Ngành Cảng biển giàu tiềm năng tăng trưởng, lựa chọn cổ phiếu nào cho danh mục đầu tư?
Các doanh nghiệp cảng biển niêm yết chủ yếu hoạt động tại khu vực Hải Phòng, do đó MBS lựa chọn cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp có khả năng mở rộng tại khu vực này.
CTCK MBS vừa đưa ra báo cáo đáng giá triển vọng ngành cảng biển. Theo báo cáo, ngành cảng biển đóng vai trò là một hạ tầng logistics quan trọng cho xuất khẩu. Trong năm 2018, khối lượng lưu vận của toàn bộ hệ thống cảng Việt Nam đạt 17,8 triệu TEU, tăng 23% so với năm 2017. Toàn ngành tăng trưởng thuận theo sự tăng mạnh xuất khẩu năm 2018.
Hai khu vực chính là cum cảng phía Nam và cụm cảng phía Bắc chiếm chủ đạo tỷ trọng lưu vận hàng hóa thông qua cũng như phần lớn tăng trưởng lưu vận trong các năm. Đây là hai cụm cảng quan trọng nhất, cả hai đã lọt danh sách 50 cảng container lớn nhất thế giới, và vị trí trong bảng xếp hạng của hai cụm cảng này sẽ tiếp tục tăng lên khi xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng trưởng.
Những vấn đề còn tồn tại với ngành Cảng biển
Theo MBS, một trong những chướng ngại trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nằm ở việc các cảng biển trong nước đã đang hết công suất sử dụng, trong khi chiến lược phát triển lại chưa cụ thể, do đó thường xuất hiện vấn đề những cảng có cơ sở hạ tầng tốt đạt toàn dụng công suất, nhưng nhiều cảng biển khác mức độ sử dụng thấp thậm chí còn không có đối tác.
Việc đầu tư tăng công suất tại các cảng biển là vấn đề cấp thiết, ngoài ra Chính phủ cũng định hướng phát triển hệ thống cảng Việt Nam giống như các cảng lớn trên thế giới như Singapore, Trung Quốc,…là phát triển hệ thống cảng nước sâu. Phía Nam có khu vực Cái Mép – Thị Vải và phía Bắc có khu vực Lạch Huyện tại Hải Phòng được lựa chọn trở thành vị trí cảng biển chiến lược, đóng vai trò là một trong cảng trung chuyển lớn trên thế giới.
Tâm điểm khu vực Cái Mép và Lạch Huyện
Video đang HOT
Tại phía Nam, cảng Cát Lái là cảng biển quan trọng nhất của quốc gia, đóng góp trên 1/3 lưu vận hàng hóa xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên vai trò của Cát Lái đang được giảm thiểu: do vị trí địa lý và thủy lưu, cảng này không thể đón được những tàu chở hàng tải trọng lớn khi mà nhu cầu sử dụng tàu lớn đang là xu thế trên thế giới. Ngoài ra sự đô thị hóa của TP.HCM đang vươn ra tới quận 2, khiến việc tập trung phát triển công nghiệp và cảng tại khu vực này sẽ cản trở khối kinh tế dịch vụ vốn có giá trị gia tăng cao hơn. Cát Lái đang dần nhường lại vị trí hạ tầng logistics quan trọng nhất cho khu vực Cái Mép.
Khu vực Cái Mép – Thị Vải tại Vũng Tàu đang được Chính phủ quy hoạch tới năm 2030 sẽ trở thành khu vực cảng quan trọng nhất cả nước. Khu vực này với vị trí nước sâu có thể đón những tàu chở hàng lớn nhất thế giới, đang thu hút vốn đầu tư liên doanh của các hãng tàu lớn. Trong vòng 8 năm, sản lượng của khu vực Cái Mép đã đi từ bước đầu phát triển tới đạt 30% tổng lưu vận hàng hóa khu vực phía Nam, tỷ trọng này sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Trong khi đó tại cụm cảng phía Bắc, cụ thể là khu vực Hải Phòng đang diễn ra sự chuyển dịch công suất mạnh mẽ từ các cảng thượng nguồn sang các cảng hạ nguồn nhằm đáp ứng việc đón các tàu lớn. Ngoài ra khu vực Lạch Huyện với vị trí nước sâu sẽ là khu vực cảng chiến lược ở phía Bắc, và là sự tăng trưởng công suất chủ yếu của khu vực. Khu vực thượng nguồn về dài hạn sẽ được chuyển đổi công năng thành kho bãi hoặc khu đô thị.
Hiện tại TCT Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào khu vực Lạch Huyện với Cảng Container Quốc tế Hải Phòng (HICT), 2 doanh nghiệp đi sau là CTCP Cảng Hải Phòng (PHP) và CTCP Container Việt Nam (VSC) cũng sẽ đầu tư trong vòng 3-5 năm tới. Lạch Huyện hứa hẹn sẽ chào đón nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Đầu tư cổ phiếu Cảng biển nào?
