Ngàn Nưa, miền lau trắng
Chúng tôi về thăm khu di tích núi Nưa của xứ Thanh. Giữa đồng bằng sông Mã trù phú, dãy núi linh thiêng này nổi lên như một bức tường thành ngang qua vùng Triệu Sơn, một miền đất mang dấu ấn văn hoá lịch sử đặc sắc.
Nhiều di tích ở núi Nưa gắn với cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Những lời ca về hình ảnh tuyệt vời của người nữ anh hùng dân tộc trên dải đất này đi vào tâm thức nhiều thế hệ người Việt:
Ru con con ngủ cho lành
Mẹ còn gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Câu nói đầy khí phách của vị nữ tướng mới 20 tuổi, người đã thay anh trai là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược còn mãi với sử xanh: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ…”.
Quanh khu vực núi Nưa còn các địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa như Gò Đống Thóc, nơi để kho lương thực của nghĩa quân; Đồng Kỵ, nơi nuôi ngựa; Bùng Voi Đẳm, nơi tắm cho voi; Bùng Cổ Ngựa, nơi cho ngựa tắm và uống nước… của nghĩa quân Bà Triệu.
Cùng với những di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa, khu vực núi Nưa còn là vùng văn hoá, với sự phong phú của các truyền thuyết lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ, hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian, mang những giá trị tinh hoa của cuộc sống và con người ở đây.
Đường về khu di tích đã được mở rộng, tuy có những đoạn khá dốc, có biển cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện đi lại. Chúng tôi viếng đền thờ Bà Triệu ở chân núi rồi ngược lên khu di tích trên đỉnh, ở độ cao trên 580 mét, một quần thể có đền Nưa, giếng Tiên, huyệt đạo Am Tiêm cùng một số di tích khác. Cùng với Đá Chông ( Ba Vì, Hà Nội ) và núi Bà Đen (Tây Ninh), Am Tiêm được các nhà phong thuỷ coi là một ba huyệt đạo của Việt Nam, nơi giao hoà khí thiêng trời đất, thu hút rất đông du khách tới thăm, đặc biệt trong dịp lễ hội đầu năm.
Khu đền Nưa nằm trên đỉnh núi. Ở đây , ngoài các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và huyệt đạo An Tiêm còn có chùa Am Tiêm, đền chúa Thượng Ngàn, đền thờ đạo sĩ Tu Nưa, ban thờ lộ thiên thờ thần núi Tản Viên… Từ năm 2009, khu vực này đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Chúng tôi lên đỉnh núi Nưa. Một ngày nắng đẹp. Bầu trời trên như cao hơn. Giữa bốn bề cây xanh, không khí rất trong lành, yên tĩnh. Mùi hương trầm nhẹ bay gợi cảm giác hoài niệm về những dấu ấn mà thời gian để lại trên mảnh đất này. Theo chân các du khách thập phương, chúng tôi viếng đền, thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân, thăm giếng Tiên, tương truyền là nơi Bà Triệu và nghĩa quân vẫn lấy nước rửa mặt trước khi ra trận, thăm vườn cây bồ đề và các điểm di tích trong khu vực.
Những trải nghiệm rất ấn tượng với mỗi người tại huyệt đạo Am Tiêm. Huyệt đạo nằm trên một mỏm cao, bán kính khoảng hơn 20 mét, có tầm nhìn ra các hướng. Theo các nhà phong thủy, đây là nơi hội tụ linh khí của đất và trời. Một ban thờ chính đặt ở giữa, bốn phía đều có bát hương, ứng với ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đường Thiền Hành bao quanh huyệt đạo. Du khách sẽ đi theo chiều kim đồng hồ, nam 7 vòng, nữ 9 vòng, trước khi vào khấn ở ban thờ chính. Trong không khí trang nghiêm, chỉ còn tiếng chuông gió reo khẽ, mọi người nhắm mắt, thả lỏng người, tâm thế thanh thản để cảm nhận luồng sinh khí của đất trời truyền qua cơ thể, đem lại một cảm giác khoan khoái, nhẹ nhõm.
Từ huyệt đạo Am Tiêm, sau khi làm lễ, chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng phong cảnh toàn vùng. Đồng ruộng, làng mạc thanh bình nối tiếp nhau gần xa. Sông suối uốn khúc như trong một bức tranh thuỷ mặc. Qua những hàng lau đang mùa trổ cờ, đồng bằng sông Mã mang nhiều trầm tích văn hoá và lịch sử trải dài trong tầm mắt – một vẻ đẹp mang sức sống trường tồn được lưu truyền qua nhiều thế hệ trên mảnh đất này.
