Ngăn y bác sĩ bỏ việc trước khi tước chứng chỉ hành nghề
Công việc này quá vất vả, hằng ngày tiếp xúc với bệnh tật, nguy cơ lây nhiễm và luôn áp lực, nhưng đổi lại là lương quá thấp.
“Cần phải có quy định biểu dương, khen thưởng kịp thời với các cá nhân có thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, cũng phải có chế tài xử lý những y bác sĩ tự ý bỏ việc lúc này, vì nếu ai cũng sợ cả thì chắc chắn không có đủ lực lượng y tế để chữa bệnh cho người dân. Hãy nghĩ cho kỹ, nếu tôi bỏ việc 5-6 tháng, chờ đến khi dịch bệnh lắng xuống vẫn xin làm việc lại bình thường được thì tội gì tôi lao vào nguy hiểm? Nếu vậy, lấy ai để chữa bệnh khi bệnh nhân ngày càng tăng? Vì vậy, cần có chế tài hành chính để tránh tình trạng y bác sĩ đồng loạt ngừng công việc”.
Đó là ý kiến của độc giả Mai Ngọc xoay quanh việc Bộ Y tế đề nghị xem xét biện pháp kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trước tình trạng một số nhân viên y tế tự ý bỏ vị trí công tác, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công. Vụ việc đang được tranh luận trên VnExpress.
Độc giả Thuy Phamngoc bình luận: “Những ai làm việc tốt, có thành tích nên được biểu dương, khen thưởng xứng đáng. Còn những ai tự ý bỏ việc sẽ phải bị kỷ luật. Không thể viện lý do mệt mỏi kéo dài, phụ cấp không cao, để bỏ vị trí lúc dịch bệnh. Nhân viên y tế trong lúc này quan trọng không kém các chiến sĩ lúc ra trận, nếu viện lý do để đào ngũ thì cục diện sẽ ra sao? Việc huy động tổng lực nhân sự y tế lúc này không cho phép bất kỳ ai lẩn trốn trách nhiệm với nhân dân”.
>> Nữ bác sĩ bỏ thi thạc sĩ về chống dịch Covid-19
Theo thống kê của Công đoàn Y tế Việt Nam, từ đầu đại dịch năm 2020 tới ngày 9/8, có hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP HCM, một Bình Dương, trong cuộc chiến chống Covid-19. Đến nay, hơn 16.000 y bác sĩ từ miền Bắc, Trung đã vào tâm dịch phía Nam chi viện. Ngoài đối mặt với lây nhiễm, y bác sĩ còn chịu áp lực nặng về tâm lý khi bệnh nhân quá đông, trở nặng nhanh, tỷ lệ tử vong cao; thiếu trang thiết bị, máy móc, đồ bảo hộ; ăn uống, ngủ nghỉ qua loa…
Nhiều độc giả chia sẻ về nỗi khó khăn, vất vả của lực lượng y bác sĩ trong thời điểm dịch bùng phát. Độc giả Tôi kể lại câu chuyện của người thân.
“Chị gái tôi là cán bộ y tế của một trường Tiểu học. Từ lúc quê có dịch, Bộ Y tế kêu gọi nhân viên đi làm công tác chống dịch. Chị có con gái mới tròn một tuổi, chồng làm nhân viên bưu điện. Chị đi làm và không được về nhà, thân phụ nữ tối phải về trường học ngủ một mình ròng rã ba tháng qua. Trong khi đó, chồng làm nhân viên bưu điện nên cũng không được về với con. Thế là con phải gửi về ngoại. Hơn hai tháng nay, gia đình ba người, mỗi kẻ một nơi. Nếu chị không tham gia chống dịch theo thì sẽ bị xem xét thu chứng chỉ hành nghề. Giờ tham gia rồi, chị chưa biết ngày về”.
Video đang HOT
Độc giả Pham Phuong Dung đang tham gia chống dịch chia sẻ: “Tôi đang đi chống dịch và mỗi buổi sáng phải ăn mì gói vì không ăn nổi suất ăn mà bệnh viện thuê bên ngoài cung cấp. Buổi trưa, buổi chiều, tôi phải ăn cơm với canh không vì món mặn quá tệ (thịt, cá bị hôi). Mỗi ngày, tôi chỉ mong chờ có ai đó có lòng hảo tâm, nấu đồ ăn ủng hộ nhân viên thì hôm đó mới ăn ngon miệng được. Trong khi đó, đồng lương chỉ nhỏ giọt, dù tôi chưa cần xài tiền nhưng cũng phải trả nợ ngân hàng, làm nghĩa vụ với ba mẹ. Mỗi lần mẹ hỏi tôi ăn uống ra sao?, tôi vẫn phải cố tỏ ra mọi thứ đủ đầy, cơm ngon canh ngọt để người nhà khỏi lo lắng”.
