Ngăn ngừa 5 chấn thương hay gặp nhất khi tập luyện
Tập thể dục là để khỏe lên, chứ không phải để yếu đi. Tuy nhiên, những chấn thương do việc tập luyện lại rất hay xảy ra.
Một nghiên cứu năm 2017 từ Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng của Mỹ cho thấy trong năm đó đã có hơn 526.000 lượt khám cấp cứu do chấn thương khi tập thể dục. Nhưng may mắn là hầu hết các chấn thương ở phòng tập thể dục hoàn toàn có thể phòng ngừa.
Dưới đây là 6 chấn thương phổ biến nhất – và cách để phòng tránh chúng.
1. Căng cơ lưng
Nguyên nhân: Tình trạng căng cơ vùng lưng dưới có thể xảy ra theo nhiều cách. Thông thường, những chấn thương này là kết quả của tư thế/kỹ thuật không tối ưu, quá tải ở lưng do hoạt động, động tác lặp đi lặp lại và/hoặc chuyển động xoắn vặn – đặc biệt là khi tập tạ.
Ngăn ngừa như thế nào: Hãy tăng cường sức mạnh lõi. Cố gắng tối ưu hóa độ mềm dẻo cũng có lợi. Đôi khi, nhóm cơ vùng đùi sau quá chặt có thể dẫn đến các vấn đề về lưng.
Bạn cũng nên tập trung vào việc cải thiện tư thế. Ngay cả khi không tập luyện, hãy cố gắng duy trì tư thế tốt suốt cả ngày, và tránh cong lưng để nâng vật nặng. Sử dụng phần thân dưới/cẳng chân trong những hoàn cảnh này để giảm căng cơ và gắng sức ở vùng thắt lưng.
Thử bài tập “ ngồi tựa tường” để củng cố vùng lưng và nâng đỡ nhiều hơn: Giữ cho lưng áp vào tường, đầu gối gấp và không có khoảng cách giữa lưng và tường, với hai cánh tay giang thẳng sang hai bên.
Khi nào thì đi khám bác sĩ: Đối với hầu hết các chân thương trong danh sách này, bạn nên tuân theo phương pháp PRICE (PRICE là viết tắt của bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao) và tránh cử động vùng bị thương trong vài ngày. Nhưng hễ bạn thấy đau lan từ lưng xuống chân, thì đã đến lúc tìm ý kiến chuyên môn. Tê hoặc cảm giác kiến bò hay bỏng rát có thể báo hiệu thoát vị.
Nguyên nhân: Kéo hoặc căng nhóm cơ sau đùi bao gồm các cơ vùng sau đùi.
Nó xảy ra khi các cơ này bị kéo giãn quá nhanh, thường là khi người đó tăng tốc quá nhanh từ tư thế trung gian hoặc tư thế tĩnh. Hãy hình dung một vận động viên chạy khi bắt đầu cuộc đua hoặc một cầu thủ bóng mềm lao ra khỏi chỗ của người đánh bóng sau khi vụt một cú đúp vào góc sân bên phải.
Điều trị như thế nào: Căng cơ sau đùi là loại chấn thương đặc biệt hay thay đổi và rất dễ bị lại. Tùy vào mức độ, bạn sẽ muốn chờ 2-6 tuần trước khi quay trở lại vào các hoạt động nặng đối với cơ sau đùi.
Ngăn ngừa như thế nào: Hai từ: khởi động.
Các bài tập động bao gồm kéo giãn trong khi thực hiện một loạt động tác sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với kéo giãn tĩnh (nghĩa là giữ tư thế kéo giãn trong một khoảng thời gian). Các bài tập như bước chùng chân, bước chéo chân ra trước, đá chân ra trước và bước chéo chân sẽ giúp ích.
Và không bao giờ được cứng gối. Khi khớp duỗi hoàn toàn sẽ khiến nó có nguy cơ chấn thương vì nó phải chịu toàn bộ áp lực dưới trọng tải nặng.
Khi nào thì gặp bác sĩ: Tiếng “rắc” đáng sợ ở vùng cơ sau đùi khi tham gia một hoạt động quan trọng có thể cần đánh giá sâu hơn. Nó có thể là dấu hiệu của gân khoeo bị kéo hoặc rách. Nếu bạn bị đau nhiều khi ngồi hoặc đi khập khiễng, bạn cũng nên tìm kiếm ý kiến chuyên môn.
