Ngân hàng tuần qua: ACB tăng vốn lên trên 21.000 tỷ, NHNN giảm lãi suất điều hành
Cùng VietnamFinance điểm lại những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua: ACB được chấp thuận tăng vốn lên 21.000 tỷ đồng trong quý IV/2020; Eximbank tạm đóng cửa 1 phòng giao dịch do có khách hàng nghi nhiễm Covid-19; Vietcombank hoàn thành 3 trụ cột Basel II; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành,…
ACB được chấp thuận tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
ACB được tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng trong quý IV/2020
Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) tăng vốn điều lệ từ 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cố phiếu để trả cổ tức.
ACB có trách nhiệm thực hiện thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông, cổ đông và người có liên quan của những cổ đông này theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước sau khi tăng vốn.
Theo dự kiến, ACB sẽ phát hành 498,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 4.988 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 30%, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2020.
Trước đó, ACB đã có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
>>> Xem thêm: ACB được tăng vốn lên trên 21.000 tỷ đồng trong quý IV/2020
Eximbank tạm đóng cửa 1 phòng giao dịch do có khách hàng nghi nhiễm Covid-19
Eximbank chi nhánh Sư Vạn Hạnh (địa chỉ 373 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10) sẽ tạm thời ngưng hoạt động trong vòng 14 ngày kể từ ngày 1/8/2020 do có 1 ca nghi nhiễm Covid-19 đến giao dịch tiếp xúc trực tiếp với 1 nhân viên giao dịch.
Video đang HOT
Phía Eximbank cũng cho biết ngân hàng đã tiến hành phun trùng và lau dọn phòng giao dịch chi nhánh Sư Vạn Hạnh theo quy định. Đồng thời, thông tin cho khách hàng biết địa điểm giao dịch mới, có dán thông báo tại phòng giao dịch chi nhánh này.
Nhằm đảm bảo không ảnh hường đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, các hồ sơ của khách hàng tại chi nhánh Sư Vạn Hạnh sẽ tiếp tục được chuyển cho Eximbank Chi nhánh Quận 10 xử lí. Các nhân viên còn lại của chi nhánh Sư Vạn Hạnh tự cách li tại nhà và tuân thủ theo sự hướng dẫn của cơ quan y tế và địa phương về công tác phòng, chống dịch.
>>> Xem thêm: TP. HCM: Eximbank tạm đóng cửa 1 phòng giao dịch do có khách hàng nhiễm Covid-19
Nợ xấu của các ngân hàng phình to trong 6 tháng đầu năm
Theo thống kê của VietnamFinance đối với 25 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 có đầy đủ thuyết minh (*) cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đã tăng 22% trong 6 tháng qua, từ mức trên 79.100 tỷ đồng lên mức trên 96.400 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ mức 1,44% cuối năm 2019 lên mức 1,7% kết thúc tháng 6/2020.
Trong số 25 ngân hàng trong diện thống kê, chỉ có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm, bao gồm: NamABank, SeABank, Techcombank và VPBank.
Mặc dù nợ xấu nội bảng tăng mạnh nhưng dự phòng rủi ro – “bộ đệm” vốn giúp xóa nợ xấu – cũng đang theo kịp khi tăng thêm 20% trong 6 tháng đầu năm, từ mức trên 69.000 tỷ đồng lên trên 82.600 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng cuối tháng 6/2020 giữ ở mức 86% (cuối năm 2019: 87%).
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo ngân hàng sẽ phải ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu trong tương lai, tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao càng đảm bảo ngân hàng sẽ chống chịu tốt trong “cơn bão nợ xấu” sắp tới, lợi nhuận theo đó sẽ ổn định hơn bởi áp lực trích lập dự phòng ít hơn.