“Tôi cũng có vợ làm ở bệnh viện. Thực sự, công việc này quá vất vả, hằng ngày tiếp xúc với bệnh tật, nguy cơ lây nhiễm và luôn áp lực, nhưng đổi lại chỉ là một mức lương quá thấp theo quy định, chế độ đãi ngộ cũng không có gì đặc biệt. Học hành 5 năm ra trường, đi làm hơn 10 năm, nhưng lương vợ tôi không bằng người phụ hồ. Tôi so sánh như vậy, chắc nhiều người sẽ nói không công bằng vì y bác sĩ còn có bảo hiểm xã hội, nhưng thực sự, số tiền chênh lệch chẳng đáng là bao so với thu nhập của các ngành nghề khác. Chúng tôi cũng đang tính đến chuyện sẽ nghỉ việc để đầu tư làm việc khác”, độc giả Mkoi54 chia sẻ.
>> Để y bác sĩ không thành thiên thần đói ăn, thiếu ngủ
Đề cập đến vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng cần có chính sách riêng cho lực lượng y tế tuyến đầu như phụ cấp về độc hại, cường độ làm việc, làm ngoài giờ. Độc giả Trung Hiếu Lê cho rằng cần tìm hiểu nguyên nhân các y, bác sĩ nghỉ việc để từ đó có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
“Tôi loại bỏ vấn đề y bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng, không thể chấp nhận. Còn lại, tôi cho rằng thời điểm này không phải là lúc kỷ luật, răn đe. Họ đã ròng rã tham gia chống dịch suốt hai năm nay, họ cũng có gia đình, người thân, họ cũng đã rất mệt mỏi và đuối sức. Nếu dùng biện pháp mạnh như tước giấy hành nghề, liệu phản ứng tiêu cực dây chuyền có lan rộng ra tất cả y bác sĩ còn lại? Chúng ta nói đã chăm lo cho họ, hỗ trợ và có chế độ ưu đãi, nhưng thực tế thì sao? Các cấp quản lý đã tìm hiểu rõ lý do tại sao họ tự ý bỏ việc chưa? Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Hãy tìm hiểu kỹ và động viên từ tinh thần cho đến vật chất (phụ cấp, lương) và đặc biệt là phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn tối đa cho lực lượng y tế”.
Độc giả truongxuanloc2303 đồng tình: “Tôi nghĩ Bộ Y tế nên quan tâm tại sao bác sĩ lại bỏ việc? Theo quan sát từ nhiều nước trên thế giới về phòng chống Covid-19, các bác sĩ sau một thời gian công tác sẽ có biểu hiện trầm cảm vì đã chứng kiến nhiều bệnh nhân lần lượt qua đời. Về khía cạnh y đức, điều này có thể rất làm tổn thương tâm lý bác sĩ. Vậy nên, tôi cho rằng, Bộ Y tế nên cảm thông hoặc lập một đội công tác tâm lý để các bác sĩ không phải chịu quá nhiều gánh nặng. Họ đã hy sinh trong mùa dịch này rất nhiều và đã đến lúc chúng ta phải thông cảm cho họ thay vì những hình thức kỷ luật, răn đe là quá cứng rắn.”
Độc giả MyloveisWinter cho rằng các y, bác sĩ đang thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Vì thế, cần cho họ được hưởng những quyền lợi tương ứng: “Nói đi cũng cần nói lại, trách nhiệm phải đi liền với quyền lợi. Các y bác sĩ đã thể hiện trách nhiệm rồi, nhưng còn quyền lợi của họ, của gia đình họ, lương bổng, khen thưởng thì sao? Họ cũng là con người, cũng có tình cảm, cũng biết mệt mỏi. Chúng ta cũng nên cho họ thời gian làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ phép hợp lý để họ có thể tái tạo lại năng lượng và tiếp tục chiến đấu. Hằng ngày, họ tiếp xúc bao nhiêu người, bao nhiêu kẻ chống đối, khó chịu nên họ cũng mệt, tinh thần cũng bị bẻ gãy. Bằng đó con người cứ căng mình chống dịch mà không có hỗ trợ hiệu quả thì dù có dùng hình phạt để răn đe, e rằng họ cũng sẽ chẳng trụ lại lâu.”
