Ngân hàng VPBank sẽ thiệt hại ra sao khi cắt bớt phần vốn tại ‘con gà đẻ trứng vàng’ FE Credit?
FE Credit được xem “gà đẻ trứng vàng” của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) trong nhiều năm. Tuy vậy, VPBank đang có ý định thoái bớt vốn tại công ty này để tập trung cho mảng kinh doanh chiến lược.
FE Credit đóng góp gần phân nửa lợi nhuận cho VPBank
VPBank mua lại Công ty Tài chính Vinacomin năm 2014 và đổi tên thành FE Credit. Được biết, FE Credit đang có vị thế dẫn đầu, chiếm tới quá nửa thị phần thị trường tài chính tiêu dùng trong nước.
Theo Báo cáo thường niên của VPBank, đên cuôi nam 2019, mang lươi cua FE Credit đa trai rọng khăp ca nươc, vơi hon 9.000 đôi tac tai 13.000 điêm giao dich. Mưc đọ bao phu rọng lơn đa tao điêu kiẹn cho FE Credit cung câp cac san phâm tai chinh đa dang tơi hơn đươc hơn 10 triẹu khach hang.
Theo báo cáo về kết quả kinh doanh trong năm 2019, Công ty Tài chính FE Credit cho biết tổng khối lượng giải ngân cả năm đạt 72.500 tỷ đồng, tăng 19% so năm 2018. Dư nợ vào khoảng 60.594 tỷ đồng, vượt 13,7%.
Tổng huy động vốn của doanh nghiệp vào cuối năm 2019 là 70.646 tỷ đồng, cao hơn 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 43% vốn huy động đến từ việc phát hành giấy tờ có giá trị, 23% từ các khoản vay nước ngoài và 18% từ vốn và quỹ của công ty.
Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) năm 2019 của FE Credit tiếp tục tăng trưởng 31,3%, cao hơn so với mức 28,4% của năm trước. Công ty có tổng thu nhập hoạt động trong 4 quý (không bao gồm các nguồn thu nhập khác) đạt 18.152 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018.
Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) năm 2019 là 31,3%, cải thiện so với mức 32,1% năm 2018. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của doanh nghiệp đạt 4.488 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2018. Với kết quả này, doanh nghiệp đã đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận của VPBank, ở mức 43,4% trong năm 2019.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên VPBank mới đây, lãnh đạo Ngân hàng có chia sẻ đến thời điểm này, FE Credit có mức tăng trưởng tín dụng hơn 1% và cũng xác định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ trong tháng 6 với mức tăng trưởng chỉ khoảng 1-2%.
Fe Credit cũng đã giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu từ mức 6% cùng kỳ 2019 xuống chỉ còn 4,4% như hiện nay – con số tương đối thấp trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Trong giai đoạn trước đó từ 2016 đến hiện tại, FE Credit luôn có đóng góp hơn 45% lợi nhuận vào lợi nhuận của VPBank và được xem như là “gà đẻ trứng vàng” của Ngân hàng này.
FE Credit đóng góp hơn 40% lợi nhuận hằng năm cho VPBank.
VPBank dự kiến bán tối đa 49% vốn FE Credit
Trong đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận chuyển đổi FE Credit từ mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần. Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần là một bước đi cần thiết để FE Credit có thể đẩy nhanh thực hiện IPO.
Video đang HOT
Về kế hoạch IPO của công ty tài chính FE Credit, đại diện VPBank cho biết, kế hoạch này vẫn đang thực hiện và việc lựa chọn đối tác cũng có những kết quả tích cực. Dịch COVID-19 cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tâm ý các nhà đầu tư nước ngoài và do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc lựa chọn đối tác cho FE Credit.
Hiện nay, VPBank cho biết đang triển khai việc thoái bớt vốn tại FE Credit, điều này khiến nhiều cổ đông tại hội trường khá thắc mắc sau khi thoái vốn thì VPBank dự kiến lấy phần hao hụt do thoái vốn để đắp lại?
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, FE Credit có thể kêu gọi tối đa tới 49% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, việc bán tới 49% vốn sẽ làm giảm quyền lợi của ngân hàng mẹ.
Tuy nhiên, khi đối tác có khả năng mua tới 49% vốn FE Credit cũng sẽ đem theo công nghệ, kinh nghiệm, nguồn vốn hùng hậu vào đây và đó là điều tốt cho FE Credit.
Cùng với đó, lượng tiền bán vốn tại FE Credit mà ngân hàng mẹ thu về cũng sẽ có phương án để được sử dụng hiệu quả nhất, có thêm cơ hội để ngân hàng tập trung vào những mảng kinh doanh chiến lược, ông Dũng nói.
Giải thích rõ hơn, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, VPBank xác định rõ chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Tuy nhiên, trọng tâm cũng có những thay đổi nhất định trong từng giai đoạn.
Ví dụ, trong thời gian gần đây, ngân hàng có tập trung nhiều vào mảng trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong quý 1 và 2 vừa qua vì thị trường cũng có những diễn biến khác thường.
“Ngân hàng không thể bỏ những doanh nghiệp SME đang lớn mạnh đã từng được ngân hàng hỗ trợ từ khi còn nhỏ. Cùng với đó, thời điểm vừa qua, phân khúc khách hàng ngân hàng muốn hỗ trợ nhưng lại đang gặp khó khăn nên phải dừng lại và tìm kiếm cơ hội khác.
Vì vậy, việc mở rộng đối tượng cho vay với những dự án lớn hơn, khách hàng lớn hơn trong 6 tháng đầu năm 2020 là hợp lý và 6 tháng cuối năm ngân hàng sẽ tiếp tục quay trở lại với những đối tượng mục tiêu như trước đây”, ông Vinh nói.
VPBank đang có ý định gì khi thoái vốn FE Credit?
2020 đã không mấy sáng sủa, bán bớt FE Credit thì VPBank sẽ ra sao?
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, đầu năm nay, VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng rất tham vọng: Lợi nhuận trước thuế đạt 13.500 – 14.000 tỷ đồng, tăng 29%. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra buộc ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch.
Theo kế hoạch mới được trình Đại hội, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay khoảng 10.214 tỷ đồng, giảm 1,1% so với năm 2019. Trong đó, lợi nhuận ngân hàng mẹ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 15%, song lợi nhuận của FE Credit sẽ điều chỉnh giảm nhẹ bởi quan điểm phát triển thận trọng, có thể phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.
Trong quý 1, VPBank ghi nhận 2.911 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 63% so cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ là 2.074 tỷ đồng và của công ty FE Credit là 917 tỷ đồng.
Thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, của ngân hàng riêng lẻ tăng 111% và 90% đối với FE Credit, góp phần đưa thu nhập của hợp nhất tăng gấp đôi.
Trong một báo cáo phân tích của Mirae Asset, nhóm phân tích cho rằng trong quý 1, mức tăng trưởng danh mục cho vay của VPBank tương đối thấp, nguyên nhân do: Hạn chế cho vay mới nhóm khách hàng cá nhân và SME – các đối tuợng đuợc xác định là bị ảnh huởng từ dịch bẹnh – để phòng ngừa rủi ro nợ xấu tang cao.
Bên cạnh đó là giảm hạn mức tín dụng đã cấp hoạc hủy hạn mức đối với các khách hàng không giao dịch (vay nợ) thuờng xuyên và Tang cuờng tín dụng cho các nhóm khách hàng không bị ảnh huởng bởi dịch và có co cấu tài chính lành mạnh.
Vì vạy, tỷ lẹ khách hàng cá nhân và SME trong co cấu tín dụng của ngân hàng mẹ đã giảm từ 54% trong nam 2019 xuống còn 51% trong quý 1/2020.
Theo thống kê thì trong các kỳ khủng hoảng, doanh thu của các công ty tài chính hoạt đọng tại các nuớc đang phát triển sẽ bị ảnh huởng nạng nề với mức giảm doanh thu trung bình là 50% trong khi lợi nhuạn âm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhìn chung nhận định về điểm nhấn và rủi ro đối với VPBank, nhóm chuyên gia Mirae Asset cho rằng dịch bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn thu nhập chủ đạo của VPB – doanh thu từ danh mục tín dụng.
Với những ảnh hưởng khá tiêu cực từ dịch bên, hơn nữa việc giảm bớt lợi nhuận hợp nhất từ việc thoái vốn “con cưng” FE Credit sẽ khiến VPBank càng thêm khó trong năm 2020 này.
Rủi ro vay tiêu dùng: Nợ xấu tăng, đòi nợ kiểu khủng bố
Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 5 triệu người lao động mất việc, nghỉ luân phiên, giảm thu nhập; nhiều người trở thành khách hàng của các công ty cho vay tiêu dùng và rơi vào nhóm nợ xấu, thậm chí bị khủng bố tinh thần đòi nợ.
Công ty Tài chính, Ngân hàng thương mại cần ân hạn, giảm, giãn nợ cho khách hàng. Ảnh: PV
Những năm gần đây, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam nở rộ. Các điều kiện cho vay dưới hình thức trả góp với thủ tục nhanh chóng, dễ dàng đã khiến số lượng người dân vay tiêu dùng ngày càng tăng. Đại dịch COVID-19 xảy ra khiến nhiều người mất việc, nghỉ luân phiên, không còn khả năng trả nợ đúng hạn. Điều này dẫn tới nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng gia tăng.
