Ngẩn ngơ nhớ món bò tái me miền Tây!
Đến Thất Sơn (Châu Đốc – An Giang) ngoài việc thăm thú những danh thắng, du khách còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng nơi đây như: trái thốt nốt (cùi , nước , rượu, đường, bánh…), các loại mắm (thái, linh, sặt, lóc, trèn…) và các món ngon chế biến từ thịt bò, đặc biệt là bò tái me.
Thịt bò Thất Sơn, từ lâu được mọi người công nhận là thơm, ngon nhất miền Tây vì Bảy Núi là vùng bán sơn địa, có đồng cỏ rộng, tiếp giáp với Campuchia nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi bò thịt. Ngoài những món ăn từ bò như: cháo bò, bún bò, bò xào lá giang, lạp xưởng bò (người Chăm gọi là “tung lò mò”), khô bò, v.v…; còn có một món ăn khác khiến du khách “ngẩn ngơ” nhớ mãi, đó là: Bò tái me miền Tây.
Làm món này rất dễ nhưng hơi tốn công một chút vì phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thịt bò phi lê (khoảng 700 gram), 1 trái khổ qua (khoảng 200 gram), củ cải đỏ (200 gram), củ hành tây (200 gram), gừng non ( 50 gram), nước me pha sền sệt (100 gram), cùng các phụ liệu khác: tỏi, tiêu, đường, bột ngọt, ớt, v.v…
Nguyên liệu rau, củ cho món bò tái me đã sơ chế. (Ảnh: BCT)
Nguyên liệu thịt bò đã sơ chế. (Ảnh: BCT)
Trước hết, thịt bò xắt miếng mỏng theo thớ thịt nằm ngang (để thịt không bị dai). Ướp gia vị (50 gram đường 1 muỗng cà phê bột ngọt) để ngấm khoảng 15 phút. Củ hành tây xắt miếng mỏng ngâm nước đá. Gừng xắt sợi. Khổ qua củ cải đỏ xắt miếng trụng nước sôi lấy ra ngâm nước đá cho giòn để sẵn ra dĩa.
Video đang HOT
Kế đến, chuẩn bị chế biến phần nước sốt me và nước giấm. Đây là 2 yếu tố quan trọng, định đoạt chất lượng món ăn. Nước sốt me phải theo một tỉ lệ (100 gram nước me sền sệt muỗng canh muối bọt 1muỗng canh nước mắm 50 gram đường cát). Nước giấm theo tỉ lệ (1/2 lít giấm 200 gram đường cát 1 muỗng canh muối bọt ). Cuối cùng, cho thịt bò (đã ướp sẵn) vào trụng với nước giấm. Vớt thịt bò ra cho vào thau trộn đều với các nguyên liệu khác (đã sơ chế) như: củ hành tây, củ cải đỏ, khổ qua, gừng xắt sợi và hành phi, dọn ra dĩa trên có trang trí vài cọng rau húng lủi và làm thêm chén muối tiêu chanh là xong!.
Đĩa thịt bò tái me với màu sắc thật hài hòa bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn. (Ảnh: BCT)
Món này ăn cùng bánh phồng tôm là “đủ bộ”!. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không biết tận dụng phần nước trụng thịt bò trước đó. Chỉ cần bắc nồi nước trụng thịt bò lên bếp nấu sôi thêm một ít ngò gai xắt nhuyễn, để sẵn. Đây là món súp “tuyệt vời” dùng để “chữa lửa” cho các “đấng mày râu” khi chuếnh choáng men say, thật tuyệt vời!…
Còn gì thích thú bằng trong một buổi tối nơi biên ải, sương núi la đà gây gây lạnh, “4 chiến hữu” chúng tôi vào một quán vắng ven đường thưởng thức món bò tái me miền Tây thơm lừng hấp dẫn!. Gắp miếng bò tái me cùng miếng khổ qua, miếng gừng, miếng hành tây chấm vào chén muối tiêu chanh đưa lên miệng nhai chậm rãi…
Vị chua, ngọt, dai dai của thịt bò, của me; giòn giòn, nhân nhẩn của khổ qua; hăng nồng của hành tây; cay cay, thơm thơm của gừng,… như lan tỏa mọi giác quan… Đưa cốc “đế” lên môi đánh “trót” một cái để trung hòa hương vị, ai nấy nghe như tê tê nơi đầu môi, thật sảng khoái, khiến cho buổi họp mặt “đệ tứ anh hào” càng thêm rôm rả, và trong lòng các “lữ khách” chắc hẳn sẽ luyến nhớ mãi món ăn nơi này!…
Patê ốc, món ăn dân dã mà sang
Cũng chỉ là món ốc dân dã với gia vị toàn cây nhà lá vườn, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây, món patê ốc đã trở thành món ngon hấp dẫn đến bất ngờ.
