Ngân hàng ưu tiên dành mọi nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất
Lãi suất là yếu tố đang được cân nhắc nhiều nhất khi nhiều hướng dẫn của NHNN đều hướng tới việc ưu tiên dành mọi nguồn lực để các ngân hàng có thể miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Để hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong tình hình dịch bệnh, lãi suất là yếu tố đang được cân nhắc nhiều nhất, khi nhiều hướng dẫn của NHNN đều hướng tới việc ưu tiên dành mọi nguồn lực để các ngân hàng có thể miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch.
Cho đến nay, các ngân hàng đã tham gia rất tích cực vào việc ưu đãi về lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng. Kể từ khi NHNN yêu cầu miễn giảm lãi suất cho các đối tượng khách hàng này từ tháng 2, các ngân hàng đã dành một lượng tín dụng không nhỏ để cho vay mới với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức giảm lãi suất thông thường là 0,5-1,5%/năm cho các khoản vay mới, ở một số ngân hàng còn có mức cắt giảm sâu hơn như TPBank, HDBank, Vietcombank.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng đưa ra các ưu đãi lãi suất cho các khoản vay hiện hữu, điển hình như Vietcombank với mức giảm 1-1,5%/năm cho khoản vay VND và 0,5-0,75%/năm cho các khoản vay bằng USD đến hết tháng 9.
Với ngân hàng VIB, mức giảm lãi suất từ 0,5-2%/năm trong 6 tháng tới cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp hiện hữu bất kể quy mô hay lĩnh vực.
Mặc dù đã có nhiều ưu đãi về lãi suất như vậy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành 3 tháng đầu năm vẫn ở mức khá thấp, chỉ khoảng 0,68% trong khi cùng kỳ năm trước tăng 1,9%.
Video đang HOT
Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC), điều này cho thấy cầu tín dụng yếu đi do các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, vào chiều ngày 31/3, NHNN đã đã họp với các ngân hàng thương mại để củng cố thêm chính sách này cũng như khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho vay ở mức khoảng 2% đối với cả các khoản vay cũ và khoản vay mới. Cũng trong ngày này, các ngân hàng được yêu cầu tiết giảm chi phí hoạt động và không chi trả cổ tức tiền mặt để dành nguồn lực triển khai hỗ trợ giảm lãi suất khi các chỉ thị của NHNN đang trở nên cấp bách hơn.
Với các chính sách này, dự kiến lãi suất cho vay bình quân của nhiều ngân hàng sẽ có sự giảm sút. Bù lại, các ngân hàng cũng được hỗ trợ về đầu vào bởi việc giảm lãi suất chính sách của NHNN.
Từ ngày 17/3, NHNN giảm hàng loạt lãi suất điều hành từ 0,5-1%/năm và hạ trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. Theo đó, các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn và nhiều ngân hàng còn giảm thêm lãi suất huy động dài hạn từ 0,1-0,3%/năm.
Cũng trong điều kiện kinh tế không thuận lợi và cầu tín dụng yếu do dịch, NHNN đã giao hạn mức tín dụng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn từ 2-3% so với đầu năm 2019.
Theo VDSC, việc được giao một hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ giúp các ngân hàng hướng tín dụng vào những lĩnh vực an toàn hơn, tránh nguy cơ các ngân hàng đẩy cho vay vào các phân khúc rủi ro cao; đồng thời giảm mức độ cạnh tranh về huy động tiền gửi, nhờ đó giảm lãi suất huy động và tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Như vậy, việc giảm lãi suất đầu vào sẽ giúp phần nào bù đắp cho các ngân hàng khi phải hạ lãi suất đầu ra.
Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các NHTM vào chiều 31/3, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu toàn ngành ngân hàng chú trọng triển khai các biện pháp như cơ cấu lại khoản nợ, hoãn, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ và cả khoản vay mới, khuyến khích giảm mạnh, giảm sâu hơn nữa đối với những đối tượng, loại hình doanh nghiệp khó khăn, cần sự chia sẻ để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất. Các NHTM phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức giảm khoảng 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước dịch.
Theo dự báo, nền kinh tế năm nay có nhiều khó khăn và các TCTD cũng gặp khó khăn nên các NHTM cần thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất huy động đầu vào sao cho hợp lý, cùng đồng thuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Mặt khác, các NHTM cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận, chính sách tiền lương, thu nhập cho phù hợp.
Cũng trong ngày 31/3, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-NHNN điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2020). Vì vậy, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khẩn trương điều chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN cho khách hàng với mức giảm tối thiểu bằng số tiền giảm phí mà NHNN đã điều chỉnh giảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giảm phí lớn hơn mức giảm phí của NHNN đã thực hiện.
Ngân Giang
Ngân hàng Nhà nước bật tín hiệu giảm lãi suất điều hành
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang nghiên cứu và sẽ sớm đưa ra quyết định về lãi suất điều hình trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc họp của NHNN chiều nay (12/3), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, bên cạnh những giải pháp được đưa ra gần đây, NHNN đang nghiên cứu và sẽ sớm đưa ra quyết định về lãi suất điều hành thời gian tới, có thể là xu hướng giảm.
Theo Phó Thống đốc, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đã điều chỉnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh. Giảm lãi suất điều hành là một cơ chế chính sách, giải pháp giúp TCTD có thanh khoản dồi dào, hỗ trợ các doanh nghiệp. Ông Tú không nói cụ thể thời điểm ban hành, nhưng hé lộ sẽ sớm đưa ra thời gian tới.
Trước đó, ngày 3/3/2020, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã bất ngờ cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản về mức 1,0-1,25%, mà không cần chờ tới cuộc họp chính thức ngày 17-18/3. Nguyên nhân chính được Fed đưa ra là do lo ngại tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Cũng trong ngày hôn nay, NHNN đã ban hành Thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây được xem là văn bản quan trọng để các ngân hàng thương mại có căn cứ cụ thể để thực hiện hỗ trợ, đáp ứng những mong muốn chính đáng của khách hàng trong giai đoạn khó khăn này. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày mai (13/3).
Thông tư quy định, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính
b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu thu nhập bởi dịch Covid-19.
Ngọc Bích
Theo Toquoc.vn
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1% Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên như vốn phục vụ nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Vậy việc giảm lãi suất này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên...