Ngành công nghiệp chế biến chế tạo “oằn mình” chống chọi với Covid-19

Theo dõi VGT trên

Các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19.

Giải pháp nào để công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về vấn đề này.

PV: Thưa ông, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến những ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp nào, theo các chiều cạnh (nguồn cung và thị trường) như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Thành: Dịch bệnh đã ảnh hưởng cả từ phía cung (nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất) lẫn cầu (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu) đối với nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm. Cụ thể: Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc và một số quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh (như Hàn Quốc, Nhật Bản) để phục vụ sản xuất.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo oằn mình chống chọi với Covid-19 - Hình 1
Ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương (Ảnh: KT)

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong các ngành chế biến, chế tạo tại Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại sau khi các quốc gia này đã qua đỉnh dịch, do đó, nguồn cung nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu cho các ngành sản xuất tại Việt Nam đã được phục hồi phần lớn. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động đa dạng hóa các phương thức vận tải nhập khẩu (đường biển hoặc đường hàng không).

Ảnh hưởng về thị trường tiêu thụ, có thể thấy, ngay trong quý 1 năm 2020, việc sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm thuốc lá; sản xuất kim loại; thể hiện ở mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp rất thấp, thậm chí sụt giảm so với cùng kỳ 2019 như đã phân tích.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu – 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Lượng đơn hàng xuất khẩu trong các ngành dệt may, da – giày giảm ít nhất 70% do bị hoãn, hủy và tạm thời không đàm phán các đơn hàng mới trong tháng 4 và tháng 5/2020. Ngành sản xuất đồ gỗ cũng sẽ thiếu hụt một lượng lớn đơn hàng mới kể từ tháng 4/2020. Đối với ngành điện tử, dự báo các tháng tiếp theo, các đơn hàng cho ngành điện tử cũng sụt giảm rất nhiều khi thị trường tiêu thụ các sản phẩm điện tử – đặc biệt là sản phẩm điện tử thông minh – trên thế giới dự báo sẽ giảm ít nhất 10% trong năm 2020.

PV: Bộ Công Thương đã có giải pháp gì để hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp cũng như thị trường để khơi thông sản xuất – nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm của Việt Nam?

Ông Nguyễn Ngọc Thành: Ở giai đoạn đầu, Covid-19 lan rộng ở Trung Quốc gây khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo hệ thống Thương vụ/Chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài rà soát, tìm hiểu thông tin các thị trường có khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu thay thế cho các ngành sản xuất trong nước và làm việc thường xuyên với các Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất lớn để nắm rõ nhu cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp. Đến nay, về cơ bản các doanh nghiệp đã không còn khó khăn về nguồn hàng khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát ở Trung Quốc.

Để tháo gỡ cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở, khơi thông cho xuất khẩu, Bộ Công Thương bám rất sát tình hình từ những ngày cuối tháng 1/2020 và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp để vừa bảo đảm kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, vừa xử lý những ách tắc ở cửa khẩu phù hợp với diễn biến tình hình ở phía Việt Nam cũng như phía Trung Quốc.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo oằn mình chống chọi với Covid-19 - Hình 2
Giải pháp nào để công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng? (Ảnh: KT)

Video đang HOT

Đến nay, hoạt động thông quan qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã tích cực trở lại, tuy vậy, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục theo dõi và trao đổi với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành liên quan, có biện pháp khuyến nghị người nông dân điều tiết sản lượng, tạm thời hạn chế đưa hàng lên biên giới. Ngày 23 tháng 3 năm 2020, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng về việc cho phép thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Đối với thị trường châu Âu, Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch hành động để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA. Kế hoạch hành động này xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện với lộ trình cụ thể.

PV: Từ thực tế khó khăn trong hoạt động sản xuất cho thấy 1 điều rất rõ ràng rằng, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất là yêu cầu tất yếu. Bộ Công Thương nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Ngọc Thành: Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam: nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển khiến Việt Nam không tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu (mà việc nhập siêu các yếu tố đầu vào cho sản xuất từ Trung Quốc là tình trạng kéo dài từ rất nhiều năm trở lại đây), khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp.