(*) Bao gồm: ABBank, ACB, BacABank, BIDV, Eximbank, HDBank, Kienlongbank, LienVietPostBank, MB, MSB, NamABank, NCB, OCB, PGBank, Sacombank, Saigonbank, SeABank, SHB, Techcombank, TPBank, VIB, VietBank, Vietcombank, VietinBank và VPBank (dữ liệu báo cáo tài chính hợp nhất, riêng HDBank và VPBank sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính riêng lẻ do dữ liệu hợp nhất chịu ảnh hưởng lớn bởi công ty tài chính tiêu dùng)
>>> Xem thêm: Nợ xấu ngân hàng phình to, ‘bộ đệm’ dự phòng có theo kịp?
Vietcombank hoàn thành 3 trụ cột Basel II trước thời hạn
Sau khi hoàn thành trụ cột 1 và 3, Vietcombank đã áp dụng ICAAP (Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn – Trụ cột 2) từ tháng 7/2020, theo đó hoàn thành 3 trụ cột Basel II trước thời hạn.
ICAAP là quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn, tập trung vào đo lường các loại rủi ro và mối liên hệ giữa các loại rủi ro và tính toàn vốn cần thiết dựa trên đánh giá thống kê các tổn thất có thể xảy ra.
Được biết, Vietcombank là ngân hàng thứ 6 hoàn tất cả 3 trụ cột Basel II sớm, cùng với VIB, MSB, VPBank, SeABank và TPBank.
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
Chiều 6/8/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố các quyết định giảm thêm một số mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,2 – 0,5%/năm.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2020, NHNN tiến hành điều chỉnh giảm với các mức lãi suất nói trên. Lần điều chỉnh gần đây nhất là ngày 16/3/2020.
Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,5%/năm và lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm, giảm 0,5% so với mức lãi suất trước đó được NHNN ban hành theo quyết định ký ngày 16/3.
Trong khi đó, mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN cũng giảm xuống 0,8%/năm, tức giảm 0,2% so với thời điểm tháng 3/2020.
Cũng từ ngày 6/8, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN giảm còn 0,8%/năm, tương đương mức giảm 0,2% so với mức lãi suất trước đó.
Giảm lãi suất điều hành: Tạo sức bật cho nền kinh tế
Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN
Giảm lãi suất đúng và trúng thời điểm
Chiều ngày 12/5/2020, NHNN quyết định giảm một loạt các lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 13/5/2020. Cụ thể, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.
Bên cạnh đó, NHNN cũng giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay thuộc một số lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên cũng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm...
Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN
Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 liên tiếp trong vòng chưa đầy 2 tháng qua. Trước đó ngày 17/3 NHNN cũng đã giảm mạnh các mức lãi suất, tối đa lên đến 1%/năm. Lý giải đưa ra quyết định trên, về phía NHNN cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và gây suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nhiều nước cắt giảm lãi suất điều hành và thực thi nhiều giải pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ tài khóa với quy mô lớn. Đồng thời, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 tại Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 và Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước, NHNN Việt Nam quyết định điều chỉnh các mức lãi suất nêu trên.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế cũng như thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo ra hiệu ứng giảm lãi suất tới các TCTD, qua đó hỗ trợ phục hồi sản xuất - kinh doanh của DN. Đồng thời cho thấy khả năng kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trung hạn là khá tốt.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá, cách thức hỗ trợ thị trường, nền kinh tế của NHNN ngày càng kịp thời, sát với diễn biến của thị trường. Theo đó, sau khi đưa ra các giải pháp quan trọng hỗ trợ như hoãn, giãn, cơ cấu lại nợ cùng với đưa ra các gói tín dụng quy mô lớn... giúp DN giảm bớt gánh nặng nợ nần, cầm cự trong giai đoạn khó khăn, thì đến thời điểm này, khi các cơ hội sản xuất kinh doanh dần mở ra, NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành tạo mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn. "Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN, nền kinh tế. Việc hạ lãi suất chung cũng như tiếp tục gia tăng các gói tín dụng ưu đãi của NHTM chắc chắn có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình dần hồi phục và có thể tạo sức bật cho nền kinh tế thời gian tới", ông Thành cho biết.
