Ngăn ngừa tình trạng thai lưu chỉ với một thiết bị nhỏ bằng móng tay
Mới đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu vô cùng tuyệt vời: thiết bị có khả năng giảm thiểu 2,6 triệu ca thai lưu mỗi năm trên khắp thế giới. Các mẹ có thể tự đeo và kiểm tra tại nhà rất tiện dụng.
(ảnh minh họa: BBC)
Cơ chế hoạt động của thiết bị ra sao?
Đây là thiết bị có cơ chế cảm ứng tương tự như màn hình điện thoại thông minh khi phát hiện chuyển động. Hai nhà nghiên cứu Chenxi Yang và Negar Tavassilian tại Học viện công nghệ Stevens (Stevens Institute of Technology) đã áp dụng công nghệ cảm biến tiện lợi vào trong thiết bị nhỏ bằng móng tay, có một lớp vảo vệ bên ngoài kích thước rất nhỏ, để các thai phụ đeo vào một cách tiện lợi nhất. Giống như máy đo các số liệu địa chấn, tính năng cảm biến tiếp nhận nhịp đập của tim thai làm cho bụng mẹ rung lên giúp cho việc theo dõi tim thai tiện lợi và dễ dàng hơn.
Yếu tố nào quyết định tính chính xác của thiết bị?
Chắc chắn thiết bị này chưa thể thay thế các máy móc đo tim thai chuyên dụng. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm mang lại những số liệu khá tích cực. Khi khảo sát trên 10 phụ nữ mang thai có đeo thiết bị này, tỉ lệ chính xác là 80%. Nhóm nghiên cứu còn tiếp tục tiến hành thí nghiệm, nhằm tăng tỷ lệ chính xác đến gần hơn với con số 99%.
Khoảng một phần ba số trường hợp thai chết lưu thường không có dấu hiệu báo trước. Với cơ chế hoạt động dựa trên dấu hiệu điện cực tương tự với quy trình phát hiện tim thai tiêu chuẩn, thiết bị sẽ cảnh báo sớm nhất đến các bà mẹ, thôi thúc họ đến gặp bác sĩ sớm nhất, nhằm gia tăng cơ hội cứu sống thai nhi.
Video đang HOT
Bảo vệ thai nhi với thiết bị đeo thông minh
Ưu điểm của thiết bị so với những sản phẩm cạnh tranh khác
Trên thế giới đã xuất hiện một số sản phẩm với khả năng cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho bào thai, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận an toàn. Đó là thiết bị mang tên Owlet, áp dụng cơ chế dải điện cực để theo dõi và ghi lại nhịp tim của thai nhi. Một thiết bị khác có tên gọi Rubi, sử dụng công nghệ nano để theo dõi sự thay đổi điện thế ở thai nhi và truyền dẫn dữ liệu đến điện thoại thông minh.
Khi được hỏi về ưu điểm sản phẩm của mình, hai nhà nghiên cứu Yang và Tavassilian chia sẻ: sản phẩm của họ có mức giá hợp lý hơn hẳn (dưới 100 USD), có thể sạc điện (thời lượng pin trong khoảng 24 giờ), sử dụng dễ dàng, không đi kèm những điện cực cồng kềnh mà các bệnh viện đang dùng.
Vượt ngoài khả năng theo dõi nhịp tim của thai nhi, ngăn ngừa thai chết lưu, thiết bị này đáp ứng nhu cầu tự theo dõi sự phát triển và chuyển động của thai nhi, phát hiện các biến chứng sớm nhất có thể, vô cùng hữu ích trong việc theo dõi sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ.
Theo VietTimes
Thế giới ứng dụng KHCN trong bảo trì đường bộ như thế nào?
Theo báo cáo tình trạng TNGT tại Hoa Kỳ, trong 5 năm trở lại đây, 'ổ gà' đã khiến cho 16 triệu phương tiện bị hư hại, trong đó bao gồm thủng lốp, chấn động giảm xóc, cong vành bánh xe.
Theo ước tính, thiệt hại do 'ổ gà' trên đường khiến cho ngành bảo hiểm của Mỹ thất thoát 3 tỷ USD/năm nhằm khắc phục hậu quả trên các phương tiện. Báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, để có thể sửa chữa toàn bộ các 'ổ gà' theo phương pháp truyền thống trên toàn bộ quốc gia, Chính phủ cần tới lượng ngân sách khổng lồ lên đến 17 tỷ USD.
Một tuyến đường tại Nhật Bản
Vật liệu phụ gia Nano: Tương lai mới của bảo trì đường bộ
ó thể sửa chữa toàn bộ các "ổ gà" theo phương pháp truyền thống trên toàn bộ quốc gia, Chính phủ cần tới lượng ngân sách khổng lồ lên đến 17 tỷ USD.
Để khắc phục tình trạng xuất hiện "ổ gà" và giảm thiểu chi phí sửa chữa, vừa qua các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Vật liệu cấu trúc phức tạp thuộc Viện Khoa học Vật liệu Thụy Sỹ đã công bố thử nghiệm phương pháp sử dụng vật liệu phụ gia nano từ tính nhằm giúp nhựa đường trong tương lai có khả năng tự chữa lành hư hại.
Công nghệ nano (nano technology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, 01nm = 10-9m). Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Công nghệ nano bao gồm: Cơ sở khoa học nano; phương pháp quan sát và can thiệp ở quy mô nanomet; chế tạo vật liệu nano; ứng dụng vật liệu nano.
