Ngân hàng trung ương Thái Lan tăng lãi suất lần thứ hai liên tiếp
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) ngày 28/9 đã nâng lãi suất lần thứ hai liên tiếp, thêm 0,25 điểm phần trăm trong nỗ lực kiềm chế lạm phát ngày càng tăng và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Kiểm đồng bath Thái tại một cửa hàng đổi tiền ở Bangkok. Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy ban chính sách tiền tệ của BoT đã nhất trí tăng lãi suất từ 0,75% lên 1%, có hiệu lực ngay lập tức.
Động thái này diễn ra sau đợt tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách hôm 10/8, thời điểm Thái Lan tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018.
Video đang HOT
Trong thông báo ngày 28/9, ủy ban này cho biết việc bình thường hóa chính sách từ từ vẫn là một hướng đi thích hợp cho chính sách tiền tệ trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế vẫn tiếp diễn nhờ lượng du khách nước ngoài lớn hơn dự kiến, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao.
Ủy ban này cho biết thêm mặc dù nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng cao, nhưng tác động lên nền kinh tế Thái Lan sẽ hạn chế, đồng thời cảnh báo rủi ro về tác động của chi phí sinh hoạt tăng đối với tiêu dùng tư nhân.
BoT đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 3,3% cho năm 2022, nhưng hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2023 đưa ra hồi tháng 6/2022, từ mức 4,2% xuống 3,8%.
BoT cho biết triển vọng lạm phát vẫn có rủi ro tăng. Ngân hàng này dự kiến mức tăng lạm phát ở mức 6,3% trong năm nay, tăng so với dự báo 6,2% đưa ra trong tháng 6/2022, trước khi giảm xuống 2,6% trong năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng của Thái Lan, thước đo chính về lạm phát, trong tháng 8/2022 đã tăng 7,86% so với cùng kỳ năm ngoái do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, vượt xa mức mục tiêu 1 – 3% của ngân hàng trung ương đặt ra cho năm nay.
Thái Lan tăng giá mì ăn liền lần đầu tiên trong 14 năm
Ngày 24/8, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ tăng giá mì ăn liền lần đầu tiên trong vòng 14 năm qua.
Kinh tế Thái Lan chưa phục hồi trở lại sau khi mở cửa trở lại hoàn toàn cho khách du lịch vào đầu năm nay và chịu ảnh hưởng của tình trạng lạm phát cũng như tác động dây chuyền từ cuộc xung đột ở Ukraine. Trước khi xảy ra xung đột, Ukraine là nước cung cấp lúa mì lớn cho Thái Lan.
Mì ăn liền ở Thái Lan được áp mức giá trần là 6 baht (0,16 USD)/gói nhưng các nhà sản xuất lớn đã hối thúc Chính phủ tăng mức trần này lên 8 baht với lý do chi phí tăng vọt. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết bộ này sẽ chấp thuận tăng mức trần giá mì ăn liền lên 7 baht/gói có khối lượng thông thường và áp dụng từ ngày 25/8.
Quyết định trên được đưa ra sau khi 5 nhà sản xuất mì ăn liền lớn của Thái Lan gồm Wai Wai, Mama, Yam Yam, Sue Sat và Nissin, đã kiến nghị với Bộ Thương mại về việc tăng giá. Hãng Wai Wai cho biết các loại hàng hóa đều tăng giá như bột mì tăng 20 - 30%, dầu cọ tăng gấp đôi, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Vấn đề của các nhà sản xuất mì ăn liền ở Thái Lan còn phức tạp hơn nữa do chi phí xuất khẩu cao vì giá dầu và lúa mì tăng cao khiến hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chi phí sản xuất để có thể điều chỉnh giá cho phù hợp.
Khủng hoảng nợ gia đình bủa vây hơn một nửa dân số Thái Lan Nợ gia đình của Thái Lan đã đạt mức 90% so với GDP vào cuối năm 2021, thuộc hàng cao nhất châu Á. Tại Thái Lan, có một công việc ổn định vẫn đẩy gia đình bạn vào khoản nợ lớn. Ảnh minh họa Bà Jiraporn Maysoongnoen (58 tuổi) không thể nhớ thời điểm nào mình không có nợ. Bắt đầu công việc...