Độc giả hysay2 đề xuất luân chuyển y bác sĩ tại các vùng dịch để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm áp lực: “Nên có chế độ luân chuyển, luân phiên các y bác sĩ đi vùng dịch sau khi đảm bảo quy trình bong bóng. Tuyến đầu đã căng sức hàng tháng trời và stress do nhiều ca bệnh không qua khỏi. Thay vì xét trách nhiệm, Bộ Y tế hãy tạo điều kiện để họ cân bằng và nạp lại năng lượng. Y bác sĩ dù chuyên môn và bản lĩnh đến mấy, cũng vẫn là con người, không thể chạy 300% sức liên tục được. Phải có quãng nghỉ, phải có lúc tạm thay đổi môi trường để giảm tải áp lực cho họ”.
Tổng đài viên đặc biệt
Đang ăn cơm tối thì điện thoại reo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay vội buông bát vì đoán đó là cuộc gọi của F0 đến Tổng đài 1022, được nối máy đến.
Giọng nam trung niên gấp gáp bên kia điện thoại: "Bác sĩ ơi, tôi khó thở quá, chắc tôi trở nặng rồi".
"Anh bình tĩnh, làm đúng theo hướng dẫn để tôi chẩn đoán chuẩn xác nhé. Hãy đặt tay lên bụng, đếm số lần bàn tay nhô lên. Đặt tay vào vào lồng ngực trái, đếm nhịp tim. Nhớ thở bình thường, không thở gấp", bác sĩ Bay đề nghị.
Sau khi thực hiện theo, giọng nam bệnh nhân còn nguyên vẻ lo lắng: "Bác ơi nhịp thở 16 lần lận, còn nhịp tim tới 80. Tôi phải làm sao đây?". Nghe bác sĩ phân tích các chỉ số là bình thường, trấn an, đồng thời phổ biến kiến thức về các dấu hiệu F0 trở nặng, khi nào cần can thiệp y tế, còn hiện giờ tiếp tục theo dõi tại nhà... ông vẫn chưa bớt hoang mang.
Hiện là tuần thứ 2, bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3) tham gia tư vấn cho F0, F1 qua Tổng đài 1022. Nam bệnh nhân trên là một trong khoảng 30 người bà tư vấn trong mỗi ca trực buổi tối, 19h-21h. "Nhiều F0 cách ly tại nhà gặp vấn đề về tâm lý, lo lắng về bệnh nên cần bác sĩ hỗ trợ. Như trường hợp bệnh nhân trên, nhịp thở dưới 24 lần/phút và nhịp tim dưới 100 lần/phút là bình thường nhưng ông ấy vì quá lo sợ nên tưởng mình trở nặng", bác sĩ Bay chia sẻ.
Nhưng cũng có khá nhiều trường hợp gọi đến tổng đài khi bệnh nhân chuyển nặng, bà Bay sẽ xác định có hay không cần can thiệp hỗ trợ cấp cứu, ghi nhận địa chỉ và tình trạng bệnh rồi báo thông tin vào nhóm chat có các bên liên quan để mọi người cùng hỗ trợ. Sau mỗi ngày, các bác sĩ thường họp nhóm để trao đổi, theo dõi sát các trường hợp để hỗ trợ, xem đã hỗ trợ hiệu quả chưa, người dân có gọi lại không...
Có 32 chuyên gia đang tham gia tư vấn hỗ trợ các vấn đề liên quan sức khỏe và phòng chống Covid-19 thông qua Tổng đài 1022. Họ là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ đến từ Hội Y học TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM; chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học tại các bệnh viện. Sau khi hoàn tất công việc chuyên môn và nhiệm vụ tại đơn vị, mọi người sẽ trực tổng đài trong 2 giờ. Trung bình mỗi ca có khoảng 10 người trực từ xa. Nhân viên tổng đài sẽ tự động kết nối cuộc gọi của người dân với số điện thoại bác sĩ đã đăng ký.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay là một trong 32 bác sĩ tham gia trực tổng đài 1022. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 3.
Tổng đài miễn phí 1022 được Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Y tế phối hợp thành lập hôm 23/7, trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh, số ca nhiễm liên tục tăng, các F1, F0 đang được cách ly theo dõi tại nhà cần hỗ trợ kiến thức chăm sóc bệnh.
