Ngăn ngừa người nước ngoài vi phạm pháp luật trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Nhiều người nước ngoài và người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài nhận thức chưa đúng, chưa rõ quy định pháp luật của Việt Nam, ở lại chủ yếu nhờ dịch vụ làm thủ tục
Có trường hợp cố tình ở lại Việt Nam, hoạt động sai phạm, bị xử lý dưới hình thức phạt tiền và trục xuất…
Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh Công an TP Hồ Chí Minh, đánh giá: Vi phạm pháp luật của người nước ngoài trên địa bàn thành phố (NNN) chủ yếu là nhập cảnh trái phép; sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tổ chức đánh bạc; cố ý gây thương tích; bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng; tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; quá hạn tạm trú (chiếm khoảng 90,5% tổng số vi phạm).
Về vi phạm của các cơ quan, tổ chức nước ngoài như, lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài (số vốn ít, nhiều cá nhân góp vốn) để làm thủ tục cư trú, bảo lãnh cho nhiều thân nhân cư trú dài hạn tại Việt Nam. Sau khi được cấp giấy tờ cư trú dài hạn thì giải thể công ty hoặc chỉ thành lập trên giấy tờ, không có hoạt động thực tế.
Đáng lưu ý, nhiều cá nhân người Việt Nam, thành lập công ty nhỏ lợi dụng pháp nhân bảo lãnh cho NNN nhập cảnh vào làm việc. Tuy nhiên, thực tế không có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài mà dùng thủ đoạn này để bảo lãnh cho NNN nhập cảnh. Sau đó, NNN tự do tìm kiếm việc làm, tự do hoạt động, mà công ty không quản lý dẫn đến nhiều trường hợp NNN vi phạm pháp luật; cho NNN thuê nhà (nhà nguyên căn, các căn hộ chung cư…), nhưng không thực hiện khai báo tạm trú cho NNN; không quản lý để NNN lợi dụng địa điểm tổ chức cờ bạc, cá cược, lừa đảo qua mạng; chứa chấp NNN vi phạm…
Bên cạnh đó, nhiều NNN và người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài nhận thức chưa đúng, chưa rõ quy định pháp luật của Việt Nam, ở lại chủ yếu nhờ dịch vụ làm thủ tục… có trường hợp cố tình ở lại Việt Nam, hoạt động sai phạm, bị xử lý dưới hình thức phạt tiền và trục xuất.
Từ ngày 1/7/2020 (ngày Luật bổ sung, sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của NNN tại Việt Nam có hiệu lực) đến nay, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANTT, các đơn vị chức năng của Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý 5.311 vụ (gồm 23 tổ chức và 5.645 cá nhân NNN) vi phạm pháp luật. Trong đó, Công an xử lý hình sự 48 đối tượng; trục xuất 439 đối tượng (trong đó có một số đối tượng truy nã quốc tế).
Video đang HOT
Đáng lưu ý, Công an quận 10, Công an quận Bình Thạnh phát hiện 2 vụ đối tượng NNN thành lập nhiều công ty tổ chức hoạt động cho vay “tín dụng đen” qua app, số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng; Công an TP Thủ Đức phát hiện 8 NNN nhập cảnh trái phép, tổ chức hoạt động lừa đảo qua mạng; Công an quận 8 phát hiện 7 NNN lừa đảo qua hoạt động đầu tư chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán của nước ngoài; Công an huyện Nhà Bè kiểm tra, phát hiện 44 NNN sử dụng mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản NNN; Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng là NNN lừa đảo, đánh bạc, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích…
Nhóm đối tượng người nước ngoài trốn truy nã bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ.