Nguyên nhân: Trước hết – có thể một số cơ ở vùng háng khiến bạn gặp vấn đề.
Video đang HOT
Vùng bẹn, vùng chậu, và thậm chí cả một số cơ hoặc gân thành bụng có thể góp phần vào ảnh hưởng đến chấn thương này.
Tuy nhiên, thường thì những chấn thương loại này có liên quan đến chuyển động dang hai, thường là do quá kéo giãn cơ ở khu vực này.
Điều trị như thế nào: Ép khu vực này có thể hữu ích trong phục hồi chức năng, quần sịp ép thường hữu ích. Và nghỉ ngơi là chìa khóa, thường mất từ 3-6 tuần.
Ngăn ngừa như thế nào: Kéo giãn động để khởi động chân. Cũng nên tập với dây chun kéo và tập củng cố các cơ mặt trong đùi và háng.
Đảm bảo lắng nghe cơ thể. Nếu thấy những cơ này bắt đầu đau hoặc mỏi, thì chúng có thể bị làm việc quá sức và sắp sửa bị chấn thương.
Khi nào thì gặp bác sĩ: Nếu bạn nhận thấy một đám thâm tím hoặc phồng lên đáng kể thì nên đi kiểm tra vì có thể bạn bị thoát vị. Thoát vị có thể là hệ quả hoặc che giấu tình trạng co kéo vùng háng, và việc điều trị nó có thể khác với tổn thương cơ/gân vùng háng đơn thuần.
4. Viêm gân đai vai
Nguyên nhân: Đai vai được tạo thành từ bốn cơ và gân, giúp cử động vai theo mọi hướng tự nhiên. Những người taaoj các môn thể thao ném (như bóng chày và bóng mềm) và các môn thể thao dùng vợt dễ bị loại tổn thương này. Các bài tập cách quãng cường độ cao cũng có thể gây ra.
Điều trị như thế nào: Giống như các chấn thương cơ và gân khác, viêm gân đai vai có thể được điều trị bằng cách chườm đá và sử dụng thuốc chống viêm (trừ khi chống chỉ định). Và nên tránh mọi hoạt động ảnh hưởng đến khu vực bị thương trong một vài ngày.
Ngăn ngừa như thế nào: Khi đã hồi phục, nên sử dụng dây chun kéo để tăng cường các cơ đai vai. Và khi tập tạ trở lại, điều quan trọng là không được để bàn tay vuột khỏi tầm mắt. Không bao giờ để tay đi quá sau đầu/lưng, bằng không thì bạn sẽ đặt quá nhiều lực lên đai vai.
Khi nào thì gặp bác sĩ: “Khi bạn không còn có thể nhấc một ly đúp cà phê mà không bị đau đáng kể, hoặc bất cứ lúc nào bạn thây yếu ở vai khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thì nên tìm đến sự hỗ trợ y tế. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã rách một trong những cơ tạo nên đai vai.
5. “Khuỷu tay quần vợt”
Nguyên nhân: “Khuỷu tay quần vợt” bao gồm chấn thương hoặc tổn thương các cơ và gân duỗi cẳng tay và cổ tay bám vào phần ngoài của khuỷu tay.
Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể góp phần vào tình trạng này. Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến duỗi thường xuyên cổ tay và cẳng tay đều có thể gây ra “khuỷu tay quần vợt”, bao gồm cả đánh gôn.
Điều trị như thế nào: Bạn có thể dùng đai hỗ trợ khuỷu tay để giảm bớt áp lực trên cơ/gân bị ảnh hưởng. Loại đai này thường có lợi nhất trong sáu tuần đầu sau khi bắt đầu có các triệu chứng.
Ngăn ngừa như thế nào: Tăng cường vùng vai và cánh tay bằng dùng tạ quấn cổ tay và thực hiện 3 hiệp 15-20 lần động tác nằm nghiêng xoay ngoài.
Khi nào thì gặp bác sĩ: “Khuỷu tay quần vợt” thường hết sau khi nghỉ ngơi. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài quá sáu tuần hoặc khuỷu tay/cẳng tay cảm thấy yếu, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra thêm.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tỉ công dụng chỉ có trong một quả gấc
Theo nghiên cứu lượng beta-caroten có trong gấc cao gấp hai lần cà rốt, được biết đây là tiền chất của vitamin A có công dụng giúp mắt sáng, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa... Ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác của gấc mà nhiều chị em vẫn còn chưa biết?