Khi bệnh nhân gọi đến tổng đài, bấm phím 3 sẽ được hướng dẫn cách xử trí các tình huống phát sinh trong quá trình theo dõi bệnh, hỗ trợ các trường hợp chuyển nặng, tư vấn tự chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, các loại thuốc cơ bản cần chuẩn bị và cách sử dụng...
Nếu người dân gặp hoàn cảnh đời sống khó khăn vì dịch bệnh, bấm phím 2 sẽ được hướng dẫn, ghi nhận thông tin để cơ quan chức năng xử lý.
Bác sĩ Bay kể, bà và nhiều đồng nghiệp đã đăng ký ngay sau khi đọc được lời kêu gọi y bác sĩ tham gia trực Tổng đài 1022. Ngoài việc hỏi về những triệu chứng gặp phải, rất nhiều F0 hỏi "vì sao chưa được đưa đến bệnh viện", một số khác cho biết hoàn cảnh khó khăn khi phải cách ly một mình cần hỗ trợ y tế, thực phẩm... Ngoài ra, có nhiều việc người dân khó khăn vì Covid-19 gọi đến hỏi, song không thuộc chuyên môn nên đôi khi làm các chuyên gia bối rối.
"Có chuyện vui, buồn lẫn lộn. Nhưng tựu chung là chúng tôi thấy thương bà con trong đại dịch, thương đội ngũ y tế đang nỗ lực chống dịch. Nên được góp chút sức, chúng tôi thấy rất vui", bác sĩ Bay chia sẻ.
Tương tự, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung (Chủ tịch Hội Y học TP HCM) cũng tham gia trực Tổng đài 1022 từ những ngày đầu. Ca trực của bà 8-10h, trung bình mỗi ngày tư vấn cho khoảng 40 cuộc gọi. Bà cho rằng, việc đồng hành cùng các F1, F0 đang cách ly theo dõi tại nhà rất quan trọng trong bối cảnh người nhiễm mới đang tăng rất nhiều. Bên cạnh các hỗ trợ y tế, kiến thức chăm sóc bản thân, bác sĩ khi nói chuyện, chia sẻ sẽ khiến bệnh nhân vững vàng, thoải mái tâm lý, mau hồi phục hơn. "Mỗi lần giúp được ai, chúng tôi lại thấy có động lực, sẽ cố gắng nhiều hơn", bác sĩ Dung nói.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung hiện là Chủ tịch Hội Y học TP HCM. Ảnh: Thành uỷ TP HCM.
Cổng thông tin 1022 có 86 đơn vị tham gia và 625 đầu mối xử lý, gồm: chính quyền các cấp, cơ quan chức năng để hỗ trợ xử lý những phản ánh về các vi phạm trong phòng chống Covid-19. Việc bổ sung thêm nhánh số 3 là kênh tư vấn sức khỏe liên quan Covid-19 được đánh giá là san sẻ gánh nặng với ngành y tế, đồng hành cùng người dân, các F1, F0 cách ly tại nhà sớm vượt qua dịch bệnh.
Theo Sở Thông tin - Truyền thông TP HCM, dù tăng cường số lượng nhân viên 20-30 người chia 3 ca, trực 24/24h, song lượng cuộc gọi đến tổng đài rất cao, chủ yếu trợ giúp liên quan Covid-19. Trong ba ngày từ 22/7 đến 25/7, tổng đài nhận hơn 190.000 cuộc gọi và tiếp nhận, chuyển đơn vị xử lý hơn 9.700 cuộc; hơn 180.000 chưa thể tiếp nhận. Để giải quyết khó khăn, cơ quan này đề nghị bổ sung tổng đài viên từ Công viên phần mềm Quang Trung, các tình nguyện viên.
"So với tuần đầu hoạt động, hiện mọi thứ đã ổn định hơn cả về phía tổng đài cũng như bác sĩ trực tư vấn. Công việc đang dần vào guồng", Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay cho biết.
Gần 200 y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai lên đường chi viện TPHCM Trưa nay, gần 200 y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai cùng hàng loạt trang thiết bị y tế đã lên đường chi viện cho tâm dịch TPHCM. Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cũng là trưởng đoàn, lực lượng Nam tiến lần này có 184 cán bộ sẽ tiếp quản khu điều trị Hồi sức tích...