Ngân hàng trước xu hướng không thể cưỡng
Xu hướng là bạn, ngân hàng nắm bắt và dịch chuyển theo xu hướng để không bị tụt lại phía sau.
Ảnh minh họa.
Ngày 19/11, tại một hội thảo, người tham dự có thể bất ngờ khi thấy ông Nguyễn Chiến Thắng ở vị trí Giám đốc Trung tâm Ngân hàng Số của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV).
Vì gần đây, ông Thắng quen thuộc ở vị trí Giám đốc Ngân hàng Số của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank).
Tại hội thảo, nhân sự vừa đầu quân cho BIDV nói trên cho rằng, chuyển đổi số là xu hướng đã và đang nổi bật, diễn ra mạnh mẽ, buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nắm bắt.
Trong chuyển đổi này, ông Thắng ví von, các ngân hàng như đàn linh dương đang di chuyển từ những bãi cỏ cằn cỗi đến những đồng cỏ xanh tươi mới. Nhưng, quãng đường di chuyển phải vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, đòi hỏi sự dũng cảm mà không phải tất cả đều đến đích và thành công.
Dịch chuyển, cấu trúc hoạt động của các ngân hàng Việt Nam cũng thể hiện rất rõ những năm gần đây. Đó là xu hướng, mà theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV nói là ngân hàng không thể cưỡng lại được, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Năm 2016, báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có một dữ liệu gây chú ý: tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân lên tới trên 40%, hướng đến trên 50%… Khi đó, đây là một tỷ trọng vượt trội trong hệ thống.
Thế rồi, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tín dụng bán lẻ trở thành khẩu hiệu cho toàn hệ thống dịch chuyển. Năm 2017, 2018 và đến 2019, tín dụng bán lẻ tại đây đã chiếm khoảng trên 50%.
Hay ngay tại cái tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phản ánh đặc thù truyền thống và bề dày tỷ trọng trong tài trợ các dự án. Nhưng, tỷ trọng tín dụng bán lẻ đã dịch chuyển rõ rệt những năm gần đây. Hay nhìn sang Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), tín dụng bán lẻ và cho vay doanh nghiệp SME đến cuối tháng 9/2019 cũng đã chiếm khoảng 50%…
Video đang HOT
Như trên, cũng như ở xu hướng chuyển đổi số, cấu trúc thị trường thay đổi tạo nên xu hướng nhu cầu. Việt Nam có đặc điểm dân số trẻ và nền tảng khách hàng cá nhân lớn, và nền tảng này mới chỉ ở giai đoạn đầu của khai thác dịch vụ tài chính, được nâng dần lên theo đà cải thiện của thu nhập và nhu cầu đời sống.
Các diễn giả tại hội thảo cùng chung quan điểm rằng: Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ các nhu cầu thanh toán, tín dụng cá nhân và bảo hiểm. Tổng thể những nhu cầu này tạo nên xu hướng, thay đối cấu trúc hoạt động của các ngân hàng thương mại, thay vì chỉ chủ yếu dựa vào tín dụng và cho vay các doanh nghiệp, tập đoàn và tổng công ty lớn như trước đây.
Theo xu hướng đó, cấu trúc lợi nhuận của các ngân hàng cũng thay đổi rõ những năm gần đây. Nguồn thu phi tín dụng, từ dịch vụ và bán chéo sản phẩm bảo hiểm… ngày càng chiếm vị trí và tỷ trọng danh dự trong cơ cấu.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV nhìn nhận rằng, khi thu nhập và đời sống của người dân tăng lên, chính họ có nhu cầu đa dạng các kênh đầu tư, đã dạng các nguồn tạo thu nhập, thay vì chỉ chủ yếu gửi tiết kiệm truyền thống.
Vậy nên, tại hội thảo, lãnh đạo một ngân hàng cho biết chính vợ ông cũng thường xuyên nhận được “spam” chào mua trái phiếu doanh nghiệp, mua bảo hiểm… Và điều này là bình thường, chính các cá nhân cũng có nhu cầu tìm hiểu và đa dạng kênh đầu tư của mình.
“Người buôn tiền” của BIDV cho rằng, do xuất phát điểm của Việt Nam thấp, nên câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp nổi lên gần đây gây chú ý. Đúng ra, đây phải là kênh chính yếu để huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế.
Vì xuất phát điểm thấp, còn mới, còn hạn chế về thông tin và khung quản lý, bảo vệ nhà đâu tư. Nhưng ông Quỳnh lý giải ở khía cạnh thị trường, rủi ro đó được nhìn nhận ở lãi suất.
Doanh nghiệp có độ rủi ro thấp, an toàn cao thì có thể lãi suất trái phiếu phát hành thấp; ngược lại doanh nghiệp có độ rủi ro cao thì lãi suất cao. Trên thị trường, nhà đầu tư cũng có khẩu vị khác nhau, và cũng có những người ưa khẩu vị rủi ro cao.
Vì vậy, thị trường trái phiếu dần đa dạng và quan trọng là đang có bước phát triển đáng chú ý. Nếu như hai năm trước Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt 7% GDP, thì hiện nay đã vượt trên 10% rồi.
Hay những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam bùng nổ liên kết phân phối bảo hiểm. Đây cũng là xu hướng nhu cầu nổi bật mà hầu hết các ngân hàng đang bắt nhịp. Vấn đề là, tại Việt Nam mới chỉ có chưa đầy 10% dân số có bảo hiểm nhân thọ, trong khi nhiều nước láng giềng đã đạt cỡ 70-80%.