òi nợ như xã hội đen
Anh Nguyễn Hiếu, giáo viên một trường tiểu học tại Thanh Hóa, cho biết, hai vợ chồng anh đều là giáo viên; học sinh nghỉ học vì COVID-19, tiền lương bị cắt giảm, gia đình anh không đủ tiền để chi trả khoản trả góp. Nhân viên thu nợ liên tục gọi điện, nhắn tin đòi nợ. "Tôi chủ động nhắn tin trao đổi với nhân viên thu hồi nợ, đợi công việc trở lại bình thường sẽ trả đúng hạn lãi và gốc. Trong thời gian tạm thời thất nghiệp, tôi chỉ mong công ty giãn nợ", anh Hiếu nói.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, dịch bệnh đã khiến nhiều người mất hoàn toàn tiền lương, và không ít người có thu nhập giảm tới 50%. Do đó, khả năng trả nợ vay tiêu dùng của nhiều người rất mong manh. Bên cạnh đó, tình trạng người dân không có thu nhập để trả nợ vay tiêu dùng có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm, nên nợ xấu của các ngân hàng, công ty tài chính sẽ tăng rất nhanh. Theo ông Hiếu, một trong những biện pháp mà các tổ chức tín dụng cần làm hiện nay để hạn chế nguy cơ vỡ nợ tín dụng tiêu dùng là gia hạn thời gian trả nợ cho người vay.
"Các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần gia hạn nợ ít nhất trong vòng từ 3- 6 tháng cả lãi và gốc cho những người đi vay đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Về phía người đi vay, cần phải thông báo ngay cho các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính về tình hình thu nhập, tài chính của mình để xin ân hạn khoản vay. Trong trường hợp người đi vay mất hoàn toàn khả năng thanh toán, vỡ nợ, các tổ chức tín dụng và các công ty tài chính cần phải thương lượng để thống nhất giải quyết như giảm nợ, đưa ra một lộ trình trả nợ mới sau thời gian ân hạn, có thể giảm lãi suất cho họ", ông Hiếu khuyến nghị.
Phát sinh nợ xấu vì COVID-19 cũng là lúc các công ty cho vay tiêu dùng ráo riết đòi nợ. Anh Nguyễn Hùng (Hà Nội) có vay tiêu dùng trả góp để mua một chiếc điện thoại di động. Những tháng đầu tiên, anh Hùng trả đầy đủ lãi và gốc đúng hạn. Do có việc cá nhân đột xuất, anh Hùng không thu xếp đủ tiền để trả đúng hẹn (trả chậm 10 ngày so với quy định). Gọi điện cho anh Hùng không được, nhân viên công ty tài chính cho vay tiêu dùng bắt đầu các chiêu trò khủng bố tinh thần. Đầu tiên, công ty tài chính gửi giấy đòi nợ về gia đình anh, và gửi tới chị gái anh Hùng. Sau đó, họ liên tục gọi điện đòi nợ với nhiều lời lẽ đe dọa. "Vì lí do bất khả kháng, không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng, tôi sẽ chịu phạt theo quy định của công ty cho vay. Nhưng tôi sợ nhất việc cả gia đình, người thân đều bị khủng bố", anh Hùng nói.
Anh Hùng chỉ là một trong nhiều khách hàng phản ảnh bị các công ty tài chính cho vay tiêu dùng đòi nợ kiểu khủng bố tinh thần. Trên các nhóm online, nhiều người dân cũng phản ảnh tình trạng bị công ty đòi nợ kiểu khủng bố. Anh Nguyễn Nguyên (Hà Nội) phản ảnh, khoản nợ quá hạn của anh bị công ty cho vay tiêu dùng bán sang công ty thu hồi nợ với cách hành xử côn đồ. "Họ rải tờ rơi in hình ảnh và địa chỉ nhà tôi. Sau đó, đến nhà riêng của tôi uy hiếp và ngồi đối diện nhà để theo dõi", anh Nguyên chia sẻ câu chuyện của mình trên group.
