu nước. Họ nghĩ họ là một phần của nhóm đã giúp công ty và đất nước chứng minh với thế giới rằng họ có thể sống sót trong cuộc chiến với virus corona.”
Amazon và IBM khuyến khích các nhà phát triển giải bài toán Covid-19
Khi cuộc khủng hoảng trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng, nhiều công ty công nghệ đang cố gắng tìm ra lời giải cho bài toán Covid-19 với nguồn lực từ các chuyên gia và nhà phát triển trên toàn cầu.
Những đại gia công nghệ hiện cần đến sự hỗ trợ toàn cầu để chống lại đại dịch Covid-19
Theo TechCrunch, hai công ty công nghệ lớn là Amazon và IBM đã công bố các chương trình riêng để khuyến khích các nhà phát triển tìm giải pháp cho nhiều vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.
IBM sẽ tập trung vào cuộc thi 2020 Call for Code Global Challenge dành cho các nhà phát triển. Cuộc thi không chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu - mục đích ban đầu của cuộc thi này - mà còn tìm ra lời giải cho các vấn đề xung quanh cuộc khủng hoảng virus Corona chủng mới đang gia tăng bằng cách xây dựng công cụ nguồn mở.
Trong một bài đăng ngắn gọn trên blog công ty, IBM cho biết, "Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Covid-19 đã làm bộc lộ ra những giới hạn của các hệ thống mà chúng ta đang có. Cuộc thi 2020 Call for Code Global Challenge sẽ cung cấp cho bạn nguồn lực để xây dựng các giải pháp công nghệ nguồn mở giải quyết ba vấn đề chính của Covid-19: Khủng hoảng truyền thông trong trường hợp khẩn cấp, cách cải thiện việc học từ xa và cách truyền cảm hứng cho cộng đồng địa phương". IBM cũng hy vọng sẽ khuyến khích các nhà phát triển cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề này.
Trong khi đó, Amazon công bố sáng kiến AWS Diagnostic Development Initiative với nguồn tài trợ 20 triệu USD được phân phối dưới dạng tín dụng AWS và hỗ trợ kỹ thuật. Chương trình được thiết kế để hỗ trợ và khuyến khích các nhóm nghiên cứu những vấn đề chẩn đoán Covid-19 với mục tiêu phát triển công cụ chẩn đoán tốt hơn.
Chương trình giúp các khách hàng nghiên cứu xây dựng giải pháp chẩn đoán nhằm đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn. Công ty cũng tuyên bố họ đang thành lập một nhóm tư vấn gồm các nhà khoa học và chuyên gia chính sách y tế để hỗ trợ các công ty tham gia sáng kiến.
Facebook chia sẻ 10 cách nhận biết tin giả trong đại dịch virus corona 10 bí kíp sau của Facebook sẽ giúp người dùng có những kỹ năng căn bản để nhận biết các tin tức giả được chia sẻ trên mạng xã hội. Dịch Covid-19 đã và đang lan rộng trên khắp thế giới và thông tin sai lệch về nó cũng lan rộng tương tự. Dù nhiều ông lớn mạng xã hội như Facebook, Twitter...