Giới DN cũng bày tỏ vui mừng quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN. "Quyết định trên phát tín hiệu mặt bằng lãi suất cho vay có thể thấp hơn nữa. Qua đó giảm được chi phí trong giá thành sản xuất để từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường và giảm thiểu chi phí tài chính hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất kinh doanh trong thời gian tới", một DN ngành hóa chất bày tỏ. Với vai trò là cầu nối của các DN và ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân cho rằng,"ở bất cứ tình huống nào, sự hỗ trợ của ngành Ngân hàng cũng rất quý. Trong bối cảnh hiện nay lại càng có ý nghĩa, vì DNNVV đang gặp nhiều khó khăn".
Vẫn cần thận trọng trước biến động thị trường
Không chỉ đánh giá tích cực về thời điểm, mức giảm lãi suất thêm 0,5%/năm cũng được đánh giá là phù hợp. TS. Võ Trí Thành nhận định lạm phát bình quân vẫn còn cao. Cùng với diễn biến kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó lường nên mức giảm 0,5%/năm là vừa phải vừa bám vào nguyên tắc hỗ trợ thiết thực nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, NHNN vẫn khá thận trọng trong việc đánh giá những rủi ro có thể có trong tương lai đối với kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19. "Quyết định trên cho thấy sự cẩn trọng của NHNN đề phòng những rủi ro có thể xảy ra đối với kinh tế trong nước và trên toàn cầu sau khủng hoảng Covid-19. Chẳng hạn, dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài tại một số quốc gia thậm chí có thể bùng trở lại thành làn sóng thứ 2. Đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang có dấu hiệu nóng lên và có thể tác động xấu đến kinh tế toàn cầu trong trung hạn. Mức giảm các loại lãi suất điều hành của NHNN cũng cho thấy Chính phủ, NHNN vẫn muốn để dành dư địa cho việc nới lỏng hơn chính sách tiền tệ nếu thấy cần thiết trong thời gian tới", TS. Lê Xuân Nghĩa nhận xét.
Đồng tình dư địa giảm lãi suất vẫn còn, nhưng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, lãi suất hiện nay không phải là điểm nghẽn chính với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do đó nếu chỉ riêng công cụ lãi suất không thể giải quyết vấn đề được. Vấn đề quan trọng nhất là thị trường, chuỗi cung ứng đang bị cắt đứt do dịch, và mối đe dọa từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể nóng lên và làm trầm trọng thêm tình hình này.
Để giúp cho DN có mặt bằng lãi suất cho vay tốt hơn, cũng có ý kiến đề xuất áp trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài. Tuy nhiên giới chuyên môn đánh giá, đề xuất này là không phù hợp bởi trần lãi suất huy động dài hạn phải theo nguyên tắc thị trường. Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành: Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đang hướng đến các giải pháp mang tính thị trường, hạn chế biện pháp hành chính. Thứ hai, việc các ngân hàng cần huy động vốn dài hạn để cơ cấu kỳ hạn, chưa nói đến nguồn vốn ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi.
Cho rằng nếu có điều kiện giảm thêm lãi suất hỗ trợ DN là điều tốt, song TS. Nguyễn Đức Độ lưu ý, vấn đề mấu chốt là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. "Không thể trông chờ quá nhiều vào giải pháp từ chính sách tiền tệ mà cụ thể là chính sách lãi suất. Ngân hàng phải đảm bảo lợi nhuận cũng như an toàn hoạt động của họ nên mọi sự hỗ trợ cũng chỉ ở mức độ", ông Độ cho biết.
25.000 tỷ đồng sẽ trở lại hệ thống ngân hàng trong tuần này Một lượng lớn tín phiếu sẽ đáo hạn trong tuần này giúp hệ thống ngân hàng đón một lượng vốn lớn. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần vừa qua (4-8/5/2020), Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 36.000 tỷ đồng ra thị trường. Cụ thể, NHNN tiêp tuc không thưc hiên phat hanh mơi tín phiêu...