Ngân hàng Việt Nam duy nhất vào tốp 30 khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Vietcombank tiếp tục đứng ở nhóm ngân hàng hàng đầu trong số các ngân hàng của Việt Nam lọt danh sách tốp 500 và xếp thứ 29, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Trụ sở chính Vietcombank tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam. (Nguồn: CTV)
Tạp chí The Asian Banker vừa công bố danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Danh sách được lựa chọn dựa trên quy mô tài sản và một số tiêu chí khác để xếp hạng 500 ngân hàng hàng đầu (AB500Rank) và 500 ngân hàng mạnh nhất dựa trên niềm tin về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng (Strength Rank) hay các ngân hàng mạnh nhất khu vực. 14 ngân hàng Việt Nam có mặt trong danh sách bình chọn.
Một số chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn được The Asian Banker xem xét như quy mô tổng tài sản (17,5%), tỷ lệ chi dự phòng/tổng nợ xấu (12,5%), tỷ lệ nợ xấu (12,5%), tỷ lệ cho vay/huy động (10%), chỉ số an toàn vốn (10%),…
Xét về Strength Rank, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu trong số 14 ngân hàng Việt Nam lọt tốp 500 và xếp thứ 29, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Xét về xếp hạng ngân hàng hàng đầu (AB500Rank), Vietcombank tiếp tục đứng ở nhóm ngân hàng hàng đầu trong số các ngân hàng của Việt Nam lọt danh sách và đứng thứ 169 trong bảng xếp hạng của khu vực, tăng 19 bậc so với năm trước.
Video đang HOT
Đánh giá của The Asian Banker phản ánh sát thực tình hình hoạt động của Vietcombank – ngân hàng hiện có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và hiệu quả kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Tổng tài sản của Vietcombank đến hết năm 2018 tiếp tục đạt trên 1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận năm 2018 đạt gần 18.400 tỷ đồng, tăng 63,5% so với năm 2017, dẫn đầu các ngân hàng. Vietcombank cũng là ngân hàng lớn đầu tiên tại Việt Nam đưa nợ xấu về dưới 1%, sớm trước 2 năm so với phương án cơ cấu lại Vietcombank đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Mục tiêu đặt ra của Vietcombank là đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, một trong 100 ngân hàng mạnh nhất khu vực, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và được quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất./.
Hồng Hạnh (Vietnam )
HDBank báo lãi kỷ lục 4.005 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank; Mã: HDB) là cái tên tiếp theo trong giới nhà băng công bố mức lợi nhuận ấn tượng cho năm 2018. Với 4.005 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2017, HDBank đã ghi nhận mức lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt động của mình và vươn vào tốp các nhà băng làm ăn hiệu quả nhất.
HDBank báo lãi kỷ lục 4.005 tỷ đồng. (Ảnh: HDB)
Theo đó, kết quả lợi nhuận trước thuế mà HDBank vừa công bố (4.005 tỷ đồng) đã vượt xa kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua hồi đầu năm - là 3.921 tỷ đồng.
Tương ứng, hệ số khả năng sinh lời của ngân hàng này là khá ấn tượng: ROE và ROA lần lượt đạt lần lượt 20,27% và 1,58%.
Đáng chú ý hơn khi tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của HDBank còn được kiểm soát chặt ở mức thấp nhất toàn ngành - là 0,97%.
Lợi nhuận đạt kỷ lục và tham vọng phá kỷ lục ngay trong 2019
Theo công bố của HDBank, riêng trong quý IV/2018, ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 1.121 tỷ đồng, tăng 122,1% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 2.161 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ; riêng thu nhập lãi thuần của ngân hàng mẹ đạt 1.430 tỷ tăng 35,8%.
Bên cạnh đó, thu nhập từ dịch vụ và các hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần đưa tổng thu nhập hoạt động tăng 37,8%.
Với bước bứt phá mạnh mẽ trong quý cuối năm, tính chung cả năm 2018 HDBank đã ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 4.005 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay và tăng 65,7% so với năm 2017.
Trong đó, hoạt động dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, khi đạt mức lãi thuần 438 tỷ đồng, gấp hơn hai lần năm 2017. Tương tự, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng hơn 2 lần, lên 298 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần đạt 7.646 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước dù dư nợ tín dụng trong năm chỉ tăng 18,2%. Tổng thu nhập hoạt động đạt 9.438 tỷ đồng, tăng 25.7%.
Quy mô tài sản của HDBank đến 31/12/2018 đạt 216.108 tỷ đồng, tăng trưởng 14,1% so với năm 2017. Tổng huy động đạt 191.588 tỷ đồng.
"Vốn chủ sở hữu tăng 14,0% lên 16.828 tỷ đồng và đã sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II khi được ngân hàng Nhà nước chấp thuận", đại diện HDB thông báo.
Cũng trong năm 2018, HDBank đã hoàn tất việc tăng thêm 45 chi nhánh/phòng giao dịch, nâng quy mô mạng lưới lên 285 điểm. Số lượng điểm giao dịch tài chính tiêu dùng cũng tăng thêm 2.323, đạt 13.825 điểm giao dịch, tiếp tục dẫn đầu toàn ngành tài chính tiêu dùng về quy mô mạng lưới. Hệ thống mạng lưới rộng lớn giúp HDBank và HD Saison phục vụ hiệu quả gần 7 triệu khách hàng, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, năm 2018 HDBank có nhiều sự kiện nổi bật. Đáng nói nhất có lẽ phải kể đến việc cổ phiếu HDB chính thức "lên sàn" và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Thời gian qua, mã chứng khoán này đã được khối ngoại mua ròng tích cực.
"Năm 2019, HDBank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 328.588 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 303.043 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 210.839, không vượt quá hạn mức tăng trưởng do NHNN phê duyệt; lợi nhuận trước thuế: 5.077 tỷ đồng; mạng lưới điểm giao dịch đạt 308 điểm", đại diện HDB thông tin./.
Theo viettimes.vn
Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc VietinBank Ngày 5/11 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Lễ công bố các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc tại VietinBank. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trao Quyết định đại diện phần vốn Nhà nước tại VietinBank cho ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT và tặng hoa...