Điển hình, qua công tác nghiệp vụ, ngày 22/5, Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ khác bắt 3 đối tượng quốc tịch Hàn Quốc (có lệnh truy nã quốc tế) sử dụng công nghệ cao hoạt động phạm tội, gồm: Jeong Ki-won (SN 1974), Park Jai-hyung (SN 1983), Jang Woo-jin (SN 1980). Các đối tượng trên lần lượt nhập cảnh vào Việt Nam từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Tại Việt Nam, chúng tạo “vỏ bọc” là nhà đầu tư, chuyên gia NNG được một số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bảo lãnh, hợp thức hóa hồ sơ xin cấp thị thực và thẻ tạm trú. Theo hồ sơ truy nã của Interpol, các đối tượng đã tạo lập và điều hành trang web đánh bạc, cá cược online, vận hành hệ thống trò chơi “Slot” trên Internet tại Việt Nam để kiếm tiền (đây là trò chơi đánh bạc, người chơi nạp tiền để chơi và thắng thua bằng tiền). Để tránh sự phát hiện, chúng làm việc chung và thường xuyên liên lạc qua ứng dụng Telegram và cài đặt chế độ tự xóa tin nhắn trong ngày.
Để phòng ngừa tình trạng NNN vi phạm pháp luật, Công an TP Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan công tác xuất nhập cảnh, đảm bảo đến từng hộ dân, cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê…) và từng người nước ngoài cư trú, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh với các nội dung như, hướng dẫn khai báo tạm trú cho NNN trên mạng internet (địa chỉ https://hochiminh.xuatnhapcanh.gov.vn/); gia hạn thị thực, tạm trú, khai báo mất giấy tờ hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh; các văn bản Luật Nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của NNN tại Việt Nam, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam.
Đồng thời, Công an TP Hồ Chí Minh rà soát, lập danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến NNN nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động tại TP Hồ Chí Minh như, công ty du lịch, lữ hành, các tổ chức cá nhân cho NNN thuê nhà ở, thuê phương tiện, làm ăn giao dịch, môi giới; hướng dẫn viên du lịch; NNN là chủ các cơ sở kinh doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Sa lầy "tín dụng đen", mất hết đất đai, nhà cửa
Chưa bao giờ tình trạng rao bán đất, nhà ở trên khắp Quảng Trị nhiều nhan nhản như hiện nay. Với giá chỉ bằng một nửa lúc "sốt đất" nhưng hầu như không có người trả giá.
Đáng chú ý, bên cạnh cắt lỗ, xả hàng, nhiều người rao bán nhà với lý do... chuyển công tác nhưng thực chất họ đang dính vào "tín dụng đen".
Một căn biệt thự sang trọng ngay bên chợ trung tâm thị trấn biển Cửa Việt, huyện Gio Linh bỗng vắng chủ nhiều tháng. Sau khi tất cả đồ đạc được chuyển khỏi nhà vì lý do cấn nợ, ngôi nhà được thay chủ mới chỉ trong chớp mắt khiến những người khác còn liên quan nợ nần không kịp trở tay, không thể tìm ra chủ cũ. Trò chuyện với PV Báo CAND, ông Hoàng Sĩ, chủ một cửa hiệu giày, dép ở đây cho biết, người này nổi lên giàu có từ khoảng 4-5 năm nay.
Các đối tượng "tín dụng đen" dán thông tin cho vay lãi ở khắp nơi.
Đáng chú ý, người này dùng mác nhà cửa và vẻ sang trọng bên ngoài để huy động vốn. Nhìn vào cơ ngôi đồ sộ cùng sự cư xử hào phóng, không chỉ những người nhiều tiền tin tưởng cho vay, ngay cả những người già buôn bán mớ rau, mớ cá ở gần đó cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền lời lãi ít ỏi hằng ngày khi được chủ nhà này đề nghị.
"Bây giờ túng thiếu, tội nghiệp vẫn là những người già yếu, khó khăn về sinh kế đó, còn các đối tượng xã hội cho vay lãi nặng và chủ nhà kể trên xét cho cùng đều là những đám lừa lọc, số tiền mất đi, thua lỗ nếu có hoàn toàn không phải kiếm được bằng trí ốc và sức lao động chân chính", ông Sĩ lộ vẻ băn khoăn.