Gần đây, ông Lê Thành Tâm (ở phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM) sau khi vay tiền của Công ty tài chính FE Credit đã bị một nhóm đối tượng đến nhà đe dọa, chửi bới, hành hung. Sau đó, các đối tượng này áp giải vợ chồng ông Tâm về trụ sở công ty để tiếp tục uy hiếp trong nhiều giờ. Sau đó có thông tin ông Tâm tự tử vì bị thu hồi nợ. Theo đại diện công ty FE Credit, cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ sự việc. Đại diện FE Credit nói rằng, ông Tâm đang có hai khoản nợ quá hạn hơn 8,5 tháng và 11,5 tháng với tổng dư nợ 51 triệu đồng tại công ty, nhưng khẳng định nhân viên của mình không đến nhà khách hàng này để thu hồi nợ.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chấn chỉnh
Không thể phủ nhận nhu cầu của xã hội về cho vay tiêu dùng nhưng hai năm trở lại đây, trước những lộn xộn của các công ty tài chính, tháng 11/2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng cường quản lý. Ngoài việc quy định tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay giảm từng năm xuống mức 30% vào 2024 (có thời điểm, FE Cerdit là công ty tài chính có tỷ trọng giải ngân tiền mặt cao nhất lên tới gần 80%), NHNN cũng nghiêm cấm việc "đòi nợ như xã hội đen".
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu VP Bank chấn chỉnh toàn bộ hoạt động của FE Credit
Trước thông tin nghi vấn khách hàng FE Credit tự tử, NHNN đã có công văn yêu cầu các công ty tài chính cần khẩn trương rà soát toàn bộ quy định nội bộ về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ. Cụ thể hơn, về vụ việc đòi nợ của Cty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) đối với khách hàng, NHNN đã ban hành công văn số 4660/NHNN-TTGSNH và công văn số 4661/NHNN- TTGSNH. Theo đó, NHNN yêu cầu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, FE Credit và Công ty tài chính TNHH HD Saison, Công ty tài chính TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam rà soát toàn bộ các quy định nội bộ của FE Credit về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ, rà soát lại các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ nợ, bán nợ để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định.
"Chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của FE Credit, trong đó bao gồm việc xét duyệt, cấp tín dụng; theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ; thỏa thuận và việc thực hiện thỏa thuận của FE Credit với các đối tác thu hồi nợ, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của FE Credit", NHNN yêu cầu.
NHNN cũng yêu cầu công ty tài chính TNHH HD Saison, Công ty tài chính TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam rà soát toàn bộ các quy định nội bộ và việc thực hiện các quy định nội bộ của công ty về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ. Cùng đó, rà soát các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ nợ, bán nợ để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật.
"Các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần gia hạn nợ ít nhất trong vòng từ 3- 6 tháng cả lãi và gốc cho những người đi vay đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. Trong trường hợp người đi vay mất hoàn toàn khả năng thanh toán, vỡ nợ, các tổ chức tín dụng và các công ty tài chính cần phải thương lượng để thống nhất giải quyết như giảm nợ, đưa ra một lộ trình trả nợ mới sau thời gian ân hạn, có thể giảm lãi suất cho họ". Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu
Tự tử vì bị đòi nợ?
Ngày 1/7, Công an quận Gò Vấp, TPHCM vẫn đang thụ lý điều tra vụ một người đàn ông nhảy cầu tự tử, nghi do mất khả năng trả nợ. Nạn nhân là ông Lê Thành Tâm (SN 1978, ngụ quận Gò Vấp). Nhiều người cho rằng, ông Tâm tự vẫn vì áp lực bị khủng bố sau khi vay nợ không trả được.
Trước đó, khoảng 5h sáng 21/6, ông Tâm chạy xe máy lên giữa cầu Phú Long đoạn qua thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, để lại đôi dép, xe máy và giấy tờ rồi nhảy xuống sông Sài Gòn tự vẫn. Nhiều người phát hiện sự việc chạy đến ứng cứu nhưng không thành, thi thể ông Tâm được cơ quan chức năng tìm thấy sau đó. Qua kiểm tra trên người nạn nhân, Công an phát hiện trong ví nạn nhân có 1 hợp đồng vay tiền.
Xung quanh vụ anh Lê Thành Tâm nhảy cầu tự tử (nghi do bị FE Credit đòi nợ), Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu VPBank chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của FE CREDIT và nếu phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm.
Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã yêu cầu UBND TPHCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin về vụ việc, nếu đúng như nội dung báo chí phản ánh, phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7/2020.
Tài chính tiêu dùng đẩy mạnh cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân ảnh hưởng dịch Covid-19 Để hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn vì bị mất việc làm hoặc thu nhập giảm sút do ảnh hưởng bởi Covid-19, các công ty tài chính đã đẩy mạnh tái cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ và giãn thời gian trả nợ cho khách hàng. Cơ cấu nợ cho khoản vay nhỏ, lẻ Dù Việt Nam đã khống chế...