Ngành công nghiệp chip Mỹ muốn sản xuất nội địa
Các giám đốc điều hành của nhiều công ty chip bao gồm Intel, Qualcomm và Advanced Micro Devices ( AMD) đã thúc giục tân Tổng thống Joe Biden (Mỹ) hỗ trợ sản xuất trong nước để ngăn đất nước mất lợi thế đổi mới.
Các hãng chip của Mỹ muốn đưa sản xuất về nước
Theo Bloomberg, Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn (Semiconductor Industry Association – SIA) mới đây gửi một lá thư tới Tổng thống Biden, trong đó đề cập đến “khoản tài trợ đáng kể cho các ưu đãi sản xuất chất bán dẫn, dưới dạng trợ cấp và/hoặc tín dụng thuế” nằm trong gói kích thích kinh tế của chính quyền.
Bức thư có chữ ký của các giám đốc Bob Swan từ Intel, Steve Mollenkopf của Qualcomm, Lisa Su của AMD và các thành viên khác của hội đồng quản trị SIA, nhấn mạnh thị phần sản xuất chip của quốc gia này đã giảm xuống chỉ còn 12% từ tỷ lệ 37% vào năm 1990. Bức thư nhấn mạnh “vị trí dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ của chúng ta đang gặp rủi ro ở cuộc đua giành sự ưu việt trong các công nghệ của tương lai, bao gồm trí tuệ nhân tạo, 5G/6G và điện toán lượng tử”.
Video đang HOT
Các công ty Mỹ chủ yếu thuê sản xuất bên ngoài với các đối tác chính là Taiwan Semiconductor Manufacturing (Đài Loan) và Samsung Electronics (Hàn Quốc). Điều đó đang trở thành vấn đề an ninh quốc gia khi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, quốc gia vốn đang đầu tư mạnh để mở rộng ngành công nghiệp chip của riêng mình.
SIA lập luận các ưu đãi của chính phủ ở các quốc gia khác đã gây bất lợi cho việc sản xuất chip của Mỹ. Trước đây, Mỹ né tránh việc giảm thuế và các hỗ trợ lớn khác của chính phủ, nhưng một số chính trị gia đã trở nên lo ngại về việc mất các kỹ năng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất chip quan trọng này.
Sự hỗ trợ của chính quyền ông Biden thậm chí có thể giúp TSMC và Samsung tiến hành kế hoạch xây dựng các nhà máy gần khách hàng của họ hơn trong nước Mỹ. TSMC đã công bố thỏa thuận ban đầu để đặt một cơ sở chip mới ở Arizona. Theo Bloomberg, Samsung đang cân nhắc nhiều cơ sở khác nhau ở Mỹ.
Máy tính lượng tử có thể bẻ khóa mã hóa cấp độ cao nhất
Các chuyên gia bảo mật từ lâu lo lắng những tiến bộ trong điện toán lượng tử có thể khiến việc phá các mã hóa trở nên dễ dàng hơn.
Những chiếc máy tính lượng tử sẽ khiến quá trình giải mã các thuật toán mã hóa trở nên đơn giản hơn
Đó là bởi vì những cỗ máy này có thể thực hiện các phép tính ở tốc độ không thể đối với máy tính thông thường, từ đó có khả năng cho phép chúng bẻ khóa các mã hóa trước đây được cho là không thể giải mã.
Theo Bloomberg, Terra Quantum AG - hãng công nghệ Thụy Sĩ - cho biết họ đã tạo ra một bước đột phá khi sử dụng máy tính lượng tử phát hiện ra các lỗ hổng trong mã hóa thường được sử dụng. Công ty tin rằng họ tìm thấy một điểm yếu có thể gây nguy hiểm cho tính bảo mật của dữ liệu internet, giao dịch ngân hàng và email của thế giới.
Terra Quantum AG cho biết khám phá của họ "nâng cao hiểu biết hiện tại về những gì cấu thành mã hóa không thể phá vỡ" và có thể có ý nghĩa lớn đối với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft và International Business Machines (IBM).
Terra Quantum AG có một đội gồm khoảng 80 nhà vật lý lượng tử, nhà mật mã và toán học, có trụ sở tại Thụy Sĩ, Nga, Phần Lan và Mỹ. Markus Pflitsch, giám đốc điều hành và người sáng lập Terra Quantum, cho biết "những gì hiện được xem là an toàn sẽ không an toàn hậu lượng tử. Chúng tôi có thể chứng minh rằng nó không an toàn và có thể bị tấn công".
