Ngân hàng Việt đầu tiên số hóa môi trường làm việc với Microsoft Teams
Sacombank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa vào sử dụng rộng rãi ứng dụng hội thoại và làm việc nhóm Microsoft Teams nhằm số hóa môi trường làm việc.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm (Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm TGĐ Sacombank) trải nghiệm ứng dụng Microsoft Teams.
Theo đó với ứng dụng Microsoft Teams, Sacombank sẽ sắp xếp, quản lý và thực hiện phần lớn các cuộc họp qua ứng dụng giúp giảm thời gian và chi phí của việc di chuyển và thiết lập phòng họp vật lý, nhất là khi các thành viên đang ở các địa điểm khác nhau.
Ngoài ra, tương tác của những đội dự án đòi hỏi nhiều thành viên từ các phòng ban khác nhau sẽ được thực hiện chính thông qua ứng dụng, theo đó, các tài liệu liên quan đến dự án sẽ luôn được các thành viên cập nhật và truy cập dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Đồng thời, ứng dụng sẽ tích hợp báo cáo từ các công cụ quản lý và phân tích dữ liệu sẵn có trong thời gian thực giúp các lãnh đạo cấp cao có thể đưa ra những quyết định chiến lược một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Ông Trần Thái Bình – Phó giám đốc Khối Công nghệ thông tin kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ Ngân hàng số Sacombank cho biết: “Sự phát triển của công nghệ số đang tác động ngày càng sâu rộng vào đời sống của chúng ta, bao gồm cả cách thức chúng ta làm việc và Sacombank cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Từ năm 2018, Sacombank đã khởi động nhiều dự án công nghệ, trong đó Office 365 là bộ công cụ của Microsoft trên nền tảng điện toán đám mây. Microsoft Teams là một ứng dụng thú vị trong Office 365 tích hợp các chức năng trò chuyện, họp nhóm, chia sẻ màn hình/công cụ văn phòng cơ bản và nâng cao; giúp thiết lập nền tảng hội thoại tối ưu, xây dựng không gian làm việc tiên tiến và tập trung, nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. Ngay từ những ngày đầu triển khai, Microsoft Teams đã nhanh chóng được cán bộ nhân viên Sacombank hưởng ứng tích cực và ứng dụng hiệu quả vào công việc”.
Lãnh đạo Sacombank và Microsoft Việt Nam tại sự kiện
“Một phần cốt lõi quyết định sự thành công trong công cuộc số hóa doanh nghiệp chính là con người và đây nên là khởi đầu của mọi cuộc chuyển đổi số. Con người nếu được ở trong một môi trường làm việc có thể đáp ứng được những xu hướng làm việc thời 4.0, sẽ trở nên hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và từ đó, giúp doanh nghiệp số hóa nhanh chóng hơn”, ông Phạm Thế Trường – Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ tầm nhìn về vai trò của việc xây dựng một môi trường làm việc hiện đại trong bối cảnh 4.0 hiện nay.
Theo nghiên cứu chuyển đổi số khu vực châu Á Thái Bình Dương do Microsoft thực hiện cùng IDC vào năm 2018, các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số sẽ hưởng lợi gấp đôi so với các doanh nghiệp theo sau và những lợi ích đó sẽ càng rõ nét hơn vào 2020.
Theo Bnews
Microsoft ban bố lệnh cấm nhân viên sử dụng dịch vụ của đối thủ
Slack vốn dĩ được xem là một đối thủ lớn nhất của dịch vụ trò chuyện cho khách hàng doanh nghiệp Microsoft Teams.
Microsoft không cho phép nhân viên của mình dung Slack, trang thông tin GeekWire mới đây dẫn nguồn từ một tài liệu nội bộ của hãng này cho biết.
Trong trường hợp bạn chưa biết, Microsoft cũng có một ứng dụng hỗ trợ giao tiếp, trò chuyện cho khách hàng doanh nghiệp mang tên gọi Microsoft Teams, hãng này đưa ra lý do bảo mật để hạn chế việc sử dụng Slack trong công ty của mình, theo GeekWire:
"Các phiên bản Slack Free, Slack Standard và Slack Plus không cung cấp đầy đủ các biện pháp kiểm soát để bảo vệ tài sản trí tuệ của Microsoft. Người dùng hiện tại nên di chuyển lịch sử trò chuyện của mình cũng như các tệp tin liên quan đến công việc tại Microsoft sang Microsoft Teams với các tính năng tương tự cùng với đó là các tính năng hội họp, gọi điện và tích hợp với Office 365. Slack Enterprise Grid đáp ứng được các yêu cầu về bảo mật của Microsoft, tuy nhiên chúng tôi khuyến khích sử dụng Microsoft Teams hơn một dịch vụ của đối thủ cạnh tranh."
Microsoft cũng được cho là có cấm nhân viên sử dụng ứng dụng kiểm tra ngữ pháp Grammarly và các phần mềm bảo mật của Kapersky. Bên cạnh đó, nó hạn chế nhân viên sử dụng các ứng dụng như Amazon Web Services, Google Docs, PagerDuty và cả phiên bản đám mây của GitHub (một dịch vụ do chính Microsoft sở hữu.)
Microsoft và Slack đều không đưa ra bình luận về thông tin nói trên.
Theo Sao Star
Microsoft mua BlueTalon để tăng tính riêng tư cho dữ liệu đám mây Microsoft vừa thông báo đang trong quá trình mua lại hãng bảo mật phần mềm BlueTalon, với hy vọng đơn giản hóa sự riêng tư cho dữ liệu. Microsoft muốn BlueTalon đảm bảo an toàn dữ liệu cho Azure Data - Ảnh: AFP Theo Neowin, khi về tay Microsoft, nhóm BlueTalon sẽ làm việc để phát triển các giải pháp bảo mật dữ...