Hay trong trận bóng đá tối 19/11 giữa Việt Nam với Thái Lan trên sân Mỹ Đình, kỷ nguyên điện thoại thông minh cụ thể hóa bằng rừng đèn cổ vũ, mà trên trên những chiếc điện thoại đó hẳn có tích hợp dịch vụ ngân hàng, Fintech…
Trước những thực tiễn đó, ông Quỳnh khẳng định tại hội thảo rằng: “Xu hướng không thể thay đổi về cấu trúc thu nhập của các ngân hàng thương mại đã thể hiện rõ. Ngân hàng phải cấu trúc lại sản phẩm để đảm bảo hiệu quả lợi nhuận và tăng cạnh tranh. Cách thức vận hành kinh doanh của họ cũng phải thay đổi”.
“Chúng tôi thường có câu trong đầu tư: “The trend is your friend”. Nói nôm na, xu hướng là bạn, cần nắm đúng xu hướng, đi theo xu hướng thị trường, nếu không muốn bị tụt lại phía sau”, “người buôn tiền” của BIDV nói thêm.
MINH ĐỨC
Theo Bizlive.vn
MWG, FPT, TCB, VPB chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN Diamond và VNFin Select, bất ngờ với sự xuất hiện của TVB
Trong rổ VN Diamond, MWG và FPT chiếm tỷ trọng lớn nhất với 15%. Trong khi đó, TCB và VPB chiếm tỷ trọng 15% trong rổ VNFin Select. TCB và VPB cũng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN Diamond.
Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo chi tiết thành phần bộ chỉ số Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin Select).
Theo đó, bộ chỉ số VN Diamond sẽ có 14 cổ phiếu góp mặt, còn bộ chỉ số VNFin Select (bao gồm các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) sẽ có sự góp mặt của 17 cổ phiếu. Các chỉ số này sẽ được HoSE chính thức ra mắt vào ngày 18/11/2019.
Với VN Diamond, trong 14 cổ phiếu góp mặt có tới 5 cổ phiếu ngân hàng góp mặt, bao gồm CTG, MBB, TCB, TPB và VPB. Trong đó, FPT và MWG là 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 15%, xếp tiếp theo là bộ đôi ngân hàng TCB, VPB với tỷ trọng 11,8%. Thời gian gần đây, FPT, MWG, TCB, VPB là những cổ phiếu thu hút dòng tiền khá mạnh trên thị trường.
Trong khi đó, CTD là cổ phiếu có tỷ trọng thấp nhất trong rổ VN Diamond với 1,5%.
Thành phần rổ VN Diamond
Với VNFin Select, rổ chỉ số chuyên về ngành tài chính này có 17 cổ phiếu góp mặt, bao gồm 10 cổ phiếu ngân hàng (BID, CTG, EIB, HDB, MBB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB), 2 cổ phiếu bảo hiểm (BMI, BVH), 5 cổ phiếu công ty chứng khoán (HCM, SSI, VCI, VND, TVB).
Trong đó, sự góp mặt của TVB có phần khá bất ngờ bởi đây là công ty chứng khoán có thị phần cũng như quy mô không lớn trên thị trường. Trong rổ VNFin Select, TVB là cổ phiếu có tỷ trọng thấp nhất với vỏn vẹn 0,1%.
Với TCB, VPB, không ngoài dự báo trước đó từ các CTCK, đây là 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ VNFin Select với 15%. Xếp tiếp theo là MBB với tỷ trong 13,5%.
Nhóm bảo hiểm chiếm tỷ trọng không quá lớn khi BVH chiếm 2,2%, trong khi BMI tỷ trọng chỉ là 0,3%. Với ngành chứng khoán, SSI chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2,8%, trong khi HCM xếp ngay sau với tỷ trọng 1,3%.
Thành phần rổ VNFin Select
HoSE sẽ công bố thông tin cập nhật khối lượng cổ phiếu lưu hành, free-float, giới hạn tỷ trọng vốn hóa và trọng số điều chỉnh thanh khoản của cổ phiếu thành phần VN Diamond, VNFin Select vào thứ Hai lần thứ 3 tháng 1, 4, 7 và 10 hàng năm. Các thay đổi có hiệu lực áp dụng từ ngày thứ Hai lần thứ 1 của tháng 2, 5, 8 và 11.
Thời điểm xem xét dữ liệu của HoSE là ngày kết thúc cuối tháng của mỗi quý (Cuối tháng 3, 6, 9 và 12 hàng năm).
Sự ra đời các bộ chỉ số mới này là tiền đề cho sự ra đời của các quỹ ETF, qua đó góp phần giải quyết bài toán tại các doanh nghiệp đã hết room ngoại. Trước đây, HoSE đã ra mắt bộ chỉ số VN30 Index, VNX50 Index và được các quỹ VFMVN30 ETF, SSIAM VNX50 ETF sử dụng làm chỉ số cơ sở (benchmark).
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Trái phiếu ngân hàng bất ngờ hụt hơi Nhóm ngân hàng trong riêng tháng 10/2019 chỉ phát hành 3.481 tỷ đồng trái phiếu, thấp hơn rất nhiều so với tháng 9/2019 đạt hơn 14.131 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng trong riêng tháng 10/2019 chỉ phát hành 3.481 tỷ đồng trái phiếu. Nguồn: internet Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tình hình phát hành trái phiếu doanh...