Patê ốc đã hấp chín - Ảnh: Hoài Vũ
Ốc bươu, ốc lát tuy là món ăn dân dã, nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, thịt ốc có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn không thua gì sơn hào hải vị, chẳng hạn như ốc luộc mẻ, ốc nấu tiêu, ốc hấp lá cách, ốc xào dừa, ốc bún riêu.
Gần đây người dân đồng bằng sông Cửu Long còn biến tấu thịt ốc thành món patê ốc vừa ngon, vừa lạ miệng.
Chị bếp trưởng một nhà hàng cho biết cách làm patê ốc cũng giống như patê thịt nhưng nguyên liệu chính là thịt ốc. Trước hết người thực hiện phải chọn cho được loại ốc bươu đẹm về ngâm với nước ớt độ 30 phút cho ốc nhả hết chất bùn dơ trước khi luộc.
Ốc sau đó móc lấy thịt, chỉ lấy phần đầu của con ốc, xong trộn chung vời thịt bằm, da heo cùng các loại gia vị như đường, bột ngọt, muối, nước mắm, tiêu, hành, sả, tỏi, ớt...
Đợi cho thịt thấm đều, dồn tất cả hỗn hợp trên vào một bong bóng heo làm thật sạch, dùng dây buộc thành nhiều vòng để giữ cho bong bóng nguyên vẹn. Xong đem hấp cách thủy, giữ lửa cháy đều độ hơn một giờ cho thịt chín mềm.
Patê ốc có thể ăn lúc còn nóng nhưng ngon nhất là để tủ đông và có thể dùng trong nhiều ngày.
Một đĩa patê ốc thơm ngon nhờ chế biến công phu và không kém phần tinh tế. Đây là món ăn khai vị. Khi ăn, có thể xắt miếng mỏng giống như patê thịt và ăn chung với bánh mì, kèm thêm các loại hương đồng cỏ nội như dưa leo, cà chua, tía tô, mò om, rau răm...
Tất cả đều là những hương liệu gần gũi quanh nhà và rất dễ kích thích tiêu hóa. Đặc biệt, rau răm và tía tô sẽ giúp thịt ốc tăng thêm mùi vị.
Nước chấm dùng cho các món ốc hấp dẫn nhất là nước mắm sả, tương ớt, muối tiêu chanh nhưng tuyệt nhất vẫn là cơm mẻ, một thứ nước chấm dân gian không có gì sánh được.
Khi thưởng thức, nhai từ từ sẽ cảm nhận hết cái hương vị đậm đà của chất quê. Món này không những thơm ngon, giòn, dai dai mà còn có vị beo béo nhờ kết hợp ốc với thịt heo.
Đặc biệt gia vị toàn cây nhà lá vườn tạo nên một mùi vị đặc trưng, hoàn toàn không giống với bất cứ hương vị loại thịt nào khác.
Ốc bươu đã lễ lấy thịt - Ảnh: Hoài Vũ
Thịt ốc bươu trộn chung với thịt heo và gia vị - Ảnh: Hoài Vũ
Thịt ốc dồn vào bong bóng heo trước khi đem hấp thành patê - Ảnh: Hoài Vũ
Ngọt ngào chiếc nem Lai Vung miền sông nước Nem Lai Vung đã đi vào lòng người miền Tây và nổi tiếng với vần thơ quen thuộc""Ai về Đồng Tháp mà xem/ Lai Vung, con gái gói nem xắt bì". Đến với miền sông nước Đồng Tháp, du khách thế nào cũng kiếm chục nem về làm quà cho bà con cô bác gia đình. Theo Quốc lộ 1 A xuôi từ...