Ngẩn ngơ bánh tét miền Tây
Miền Trung quê tôi, phần lớn bánh tét “chung thủy” công thức nhân đậu, thịt heo và đòn to dài, thường dùng dịp giỗ, lễ, tết. Về miền Tây ăn bánh tét mới thấy người miền này rất thoáng trong việc dùng nhân, tạo kích cỡ, hoa văn..
Bánh Tét ở miền Tây như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một… lý do
Bánh tét ở đây cũng được dùng phổ biến hơn. Nó như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một… lý do. Lần đầu đến An Giang, tôi ngẩn tò te trước một mâm bánh tét có 5 kích cỡ khác nhau. Loại to nhất bằng bánh tét miền Trung nhưng ngắn một nửa. Nhỏ nhất chỉ bằng ngón tay. Khám phá bên trong chiếc bánh thì càng thú vị.
Thưởng thức bánh tét ở xã Tân Bình Thạnh, H.Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, thì còn bất ngờ hơn với bánh tét đa nhân. Trong một đòn bánh có thể hội tụ từ 3 – 6 loại nhân mặn ngọt khác nhau.
Thật sự ăn tới đâu chỉ muốn phong tặng cho người làm bánh tét danh hiệu nghệ nhân ngay tới đó. Cắt một lát bánh đưa vào miệng là cảm nhận được hương vị 6 loại nhân, quả là một trải nghiệm ẩm thực hết sức khó quên.
Video đang HOT
Ghé qua Cần Thơ hay Vĩnh Long, có thể bạn sẽ phải “hoa mắt” vì ngoài các loại nhân phổ biến mà người miền Tây hay dùng còn có thêm bánh nhân trứng vịt muối, bánh lá cẩm. Bánh tét lá cẩm có màu tím của nếp, màu đỏ hổ phách của lòng đỏ trứng vịt muối, màu vàng của đậu.
Đặc biệt, có người làm bánh còn khéo tay phối nhân để thành hình hoa, chữ Phước – Lộc – Thọ, chữ Vạn, chữ May, chữ Phúc… Chưa hết, đến Sóc Trăng, đừng quên tìm cảm giác lạ với bánh tét cốm dẹp, thăm H.Ba Tri (Bến Tre) thì nhớ thưởng thức bánh tét bắp non.
Bởi vậy, làm sao mà không ngẩn ngơ với bánh tét miền Tây cho được!
Theo Thanhnien
Bánh Trung thu rau câu chống ngán
Lớp rau câu sần sật bên ngoài, không quá ngọt, kết hợp với trứng muối ăn lạ miệng.
Nếu bạn đang bội thực với đủ loại bánh dẻo, bánh nướng truyền thống nhân thịt mỡ béo ngậy, lại thêm vị ngọt đậm thì bánh Trung thu rau câu là sự thay thế không tồi. Bánh ít được bán bởi các nhãn hiệu lớn, hầu hết là bánh từ tiệm "nhà làm" với giá không bình dân, trung bình 60.000 đồng/cái.
Ảnh Saigon Mặp
Điều thú vị là lớp rau câu bên ngoài dai sần sật ăn vui miệng. Thông thường, người ta hay chuộng vỏ rau câu vị cà phê, lá dứa, đậu xanh, trà xanh (matcha). Các tiệm bánh thủ công dường như biết ý thực khách, không làm quá ngọt, ăn không bị ngấy. Đồng thời, bạn nên trữ ngăn lạnh thì sẽ ngon hơn.
Phần nhân bên trong đa dạng, phổ biến nhất là trái cây vì dễ làm, lại không kén người ăn. Một số loại trái cây được ưa chuộng như thanh long ruột đỏ, chanh dây vị vừa ngọt vừa chua. Bánh rau câu nhân flan với lớp vỏ lá dứa bên ngoài thơm nhẹ chiều lòng khách hàng. Những kiểu bánh này thực chất là món rau câu thông thường, đổ vào khuôn bánh Trung thu tạo hình. Bạn cũng có thể dễ dàng làm tại nhà.
Công phu hơn là loại bánh Trung thu rau câu nhân đậu, trứng muối... Cách chế biến như sau:
Ngâm đậu xanh bóc vỏ trong nước lạnh khoảng 4 tiếng. Đậu đỏ ngâm nước tối thiểu 5 tiếng, để qua đêm càng tốt, sau đó đãi sạch, cho vào nồi cơm điện nấu như cơm hoặc hấp chín mềm.
Xay nhuyễn đậu xanh, đậu đỏ đã chín. Cho đường, dầu ăn và đậu đã xay vào chảo, sên trên lửa nhỏ. Khuấy đều hỗn hợp để không bị cháy. Khi đậu bắt đầu nóng, sờ vào không dính tay thì tắt bếp, múc ra để nguội. Nếu muốn nhân đa dạng, bạn có thể thêm trà xanh. Ngâm lòng đỏ trứng muối với ít rượu mai quế lộ, mang đi hấp chín, sau đó dùng đậu đã sên bọc trứng muối lại là xong phần nhân.
Vỏ bánh khá dễ làm, từng bước theo hướng dẫn trên bao bì bột rau câu. Nên lựa loại rau câu dẻo ăn ngon hơn. Cho ít đường để bớt ngọt, pha màu thực phẩm, cà phê, cốt dừa tùy ý rồi đổ ra khuôn theo trình tự: lớp rau câu trước, sau đó đến nhân, rồi phủ lớp rau câu còn lại lên trên.
Ảnh Saigon Mặp
Chút béo ngọt của nhân đậu, quyện cùng vị đậm đà của trứng muối và rau câu mát lạnh, dễ ăn. Nếu trong quá trình sên đậu thấy hơi khô, bạn thêm vào một chút dầu ăn. Còn khi rau câu có dấu hiệu đông lại khi chưa kịp đổ khuôn thì lại đặt lên bếp, đun nhỏ lửa. Lưu ý vừa nấu vừa khấy tránh bị cháy đáy nồi. Món này khá thích hợp khi dùng với trà nóng đêm Trung thu, hoặc tráng miệng sau bữa ăn.
Theo Ngôi sao
Mâm cơm đã ngon lại còn cute quên lối về, chinh phục từ trẻ nhỏ đến người lớn! Với 6 món, món nào cũng xinh xắn đáng yêu thế này thì hẳn ai cũng thích! Mâm cơm 6 món hôm nay gồm có: - Cánh gà chiên nước mắm - Trứng cút luộc - Rau củ luộc - Kho quẹt - Bánh tét - Canh bí đỏ nấu thịt heo Cách làm: 1. Cánh gà chiên nước mắm Món cánh gà...