Ngân hàng “vay nóng” lẫn nhau 90.000 tỷ đồng mỗi ngày
Ngân hàng Nhà nước cho biết, mỗi ngày các ngân hàng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng 90.000 tỷ đồng và có tới 90% giao dịch tập trung vào kỳ hạn qua đêm, 1 tuần.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.
Theo đó, lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Ngân hàng “ vay nóng” lẫn nhau 90.000 tỷ đồng mỗi ngày (ảnh minh họa).
Trên liên ngân hàng, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ từ ngày 9-13/9 bằng VND đạt xấp xỉ 297.850 tỷ đồng, bình quân 59.570 tỷ đồng/ngày, tăng 412 tỷ đồng/ngày so với tuần từ ngày 3 – 6/9/2019.
Bên cạnh đó, doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 152.744 tỷ đồng, bình quân 30.549 tỷ đồng/ngày, tăng 6.217 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó. Như vậy, nếu tính chung cả tiền đồng và USD (quy đổi ra VND) thì mỗi ngày các ngân hàng vay mượn nhau lên tới 90.000 tỷ đồng.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (66% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (22% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 71% và 19%.
Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, so với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt 1,04%/năm, 1,01%/năm và 0,48%/năm xuống mức 3,2%/năm, 3,27%/năm và 3,94%/năm.
Video đang HOT
Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước ở hầu hết các kỳ hạn.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút về lượng tiền “khủng”
Hôm qua 19/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 15.000 tỷ đồng tín phiếu, vẫn ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2,5%/năm.
Như ba phiên trước đó, lượng tổ chức tín dụng tiếp tục nhiều lên với 14 thành viên, cho thấy hiện tượng dư thừa vốn VND mở rộng trong hệ thống.
Kết quả, gần như toàn bộ lượng chào thầu trên được hấp thụ hết, với 14.999,3 tỷ đồng.
Theo đó, qua bốn phiên liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tới gần 57.000 tỷ đồng – một quy mô hiếm có chỉ trong thời gian ngắn.
Quy mô hút bớt tiền về qua bốn phiên vừa qua cũng gián tiếp phản ánh mức độ lớn của một dòng chảy tiền lớn ra thị trường, mà nhiều khả năng cung ứng từ lượng lớn ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước vừa mua ròng.
Theo An Hạ/Dân Trí
APT "ôm" lỗ và nợ khủng lên UPCoM
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 8,8 triệu cổ phần của Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) sẽ chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM vào ngày 7/6.
Chủ nợ lớn nhất của Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Ảnh: Tường Lâm
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 2.500 đồng/CP. Mức giá này phần nào phản ánh được tình hình khó khăn của Công ty.
Sacombank mắc kẹt hàng trăm tỷ đồng
Với vốn điều lệ 88 tỷ đồng, tính đến 31/12/2018, lỗ lũy kế của APT đã lên tới 628,4 tỷ đồng. Với kết quả như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã âm 538,6 tỷ đồng. Bên cạnh vốn chủ sở hữu bị âm, tổng giá trị các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã lên tới 705,4 tỷ đồng, cao hơn tới 604,5 tỷ đồng so với tổng tài sản ngắn hạn.
Chính những khó khăn trên đã dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty từ đơn vị kiểm toán - Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. Qua đó, khả năng thanh toán các khoản nợ của APT bị đặt dấu hỏi.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2018 của APT, chủ nợ lớn nhất của Công ty là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với tổng giá trị các khoản nợ lên tới 635,4 tỷ đồng (bao gồm cả gốc và lãi).
Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, APT còn phát sinh 2 khoản nợ gốc với Sacombank gồm khoản vay theo Hợp đồng tín dụng số 011/01/09 ngày 8/1/2009 với hạn mức tín dụng 103 tỷ đồng và lãi suất 12%/năm; khoản vay thứ hai theo Hợp đồng tín dụng số 009/01/09 ngày 8/1/2009 với hạn mức tín dụng 5.833 lượng vàng SJC, tương đương hơn 213 tỷ đồng theo giá vàng tại ngày 31/12/2018, lãi suất cho vay 10,8%/năm.
Cũng do APT không có khả năng trả nợ cho Sacombank trong nhiều năm qua, công ty này cũng đang phải ghi nhận khoản tiền lãi vay phải trả lên đến 318,5 tỷ đồng.
Được biết, các khoản vay này phát sinh từ thời Ngân hàng TMCP Phương Nam, trước khi ngân hàng này được sáp nhập vào Sacombank tháng 10/2015.
Để xử lý khoản nợ vay này, các giải pháp như chuyển nợ vay thành vốn góp, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm thực hiện việc tái cấu trúc Công ty theo chỉ đạo của UBND TP.HCM mặc dù đã được Đại hội đồng cổ đông APT thông qua và xây dựng thành các phương án đều không thể thực hiện được do cơ chế pháp lý hiện nay không cho phép. Hiện Công ty đang đề xuất phương án hai bên cùng tìm kiếm nhà đầu tư mua lại khoản nợ vay này.
Ngoài ra, APT còn ghi nhận phải trả Sở Tài chính TP.HCM khoản vốn cấp xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Tân Tạo sau khi đã xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa là 11,17 tỷ đồng.
Nợ khó đòi lên đến 111,4 tỷ đồng
Tính đến cuối năm 2018, tổng giá trị các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán khó có khả năng thu hồi của Công ty là 111,4 tỷ đồng. Trong đó, con nợ lớn nhất của APT là Công ty CP Bảo Vinh (50,7 tỷ đồng).
Bên cạnh Bảo Vinh, các con nợ của APT chủ yếu là các cá nhân như: Hồ Hữu Trí (7,6 tỷ đồng), Trương Văn Ruông (7,8 tỷ đồng), Phan Trọng Hiệp (6,7 tỷ đồng)...
Được biết, trong năm 2018, Công ty đã thu được hơn 226 triệu đồng thông qua khởi kiện, thi hành án đòi nợ. Các vụ việc đang thi hành án còn lại có khả năng thu hồi nợ rất thấp do những người phải thi hành án không còn tài sản cũng như không có khả năng để trả cho Công ty.
APT tiền thân là doanh nghiệp nhà nước và thực hiện cổ phần hóa từ năm 2007. Hiện Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đang đại diện cho Nhà nước sở hữu 30% vốn điều lệ tại APT.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Mở rộng tín dụng chính thống để hạn chế tín dụng đen Đến nay, nhiều giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân đang dần đi vào cuộc sống. Một năm trở lại đây, các hộ nghèo, cận nghèo của buôn Mdthar đã biết vay vốn chính sách để sản xuất, theo chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Lãi suất...