Ngành công nghiệp AI cốt lõi của Trung Quốc dự kiến vượt 41 tỷ USD
Ngày 15/12, theo tờ Global Times, ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) cốt lõi của Bắc Kinh được dự báo đạt giá trị hơn 300 tỷ nhân dân tệ (khoảng 41,2 tỷ USD) vào cuối năm 2024, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu tượng của ứng dụng trí tuệ nhân tạo OpenAI, ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là thông tin được công bố trong Sách Trắng Ngành Công nghiệp Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh 2024, tài liệu quan trọng này được trình bày tại Đại hội Trí tuệ Nhân tạo Trung Quốc (CCAI) diễn ra từ ngày 13 đến 15/12. Sự kiện này không chỉ là một diễn đàn thảo luận chính sách và công nghệ AI mà còn có thể thực hiện cam kết của Bắc Kinh trong việc cung cấp AI như một động lực chiến lược để phát triển kinh tế và đổi mới sáng tạo.
Sách trắng nhận định rằng các quốc gia dẫn đầu thế giới đang tích cực củng cố và nâng cấp chiến lược AI của mình. Những tiến bộ đột phá trong AI tạo sinh và các mô hình ngôn ngữ lớn đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới, trong đó Mỹ và Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu, các quốc gia khác nỗ lực bắt kịp.
Video đang HOT
Bắc Kinh được đánh giá là trung tâm hàng đầu của Trung Quốc về phát triển trí tuệ nhân tạo, cùng đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu và kỹ sư công nghệ xuất sắc. Hiện nay, thành phố có 30 trường đại học phát triển khai chương trình đào tạo Đại học về AI, hơn 20 trường thành lập các Học viện chuyên sâu về lĩnh vực này và 32 trường có đủ năng lực đào tạo, cấp bằng Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ trong các ngành liên quan.
Thành phố cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều nền tảng đổi mới công nghệ AI quốc gia, với các phòng thí nghiệm trọng điểm. Năm 2024, ngành công nghiệp AI tại đây tiếp tục tăng trưởng ổn định với hơn 2.400 doanh nghiệp, tăng hơn 9% so với năm trước. Hiện có 46 công ty AI niêm yết công khai với tổng giá trị thị trường trên 4,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 591,25 tỷ USD) và 36 công ty kỳ lân, chiếm hơn một nửa số lượng Trung Quốc.
Về tài chính, Bắc Kinh dẫn đầu cả nước với khoảng 32 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4,4 tỷ USD) huy động trong ba quý đầu năm 2024, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, thành phố đã đăng ký 94 mô hình AI lớn, chiếm khoảng 40% tổng số trên toàn quốc.
Bắc Kinh đang tập trung đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như mô hình ngôn ngữ lớn, trí tuệ nhân tạo lấy cảm hứng từ não bộ và điện toán quang tử.
Song song đó, thành phố cũng đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng điện toán thông minh cấp E và đã đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 275 triệu USD) từ Quỹ Công nghiệp AI, thu hút thêm 8,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.14 tỷ USD) từ các nguồn tài trợ bổ sung.
Trong lĩnh vực giáo dục và ứng dụng, 25 trường tiểu học và trung học tại Bắc Kinh đã triển khai chương trình thí điểm AI. Một nền tảng đổi mới mô hình pháp lý lớn cấp quốc gia cũng sẽ được thành lập tại đây nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ AI.
Sự kiện CCAI 2024 thu hút hơn 200 chuyên gia tham dự, chia sẻ kết quả nghiên cứu và thảo luận về xu hướng công nghệ và ứng dụng AI, đồng thời khẳng định vai trò của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghiệp AI hiện nay.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh EU
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số loại rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), có hiệu lực từ ngày 15/11.
Rượu vang từ Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây là lần thứ hai trong hơn 1 tháng, Trung Quốc cho biết sẽ áp thuế rượu mạnh nhập khẩu từ EU.
Trong tuyên bố, Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh sau cuộc điều tra sơ bộ, nhà chức trách phát hiện các nhà sản xuất rượu mạnh EU đã bán phá giá một số sản phẩm tại thị trường Trung Quốc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp rượu trong nước.
Do đó, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời dưới hình thức yêu cầu các nhà xuất khẩu rượu mạnh EU đặt cọc tiền mặt hoặc cung cấp thư bảo lãnh.
Cuộc điều tra bắt nguồn từ một động thái "trả đũa" của Trung Quốc đối với việc EU tiến hành điều tra trợ cấp xe điện của nước này. Mới đây, EU đã áp mức thuế cao lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này càng làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai bên.
'Xương sống' ngành công nghiệp tên lửa Iran bị phá hủy bởi cuộc tấn công của Israel? Cuộc không kích của Israel vào Iran mới đây đã nhắm vào các cơ sở sản xuất nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo, được cho là gây tổn thất nghiêm trọng đến năng lực quân sự của Tehran. Khói lửa bốc lên sau loạt tiếng nổ ở phía Tây thủ đô Tehran, Iran rạng sáng 26/10/2024. Ảnh: Jerusalem Post/TTXVN Theo tờ...