Đối với sửa chữa và bảo trì đường, phương pháp nano được áp dụng dựa trên quá trình trộn lẫn các hạt nano hợp nhất với các chất kết dính bi-tum, qua đó sử dụng nhiệt độ để làm nóng chất kết dính để tạo độ mềm. Chất phụ gia sau quá trình làm nóng sẽ được đổ vào các "ổ gà" nhằm lấp đầy các vết nứt. Độ chính xác và hiệu quả của phương pháp này dựa trên sự tính toán chính xác lượng hạt nano oxit sắt cần thiết để trộn với phụ gia bi-tum. Sản phẩm được trộn thành công sẽ có độ dính cao, màu đen và có khả năng bám dính tốt nhằm duy trì vị trí của lớp nhựa đường sau khi vật liệu nano được đưa vào "ổ gà". Vật liệu phụ gia nano sau khi được đun nóng sẽ có khả năng thẩm thấu cao vào các vết nứt do "ổ gà" gây ra, làm đầy các khe nứt nhỏ, tạo ra hiệu ứng tự sửa chữa.
Đối với những con đường thường xuyên có phương tiện đi lại có sự tác động liên tục từ áp lực cơ học và ảnh hưởng của môi trường. Vật liệu nano sẽ ngăn ngừa hoàn toàn sự xuất hiện của các vết nứt trong tương lai. Bên cạnh đó, tuổi thọ của vật liệu này có thể được kéo dài một cách dễ dàng bằng cách cho các tuyến đường tiếp xúc với trường điện từ một năm một lần.
Sử dụng phần mềm quản lý chất lượng đường
Bên cạnh các công nghệ xây dựng mới nhằm giảm thiểu chi phí và gia tăng chất lượng đường bộ, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng phần mềm theo dõi và bảo trì đường (RMS - Road maintenance system). Hệ thống thu thập thông tin liên quan đến tuyến đường đang được theo dõi dựa trên dữ liệu giao thông, hình ảnh quan sát vệ tinh và dữ liệu địa chất của vùng. Dựa trên các thông tin thu thập được, hệ thống sẽ tìm kiếm những lỗ hổng trong quá trình chi tiêu bảo trì đường, qua đó đưa ra các giải pháp hiệu quả và riêng biệt hơn đối với từng công trình đường bộ nằm dưới sự theo dõi. Ngoài ra, hệ thống RMS còn có thể đưa ra giải pháp logistics, xây dựng giao thức ứng phó và khắc phục thảm họa; đánh giá thiệt hại kỹ thuật thời gian thực và các giải pháp bảo mật mã hóa dữ liệu cấp quân sự.
Công nghệ đường bộ đổi mới làm giảm bảo trì đường bộ
Bên cạnh việc khắc phục các vấn đề hiện tại bằng công nghệ và phương pháp quản lý hiện có, các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển những phương thức mới để giảm sự hao mòn trong quá trình sử dụng. Một trong những thủ phạm lớn nhất gây thiệt hại nhựa đường là xâm nhập nước và một số công nghệ vật liệu đường bộ mới trong những năm gần đây đã được phát triển nhằm giải quyết vấn đề này. Sử dụng vật liệu lát - kết hợp giữa nhựa đường dạng xốp và bê tông là một trong những biện pháp mới được chính phủ nhiều nước áp dụng. Phương pháp này giúp cho nước có thể chảy qua các kẽ nhỏ bên trong cấu trúc đường, qua đó giúp ngăn ngừa hình thành vũng nước - một trong những thủ phạm gây ra sự biến dạng mặt đường.
Đường thông minh có trang bị hệ thống sạc cho xe hơi điện
Tại Nhật Bản, các tuyến đường lớn như đường cao tốc, đường huyết mạch thành phố và các tuyến đường đến các trạm tàu lớn đều được trang bị hệ thống ống nước chôn dưới bề mặt. Khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết không thuận lợi như đóng băng, bão lớn..., hệ thống máy bơm sẽ đưa nước được kiểm soát nhiệt độ qua các đường ống này, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trên mặt đường, giảm thiểu nguy cơ đóng băng mặt đường.
Công nghệ đường phố thông minh cũng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Một số quốc gia như Hà Lan, Hoa Kỳ đang tiến hành xây dựng thử thí điểm các tuyến đường không cần bảo trì bằng cách lắp đặt hệ thống điện mặt trời cung cấp điện cho hệ thống kiểm soát nhiệt độ đường và đèn LED tín hiệu. Các nhà khoa học từ Đại học Nebraska Lincoln cũng tạo ra một giải pháp sử dụng dòng điện 48 volt trong bê tông, qua đó tạo ra nhiệt nhằm ngăn chặn sự tích tụ băng và tuyết hoàn toàn trên đường
Theo GTVT
Facebook có thể đọc được suy nghĩ của bạn thông qua kính AR Facebook hiện đang phát triển kính AR có thể đọc được suy nghĩ của bạn mà không cần cấy bất kỳ con chip nào vào đầu. Facebook đã phát triển máy tính có thể đọc được suy nghĩ từ năm 2017. Mới đây công ty đưa ra bản cập nhật đầu tiên vào 30 tháng 7, trình bày chi tiết về kế hoạch...