Christopher Sciacca, người phát ngôn của IBM nhấn mạnh công ty đã biết những rủi ro trong 20 năm và đang nghiên cứu các giải pháp của riêng mình để giải quyết vấn đề bảo mật hậu lượng tử. Ông cho biết, "đây là lý do tại sao Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NIST) đã tổ chức một thử thách để phát triển một tiêu chuẩn mã hóa lượng tử mới. IBM có một số đề xuất cho tiêu chuẩn mới này trong vòng cuối cùng, dự kiến sẽ diễn ra trong một vài năm nữa".
Kỹ sư Brian LaMacchia tại Microsoft cho biết, các nhà mật mã học của công ty đang hợp tác với cộng đồng mật mã toàn cầu để chuẩn bị cho khách hàng và trung tâm dữ liệu một tương lai lượng tử. "Chuẩn bị cho bảo mật trong thế giới hậu lượng tử là điều quan trọng không chỉ để bảo vệ và bảo mật dữ liệu trong tương lai mà còn để đảm bảo các máy tính lượng tử trong tương lai không phải là mối đe dọa đối với an ninh lâu dài của thông tin ngày nay", Brian LaMacchia chia sẻ.
Markus Pflitsch thành lập Terra Quantum AG vào năm 2019. Ông là cựu giám đốc tài chính, người bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là nhà khoa học nghiên cứu tại CERN, tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu. Nghiên cứu của Terra Quantum được dẫn dắt bởi hai giám đốc công nghệ - Gordey Lesovik, trưởng phòng thí nghiệm công nghệ thông tin lượng tử tại Viện Vật lý và Công nghệ Moscow và Valerii Vinokur, nhà vật lý tại Chicago, người đã giành được Giải thưởng tưởng niệm Fritz London vào năm 2020 cho thành tựu trong vật chất ngưng tụ và vật lý lý thuyết.
Terra Quantum cho biết nghiên cứu của họ đã tìm thấy các lỗ hổng ảnh hưởng đến mật mã mã hóa đối xứng, bao gồm Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) hiện được sử dụng rộng rãi để bảo mật dữ liệu truyền qua internet và mã hóa tập tin. Sử dụng một phương pháp được gọi là ủ lượng tử, công ty phát hiện ra rằng ngay cả những phiên bản mạnh nhất của mã hóa AES cũng có thể được giải mã bởi các máy tính lượng tử có thể ra mắt trong vài năm tới.
Vinokur chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng Terra Quantum đã thực hiện khám phá sau khi tìm ra cách đảo ngược "hàm băm" - hash, một thuật toán toán học chuyển đổi một thông báo hoặc một phần dữ liệu thành một giá trị số. Nghiên cứu sẽ chỉ ra rằng "những gì từng được cho là không thể phá vỡ giờ không còn tồn tại nữa", Vinokur nói.
Terra Quantum đang theo đuổi bằng sáng chế cho giao thức mới này. Nhưng công ty sẽ cung cấp nó miễn phí. Pflitsch cho biết, "chúng tôi sẽ mở quyền truy cập vào giao thức của mình để đảm bảo rằng chúng ta có một môi trường an toàn và bảo mật. Chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải chia sẻ nó với thế giới và cộng đồng lượng tử".
Chính phủ Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã coi nghiên cứu điện toán lượng tử là một ưu tiên kinh tế và an ninh quốc gia, nói rằng thế giới đang ở trên đỉnh của "cuộc cách mạng lượng tử" mới. Ngoài ra, các công ty công nghệ bao gồm Google, Microsoft và IBM đã đầu tư lớn vào điện toán lượng tử trong những năm gần đây.
10 xu hướng định hình ngành công nghệ năm 2021 Vật liệu bán dẫn thế hệ thứ ba, điện toán lượng tử hay giao tiếp người - máy qua não sẽ định hình ngành công nghệ thế giới 2021. Vật liệu bán dẫn thế hệ thứ ba Các vật liệu bán dẫn như Gallium Nitride (GaN) hay Silicon Carbide (SiC) có ưu thế vượt trội trong việc sản xuất linh kiện điện tử,...