Qua các năm gần đây, các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng cao gần 40% trong tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp khoảng gần 14% GDP, giá trị gia tăng rất thấp so với các ngành công nghiệp khác. Số liệu của OECD cũng cho thấy, 5 năm trở lại đây, trong cơ cấu giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, giá trị gia tăng từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa vẫn còn thấp và chưa có nhiều chuyển dịch đáng kể (2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là hàng dệt may và hàng điện tử có tỷ lệ giá trị gia tăng trong nước chỉ lần lượt là hơn 50% và hơn 37%).

Thực trạng này sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn.

PV: Bộ Công Thương có đề xuất giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch Covid-19 cả trong trước mắt cũng như lâu dài, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Thành: Bộ Công Thương đã có nhiều đề xuất chính sách với Chính phủ về các giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn để giúp các ngành công nghiệp nội địa ứng phó hiệu quả với tác động của dịch bệnh cũng như phát triển bền vững. Cụ thể, về các giải pháp khi chuyển sang giai đoạn phòng dịch mới, như: bảo đảm việc doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là những đối tượng dễ tổn thương nhất do tác động của dịch Covid-19 – có thể tiếp cận tối đa với các chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế và tài chính của Chính phủ nhằm giảm tối đa số doanh nghiệp bị phá sản, giải thể hoặc ngưng hoạt động do tác động của dịch bệnh.

Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ phúc lợi cho người lao động nói riêng và cho người dân nói chung để đảm bảo an sinh xã hội, tránh gây ra các bất ổn xã hội do gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng như giảm mức sống của người dân do tác động của dịch bệnh.

Đẩy nhanh việc phục hồi giao thương với Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thúc đẩy lưu thông hàng hoá cho các doanh nghiệp; đồng thời tạo thêm thị trường cho các ngành như sản xuất kim loại, sản xuất đồ gỗ, nội thất…

Tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm các rào cản thị trường nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất; Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục giúp đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp lớn trong các ngành thép, sản xuất ô tô… để góp phần cải thiện mức tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

TP. HCM khơi thông thị trường tạo động lực phục hồi sản xuất

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tại TP. HCM giảm 2,6% do lực lượng lao động tham gia sản xuất bị cắt giảm, nguồn cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, nhu cầu tiêu thu giảm mạnh.

TP. HCM khơi thông thị trường tạo động lực phục hồi sản xuất - Hình 1
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ghi nhận trong bốn tháng đầu năm 2020, tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường sụt giảm.

Nhiều doanh nghiệp cho biết họ rất cần những chính sách hỗ trợ cụ thể để vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục hoạt động kinh tế trong tình hình mới.

Nhu cầu tiêu thụ giảm

Báo cáo của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tính chung bốn tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn Thành phố giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, chỉ số IIP trong tháng Tư giảm 8,3% so với tháng Ba và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải nguyên nhân chỉ số IIP tháng Tư giảm, đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do lực lượng lao động tham gia sản xuất bị cắt giảm, nguồn cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, nhu cầu tiêu thu giảm mạnh. Cụ thể, so với tháng Ba, chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến giảm hơn 11%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,6%.

Cùng với đó, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Tư giảm 12,6% so với tháng trước và giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, ngành này cũng có chỉ số tồn kho trong tháng Tư tăng 4,8% so cùng thời điểm năm trước; trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao như thiết bị điện; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế; kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất kim loại.

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước trong tháng Tư đạt 3.914,7 triệu USD, giảm 5,0% so tháng trước; trong đó kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô đạt 3.846,7 triệu USD, giảm 3,5%.

"Hầu hết những mặt hàng xuất khẩu trong tháng Tư đều giảm so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ của nhiều quốc gia nhập khẩu sụt giảm và xảy ra trình trạng giãn, hoãn, hủy các đơn hàng. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh có 16 mặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì ở mức tăng so với tháng trước, gồm rau quả tăng 9,9%, càphê tăng 6,3%; hạt điều tăng 4,9%; thủy sản tăng 3,2%...", ông Nguyễn Phương Đông cho biết thêm.

Liên quan đến thị trường xuất khẩu hàng hóa, báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí minh với kim ngạch xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm 2020 đạt 3.430,6 triệu USD (chiếm hơn 26% tỷ trọng xuất khẩu).

Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 2.126,1 triệu USD (chiếm trên 16% tỷ trọng xuất khẩu); tiếp theo là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.081,8 triệu USD (chiếm trên 8% tỷ trọng xuất khẩu).