Sau cơn "sốt" đất, ở Cửa Việt nổi lên không chỉ chủ ngôi biệt thự bị vỡ nợ khoảng 300 tỉ đồng này, mà khắp thị trấn đều đang xảy ra tình trạng bán xe, nhà, đất tương tự để trả nợ ngân hàng và "tín dụng đen" vây bủa. Vậy nên, không có gì lạ khi một chiếc xe ôtô Ford Everest mới cứng đời 2022 chỉ rao bán với giá 700 - 750 triệu đồng, Huyndai Tucson 2022 cũng chỉ 500 - 600 triệu đồng, đất biển mặt tiền đường nhựa 23m cũng chỉ có giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/m2, bằng 1/20 so với thời điểm "sốt" đất.
Tương tự, ở các địa phương khác trên toàn tỉnh Quảng Trị, đặc biệt TP Đông Hà và các huyện lân cận như Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, việc rao bán các tài sản trên nhiều nhan nhãn trên các trang facebook, zalo cá nhân. Đáng nói, với giá chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 so với thời điểm "sốt" đất nhưng hầu như không có người tương tác, trả giá.
Do không bán được tài sản để trả nợ, đặc biệt nợ "tín dụng đen", nhiều người phải tìm cách lánh mặt các đối tượng xã hội tìm đến nhà đòi nợ. Tình trạng cho vay, mượn này không chỉ gián tiếp xâm hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công tác quản lý Nhà nước có liên quan, mà còn trực tiếp gây ra những hậu quả, hệ lụy khó lường, trong đó đặc biệt là gây mất ANTT tại địa phương.
Đơn cử, trong những ngày qua, một nhóm đối tượng xã hội đã liên tục đến nhà của ông L.A.T (cán bộ Cục Hải quan Quảng Trị) tại TP Đông Hà để quay video và phán tán trên các trang mạng xã hội việc gia đình ông này vay mượn nhiều tỉ đồng và đến hạn nhưng không trả. Chưa hết, trong các video trên, nhóm đối tượng này liên tục gọi tên và chức vụ của vị cán bộ đó nhằm gây sức ép phải trả nợ "tín dụng đen".
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ, trong thời gian qua, mặc dù đã được kiềm chế với sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị chức năng, cấp ủy, chính quyền, vấn nạn "tín dụng đen" vẫn dai dẳng, âm ỉ tồn tại trong cộng đồng.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ nhằm đẩy lùi tình trạng này. Đặc biệt, lực lượng Công an đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động cho vay lãi nặng, cầm cố tài sản, các đường dây hoạt động tín dụng trái phép trên địa bàn toàn tỉnh.
Đến nay, các đơn vị Công an đã lập hồ sơ quản lý 71 cơ sở cầm đồ, 15 công ty, cơ sở tài chính, 146 cá nhân có biểu hiện hoạt động liên quan đến "tín dụng đen". Qua đó, kịp thời phát hiện tội phạm, đánh giá, phân tích, tổng hợp tình hình liên quan đến các đối tượng, các dạng hoạt động "tín dụng đen" núp bóng công ty, tổ chức, tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật.
Từ tháng 4/2022 đến nay, lực lượng Công an tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận, phát hiện, xử lý 11 vụ, với 19 đối tượng hoạt động phạm tội liên quan đến hoạt động "tín dụng đen". Kết quả, khởi tố 4 vụ, 6 bị can. Trong đó, có 3 vụ, 4 đối tượng về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 1 vụ, 2 đối tượng về hành vi "Cưỡng đoạt tài sản".
Cơ quan Công an cũng đã xử phạt vi phạm hành chính 7 vụ với hơn chục đối tượng về các hành vi không đăng ký ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự, phát tán tờ rơi quảng cáo liên quan đến hoạt động cho vay tiền trái quy định của pháp với tổng số tiền xử phạt hơn 103 triệu đồng.
Gã ngoại quốc điều hành đường dây "tín dụng đen" Ngày 17/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Aigars Plives, sinh năm 1985, quốc tịch Latvia về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự". Trước đó, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin đã khởi tố 9 bị can...