Trong y học cổ truyền Việt Nam gấc là một loại quả không chỉ giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn trị được rất nhiều bệnh, nhiều thầy lang còn cho rằng gấc có thể dùng để thay thế mật gấu trong các bài thuốc trị sưng đau, quai bị hay chấn thương.
Gấc không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có rất nhiều công dụng khác
Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện những người thêm gấc vào thực đơn hằng ngày có tuổi thọ cao, giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đặc biệt ngăn ngừa được ung thư. Và đó chỉ mới là vài công dụng của gấc mà thôi, còn rất nhiều công dụng "thần thánh" khác mà nhiều người vẫn còn chưa biết!
1. Phòng chống ung thư
Theo các chuyên gia y tế chất lycopen có trong cà chua được đánh giá có khả năng tấn công các tế bào ung thư và ngăn chúng lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể, nhưng hàm lượng lycopen có trong gấc lại cao gấp 70 lần so với cà chua, do đó sức công phá của gấc cao và mạnh hơn rất nhiều.
Thành phần chống ung thư trong gấc cao gấp 70 lần so với cà chua
Đồng thời, trong gấc còn chứa nhiều vitamin E và carotene... đều là những chất chống oxy hóa và khả năng vô hiệu hóa tế bào ung thư rất cao, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Cũng nhờ vậy mà nhiều người Mỹ phong cho gấc là "loại quả đến từ thiên đường".
2. Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trong tinh dầu gấc còn chứa curcumin có thể tấn công các gốc tự do có trong cơ thể và cả trong tất cả loại thực phẩm mà ta sử dụng hằng ngày. Đồng thời chất này khi đi vào cơ thể còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đồng thời beta-caroten nằm ở màng của quả gấc còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các loại vị khuẩn gây bệnh.
Gấc có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và tăng sức đề kháng
3. Tăng cường sức mạnh cho chuyện "giường chiếu"
Được các chuyên gia dinh dưỡng xem là loại thực phẩm đại diện cho beta carotene vì cứ trong 100g màng đỏ của hạt gấc lại có chứa đến hơn 38mg loại dưỡng chất này. Do đó, gấc xứng đáng trở thành loại "cực phẩm" dành cho những người hiếm muộn, khi nó liên tục cung cấp cho họ những dưỡng chất tái tạo và phục hồi an toàn như: vitamin E, lycopen, beta caroten và nhiều vi chất khác.
Đồng thời theo một nghiên cứu lượng beta caroten có trong dầu gấc rất tốt cho chuyện "phòng the", vì đây là một tiền chất của vitamin A vào cơ thể làm nhiệm vụ cấu thành và đẩy nhanh quá trình sản sinh ra protein. Nếu thiếu vitamin A không chỉ gây suy nhược cơ thể mà còn ảnh hưởng đến việc sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó làm "cuộc vui" không trọn vẹn và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như: ống dẫn tinh, buồng trứng, tuyến tiền liệt,...
Theo một vài nghiên cứu dầu gấc giúp ích rất nhiều cho chuyện "giường chiếu"
Theo một vài khảo sát đối với nam giới hiếm muộn chỉ cần sử dụng 2mg lycopen mỗi ngày (chất có trong dầu gấc) trong vòng chưa đến 3 tháng sẽ cảm thấy: chất lượng tinh binh rất tốt và tốc độ di chuyển cũng tăng lên đáng kể. Cuộc nghiên cứu đã thực hiện trên 30 nam giới trưởng thành và đã có đến 6 người đã trở thành bố. Con số này tuy không lớn nhưng cũng là một điều đáng trân trọng.
5. Công dụng trong làm đẹp
Gấc chứa nhiều vitamin E do đó phù hợp cho chị em trong "công cuộc" khôi phục nhan sắc, không chỉ chống oxy hóa mạnh, giữ gìn thanh xuân mà còn chống sạm da, nám, trị mụn, khô da và rụng tóc hiệu quả. Dễ hiểu tại sao các nhãn hàng mỹ phẩm hay chiết xuất tinh dầu từ gấc để thêm vào các sản phẩm của mình.
Đồng thời, học ngay những cách làm đẹp bằng dấu gấc dưới đây để có làn da sáng và khỏe mạnh an toàn nhé:
Dầu gấc đẩy bay vết nám.
Cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu gấc bôi nhẹ lên vùng da bị nám và massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thẩm thấu và đi sâu vào bên trong da. Để tăng hiệu quả cho phương pháp này trước khi bôi dầu gấc lên da bạn có thể xông mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn ra và giúp thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn.
Công thức dầu gấc giúp da căng mịn và làm chậm quá trình lão hóa:
Bước sang tuổi 30 nhiều chị em phải đối mặt với vết chân chim ở vùng đuôi mắt và tráng, nhưng với công thức tái tạo da an toàn và tự nhiên sau đây mối lo về tuổi tác sẽ bị đánh bay trong phút chốc.
Cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu gấc và 100ml sữa tươi không đường. Khuấy đều hỗn hợp sau đó sau đó cho mặt nạ vào ngâm từ 2-5 phút và đắp lên mặt. Nằm thư giãn cho đến khi mặt nạ khô có thể rửa lại bằng nước ấm.
Theo các chuyên gia làm đẹp để phục hồi và giúp da căng mịn chị em nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày trước khi lên giường. Tuy đơn giản nhưng với phương pháp này chỉ trong một thời gian ngắn sẽ trả lại cho bạn làn da như tuổi đôi mươi. Đồng thời nếu kiên trì sử dụng phương pháp này sẽ giúp da trắng sáng và mịn màng hơn.
Dầu gấc "kẻ thù số 1" của mụn:
Mỗi ngày sau khi dùng sửa rửa mặt, cho một ít dầu gấc lên tay và massage nhẹ nhàng lên mặt. Chú ý thoa đều và nhẹ để tinh chất thẩm thấu sâu vào sâu bên trong da, tránh chà xát mạnh vào vùng mụn, gây viêm nhiễm.
Với phương pháp này đòi hỏi chị em cần kiên trì thực hiện, vì đa phần những phương pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả lâu dài, nhưng không thể một sớm một chiều có thể tái tạo da và trị hết mụn.
Dầu gấc giúp da đẹp và trị nám hiệu quả:
Hướng dẫn cách làm tinh dầu dầu gấc đơn giản tại nhà
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 quả gấc chín
- 300ml dầu đậu nành (dầu oliu, dầu dừa và các loại dầu thực vật)
Cách thực hiện:
Bước 1: Chọn mua gấc tròn, cầm chắc tay, gai nở đều, nên chọn những quả đỏ. Sau khi đã chọn được gấc, bạn tiến hành chẻ gấc làm hai, nạo lấy phần hạt và cùi vàng.
Bước 2: Mang hạt gấc phơi ngoài nắng khoảng từ 2-3 giờ, sau đó để vào hộp và cho vào tủ lạnh. Khi hạt gấc đã se lại, tiến hành bóc lấy lớp màng của hạt.
Bước 3: Mang lớp màng bọc đi phơi hoặc sấy khô, sau đó cho vào máy xay nhuyễn
Bước 4: Tiếp đến cho cùi và mang gấc vào say nhuyễn. Dùng nồi nhỏ cho dầu đậu nành hoặc các loại dầu thực vật khác vào cùng với hỗn hợp xay nát. Tiến hành đun với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay, nhiệt độ thích hợp chỉ nên dừng lại cở 70 độ C, vì nếu nhiệt độ quá cao khiến dầu và dưỡng chất có trong gấc dễ dàng mất đi. Đun khoảng 30 phút có thể tắt bếp và để thêm 30 phút nữa, sau đó để nguội và dùng màng lọc lấy tinh dầu.
Chỉ với vài bước cơ bản trên bạn đã có thể tự tay lấy được tinh dầu gấc một cách dễ dàng. Bên cạnh việc sử dụng thịt quả gấc để nấu sôi hay chè, bạn có thể dụng tinh dầu gấc mỗi ngày vì đây mới là cách phát huy được hết công dụng của gấc!
Theo khoeplus24h.vn
Nếu không muốn con bị nguy hiểm tính mạng, bố mẹ tuyệt đối không được đánh vào 6 vị trí sau Nhiều ông bố bà mẹ khi tức giận thường không kiềm chế được mà lỡ tay đánh con mình một vài cái. Thế nhưng bố mẹ nên nhớ rằng có những bộ phận trên cơ thể con mà bố mẹ tuyệt đối không được đánh. Đầu Đầu là một vị trí vô cùng quan trọng trên cơ thể mỗi người. Giống như các...