Tuy nhiên, đối với những thị trường mà Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì giá trị xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm 2020 lại có xu hướng giảm. Điển hình, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu (Hiệp định thương mại tự do Việt nam-EU), trong bốn tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 1.559,2 triệu USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng gần 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Kỳ vọng chính sách hỗ trợ

Ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp cho thấy, họ bị ảnh hưởng khá nặng nề khi dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong ngành rất bất ngờ với những tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị, nhân sự...

TP. HCM khơi thông thị trường tạo động lực phục hồi sản xuất - Hình 2
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Dẫn chứng cụ thể, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty Viet Thang Jeans, cho biết sau khi nguồn cung bị đứt từ Trung Quốc, các doanh nghiệp trong ngành dệt may tiếp tục gặp khó khăn với việc bị tạm hoãn, đình trệ đơn hàng tại thị trường châu Âu và Hoa Kỳ.

Theo ông Phạm Văn Việt, khi khách hàng ở thị trường nhập khẩu chủ lực tạm ngưng nhận hàng, đồng nghĩa 60-70% đơn hàng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, doanh nghiệp trông chờ vào những thị trường còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN, nhưng ở những thị trường này doanh nghiệp dệt may vẫn gặp thách thức do bị tác động từ việc sức mua giảm sút trên phạm vi toàn cầu.

Trong giai đoạn chuyển tiếp như hiện nay, một số công ty may đã và đang tập trung vào việc sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế để có nguồn thu, giữ thị trường và giữ người lao động. Một số doanh nghiệp khác lựa chọn phương thức thu hẹp quy mô sản xuất, giảm khoảng 15-20% nhân sự...

Một số doanh nghiệp đưa ra dự báo, khó khăn nhất hiện nay và trong thời gian tới đối với nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu... là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp phải chủ động giải bài toán này, nhưng rất cần những chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ để vượt qua nhiều thách thức, cũng như mở cửa nền kinh tế và khơi thông thị trường xuất nhập khẩu.

Để chuẩn bị cho giai đoạn hậu dịch, từ tháng Tư đến nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tái cấu trúc lại, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động... Đồng thời, các doanh nghiệp cho rằng, sẽ nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong sáu tháng tới, nhưng có thể phải tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng quản trị nhân sự hiệu quả, tinh gọn bộ máy quản lý, tăng cường khâu tiếp thị sản phẩm...

Không chỉ doanh nghiệp nội địa, mà nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng đang rất kỳ vọng vào sự hỗ trợ, đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước trong những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp Đức bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất kinh doanh của họ tại Việt Nam, nhưng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trong trung hạn của Việt Nam.

Theo Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), có 72% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát AHK World Business Outlook 2020 - Đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam cho biết, trong trung hạn vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và 27% trong số họ sẽ tiếp tục tuyển dụng. Mặt khác, doanh nghiệp Đức cho rằng, nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển trong vòng 12 tháng tới tại Việt Nam.

Còn về phía Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham cho hay, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động nhanh chóng và quyết đoán để đảm bảo ổn định nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, Việt Nam có thể sớm đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm hỗ trợ cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài cùng vượt qua thách thức và trở lại hoạt động kinh doanh càng sớm càng tốt.

Cộng đồng doanh nghiệp, thành viên EuroCham đánh giá cao những biện pháp của Chính phủ Việt Nam; trong đó doanh nghiệp châu Âu nhận định việc gia hạn nộp nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt... cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho đơn vị sản xuất, kinh doanh, cũng như nhà đầu tư.

Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước có thể nghiên cứu phương án gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất là một trong những biện pháp cần thiết, theo sau đó là việc tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông giàu "kếch xù" khoe một tuần tiêu 17 tỷ, bạn cùng lớp nói 8 chữ khiến ông xấu hổ rời nhóm, trốn luôn họp lớp

Netizen

11:11:16 18/11/2024
Họp lớp là dịp để ta ôn lại những tháng ngày tươi đẹp của tuổi trẻ, hàn gắn tình bạn. Thế nhưng, guồng quay của cuộc sống đã khiến mỗi người chúng ta trở nên khác biệt cả về tâm lý lẫn hoàn cảnh sống.

Những loại tỏi không nên mua

Sức khỏe

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.