Các doanh nghiệp cảng biển niêm yết chủ yếu hoạt động tại khu vực Hải Phòng, do đó MBS lựa chọn cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp có khả năng mở rộng tại khu vực này.
Trong các doanh nghiệp niêm yết, MBS không khuyến nghị với các doanh nghiệp vận hành cảng ở thượng nguồn như PHP hay HAH. Đối với PHP, cảng Hoàng Diệu của công ty còn đang được chuyển đổi công năng để xây cầu phục vụ cho phát triển đô thị thành phố. Ngoài ra các cảng khác của PHP nằm ở hạ nguồn có hiệu năng hoạt động không cao.
Trong các doanh nghiệp hạ nguồn, VSC và DVP là hai doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, tuy nhiên hiện tại đã đạt toàn dụng công suất và chưa có kế hoạch mở rộng trong thời gian tới. VSC có kế hoạch đầu tư cảng mới tại khu vực Lạch Huyện vào năm 2022-2023, tuy nhiên kế hoạch còn tương đối xa.
GMD có kế hoạch triển khai cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 vào cuối năm 2019, ngoài ra công ty còn tái khởi động xây dựng cảng Gemalink tại khu vực Cái Mép phục vụ cho chiến lược tăng trưởng dài hạn.
Biến động cổ phiếu VSC, GMD trong 1 năm qua
Tựu chung lại, MBS đánh giá cao GMD nhờ khả năng mở rộng, thoái vốn khỏi các HĐKD không hiệu quả. Bên cạnh đó, VSC cũng được lưu ý nhờ hiệu năng hoạt động cao, có kế hoạch mở rộng trong dài hạn.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thuduc House (TDH): Ngày 27/06 đăng ký cuối cùng để trả cổ tức bằng tiền 10% và thưởng cổ phiếu 15%
Hội đồng quản trị của TDH đã thông qua ngày 26/07/2019 thực hiện trả cổ tức năm 2018 bằng tiền 10% và ngày 27/06/2019 là ngày đăng ký cuối cùng cho việc trả cổ tức 10% và thưởng cổ phiếu 15%.
Ngày 11/06/2019, Hội đồng quản trị của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã TDH) đã có quyết nghị thông qua ngày đăng ký cuối cùng phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu 15% và ngày chi trả cổ tức bằng tiền 10% của năm 2018 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài khóa 2018.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để TDH thực hiện chia cổ tức bằng tiền 10% và chia thưởng cổ phiếu 15% là ngày 27/06/2019. Ngày thực hiện thanh toán cổ tức 10% bằng tiền là ngày 16/07/2019.
TDH hiện đang có vốn điều lệ hơn 816,3 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất chia thưởng 15%, vốn điều lệ của TDH sẽ tăng lên 939 tỷ đồng.
Năm 2019, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 3.443 tỷ đồng, tăng 135,5%; lợi nhuận sau thuế 231 tỷ đồng, tăng 248,7% so với năm trước. Năm nay, TDH sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận của dự án TDH RiverView, Citrine Apartment.
Trong đó, dự án Citrine sẽ mang về cho TDH khoảng 352 tỷ đồng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khoảng 30%, lợi nhuận gộp khoảng 100 tỷ đồng; dự án RiverView mang về 238 tỷ đồng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khoảng 25%. TDH sẽ bàn giao 2 dự án nói trên trong quý III và IV/2019.
Năm nay, Thuduc House dự kiến sẽ triển khai đầu tư xây dựng 4 dự án nhà ở mới tại một số vị trí khá tốt ở khu trung tâm TP.HCM. Đồng thời, Thuduc House sẽ triển khai thêm một dự án chung cư thuộc dòng căn hộ diện tích nhỏ và vừa có giá trên dưới 1 tỷ đồng (tại Bình Dương), nguồn cung dự kiến đưa ra thị trường khoảng hơn 1.900 căn trên phần diện tích gần 2ha.
Trước đó, Thuduc House cho biết, những dự án trên (đặc biệt là dự án Cần Giờ) sẽ đảm bảo một khoản lợi nhuận lớn cho năm 2019 và sẽ tăng tỷ lệ chia cổ tức cho cả FDC và Thuduc House.
HỒNG QUÂN
Theo bizlive.vn
TPHCM: Nhu cầu mua căn hộ để cho thuê vẫn đang tăng mạnh Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, bất chấp thực tế sụt giảm nguồn cung nghiêm trọng tại TPHCM trong quý 1/2019 vừa qua, căn hộ vẫn là phân khúc có lượng tìm kiếm cao nhất thị trường. Trong đó, xu thế "săn" căn hộ gần khu trung tâm TPHCM để cho thuê vẫn đang tăng mạnh. Theo báo...