Video đang HOT
Lịch trình khám phá Vĩnh Long trong 2 ngày
Trong chuyến thăm miền Tây, Vĩnh Long là điểm đến bạn không thể bỏ qua. Mảnh đất này mang vẻ đẹp trù phú, cuốn hút khách du lịch.
Vĩnh Long có nhiều di tích lịch sử gắn liền với các giai thoại. Nơi đây còn là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu ái nhiều cảnh đẹp. Ngoài đồng lúa, Vĩnh Long còn có miệt vườn cây trái sai trĩu, sông dài nước ngọt quanh năm...
Lịch trình
Ngày 1
10h-11h: Bến xe buýt Cần Thơ - Vĩnh Long
12h-13h: Check-in khách sạn và ăn trưa
13h30: Tham quan nhà cổ Cai Cường
Ngôi nhà này nguyên là của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương xưa. Ông là người giàu có nhất vùng nên người dân thường gọi là Cai Cường. Ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1885 theo hình chữ Đinh với hai nếp nhà được bố trí vuông góc. Đầu gian sau được đấu vào giữa gian nhà trước, hướng chính nhà được quay ra rạch Cái Muối.
Vĩnh Long mang vẻ đẹp trù phú, yên bình.
15h: Chùa Ông Vĩnh Long (Thất Phủ miếu)
Chùa có từ thời nhà Nguyễn, là một công trình độc đáo, mang nét kiến trúc của người Hoa. Mái được lợp ngói âm dương, bốn góc cong vút. Bên trong là những cột được làm bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh tế.
Bạn có thể ghé thăm các ngôi chùa cổ kính khi đến Vĩnh Long.
16h: Chùa Phật Ngọc Xá Lợi
Chùa nằm tại xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long. Chùa Phật Ngọc Xá Lợi được xây dựng từ năm 1970 với diện tích là 1,7 ha, do cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trụ trì. Đây là một trong những ngôi chùa thiêng liêng và cổ kính bậc nhất miền Tây.
16h45: Check-in Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận là điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Vĩnh Long.
Đây là cầu dây văng và bắc qua sông Mê Kông đầu tiên ở Việt Nam. Cầu Mỹ Thuận giữ vai trò là trục giao thông huyết mạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Từ cầu bạn có thể ngắm toàn cảnh sông Tiền từ trên cao. Đây cũng là điểm ngắm hoàng hôn đẹp khi đến Vĩnh Long.
18h:-19h: Ăn tối và đi dạo quanh trung tâm thành phố.
Ngày 2
5h-7h: Lò gốm Mang Thít
Đây là hệ thống lò gạch, gốm có tuổi đời hàng trăm năm. Lò gốm cũng là nơi hấp dẫn các tay máy tới chụp hình. Du khách tới địa điểm này sẽ được tham quan làng gốm, nghe những câu chuyện về nghề làm gốm gia truyền, tận mắt chứng kiến từng công đoạn làm ra những sản phẩm thủ công chất lượng.
Lò gốm Mang Thít là điểm đến bạn không thể bỏ qua.
8-9h: Ghé thăm làng gốm Long Hồ và chuẩn bị di chuyển đến địa điểm mới.
Phương tiện di chuyển:
Máy bay: Nếu ở các tỉnh xa, bạn có thể đi máy bay đến Cần Thơ sau đó qua Vĩnh Long chơi.
Xe khách: Xe xuất phát từ bến xe miền Tây ở TP.HCM hoặc các trạm trên đường Lê Hồng Phong.
Bạn có thể đến Vĩnh Long bất cứ mùa nào trong năm nhưng nếu đi mùa khô thì sẽ được ghé thăm vườn cây ăn quả. Hầu hết khách du lịch đều thích đến Vĩnh Long vào mùa nước nổi, từ tháng 10-12.
5 năm đi khắp Việt Nam ghi lại cảnh đẹp 3 miền Đi khắp đó đây, khám phá văn hóa nhiều đất nước trên thế giới, nhưng nét thân thuộc, hiền hòa dọc 3 miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam vẫn in sâu và chiếm trọn tình cảm trong tôi. Núi non hùng vĩ Nhiều nhiếp ảnh gia say mê vẻ đẹp đất nước và có chung ý tưởng thực hiện những bộ...