Ngân hàng trung ương các nước đổ xô gom vàng
Dữ liệu mới nhất cho thấy các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang tiếp tục đổ xô gom vàng khi nhiều nước tìm cách đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối theo hướng tránh phụ thuộc quá lớn vào đồng đô la Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm trong khi căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng.
Hôm 8-7, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết trong tháng 6-2019, ngân hàng này đã bổ sung thêm 10,3 tấn vàng vào kho dự trữ sau khi gom gần 74 tấn vàng trong 6 tháng trước đó. Các nhà phân tích của Ngân hàng Commerzbank (Đức) nhận định tranh chấp thương mại với Mỹ có thể là một trong những lý do thúc đẩy Trung Quốc giảm tỷ lệ nắm giữ đồng đô la Mỹ và trái phiếu chính phủ Mỹ trong thời gian gần đây đồng thời tăng mua vàng.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Ba Lan cũng thông báo đã nâng gấp đôi vàng dự trữ, đưa Ba Lan trở thành nước nắm giữ vàng lớn nhất ở Trung Âu. Trong tháng 6, Ngân hàng trung ương Ba Lan bất ngờ mua đến 95 tấn vàng, nâng tổng khối lượng vàng mua từ đầu năm đến nay lên 100 tấn.
Giá vàng trên thị trường thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong gần sáu năm qua khi giới đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất đồng đô la Mỹ trong những tháng tới. Động thái mua gom vàng của các ngân hàng trung ương cũng làm tăng nhu cầu vàng tổng thể, trong đó, ngân hàng trung ương Nga là bên mua ròng bền bỉ nhất.
“Bên cạnh nỗ lực đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối khỏi đồng đô la Mỹ, việc nắm giữ dự trữ vàng nhiều hơn là một chiến lược quan trọng trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một siêu cường” Howie Lee, nhà kinh tế ở Ngân hàng OCBC ở Singapore, cho biết. Lee nhận định PBoC có khả năng tiếp tục mua ròng vàng trong những tháng tới.
Dữ liệu của WGC công bố hôm 8-7 cho thấy trong năm tháng đầu năm nay, lực mua vàng của các ngân hàng trung ương tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Năm ngoái, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu mua 651,5 tấn vàng, tăng 74% so với năm trước đó, theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Trong một báo cáo hồi tháng 4, các nhà phân tích của Ngân hàng Citigroup dự báo các ngân hàng trung ương có thể mua 700 tấn vàng trong năm nay nếu như PBoC duy trì xu hướng mua ròng và Ngân hàng trung ương Nga tiếp tục giữ mức mua vàng ít nhất là tương đương khối lượng mua 275 tấn trong năm 2018.
Dữ liệu của WGC công bố hôm 8-7 cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, lực mua vàng của các ngân hàng trung ương tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Trung Quốc và Nga để trở thành 4 nước mua vàng lớn nhất. Theo WGC, Ngân hàng trung ương Kazakhstan đã mua ròng vàng với mức trên 25 tấn mỗi năm trong 6 năm qua.
Ngân hàng này mua 50,6 tấn vàng vào năm ngoái và mua 20,5 tấn vàng kể từ đầu năm cho đến nay. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 49,3 tấn vàng trong năm tháng đầu năm 2019 và con số này ở Ngân hàng trung ương Nga là 77,1 tấn.
Các ngân hàng trung ương khác tăng mua vàng kể từ năm 2016 bao gồm Uzbekistan, Serbia, Cộng hòa Kyrgyz, Ấn Độ, Hungary, Hy Lạp, Ai Cập, Colombia và Belarus.
Ngân hàng trung ương Nga (đường màu đỏ) duy trì đà mua ròng bền bỉ từ năm 2011, trong khi đó, PBoC (đường màu đen) mua vàng mạnh vào năm 2015 rồi ngưng mua trước khi bắt đầu mua ròng trở lại vào cuối năm 2018 cho đến nay. Ảnh: Bloomberg
“Năm 2019 cho đến nay là một năm mua vàng mạnh của các ngân hàng trung ương khi nhiều cản lực kinh tế vĩ mô thúc đẩy nhu cầu đa dạng hóa khỏi đồng đô la Mỹ”, các nhà phân tích ở công ty BMO Capital Markets, nhận định.
Các động thái mua tích lũy vàng của PBoC và các ngân hàng trung ương khác diễn ra giữa lúc giá vàng đang chứng kiến đà tăng vững vàng. Hôm 8-7, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế giảm nhẹ 0,2%, xuống mức 1.396,59 đô la Mỹ/ounce sau khi tăng 9,1% trong trong quí 2-2019.
Trong cùng thời gian, giá bạc chỉ tăng 1,3%, nới rộng tỷ lệ giá giữa hai kim loại quý này lên mức hơn 93, mức cao nhất kể từ năm 1992. Hansen, Giám đốc chiến lược hàng hóa ở Ngân hàng đầu tư Saxo Bank (Đan Mạch), cho rằng hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương là động lực quan trọng dẫn đến mức chênh lệch giá lớn giữa vàng và bạc.
“Căng thẳng giữa Mỹ và Iran cùng các tin tức về hoạt động mua gom vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong thời gian tới” , David Meger, Giám đốc bộ phận giao dịch kim loại ở công ty High Ridge Futures, nhận định.
Theo Bloomberg, Kitco, Business Standard
Các kỷ lục của kinh tế Nga trong năm 2018 (Phần 2)
Trong bảng xếp hạng các nền kinh tế đang phát triển của hãng Bloomberg, Nga đã được nâng lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2. Các chuyên gia đã ghi nhận sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga.
Sân vận động Saint Petersburg, nơi tổ chức trận bán kết World Cup 2018 giữa Pháp và Bỉ. Ảnh: TTXVN
* Khai thác dầu kỷ lục
Năm 2018, Nga đạt được kỷ lục về khai thác dầu mỏ. Tháng 10/2018 đã đạt mức 11,6 triệu thùng/ngày. Theo báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đây là chỉ số cao nhất của Nga trong giai đoạn hậu Xô viết.
Đóng góp lớn nhất vào thành tích này là công ty Rosneft, chủ sở hữu công ty Yuganskneftegaz. Các công ty khác như LUKOIL, Surgutneftegaz, Gazprom Neft và Tatneft cũng tăng sản lượng. Các công ty dầu mỏ của Nga có nhiều tiềm năng để tiếp tục tăng sản lượng nhờ vào phát triển các mỏ mới.
* Xuất khẩu khí đốt sang châu Âu cao kỷ lục
Kết thúc năm 2018, khối lượng khí đốt xuất khẩu qua châu Âu ước tính vượt ngưỡng 200 tỷ m3. Các nước tăng khối lượng nhập khẩu khí đốt của Nga trước hết là Đức, Áo, Hà Lan, cũng như Pháp, CH Czech, Phần Lan và Romania, Hunggary và Hy Lạp. Chỉ tính riêng trong tháng 1 đến tháng 11, các nước này đã mua khí đốt của Nga nhiều hơn so với cả năm 2017.
Nga cung cấp nhiên liệu "xanh" cho châu Âu theo một số tuyến đường ống: trung chuyển qua Belarus, Ba Lan và Ukraine, cũng như trực tiếp quan Biển Baltic. Việc đưa đường ống "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và "Dòng chảy phương Bắc 2" đi vào khai thác cho phép về mặt lý thuyết đưa xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu lên 290 tỷ m3, có nghĩa tăng 1,5 lần.
Hơn nữa, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, thậm chí với khối lượng này cũng không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân "lục địa già".
* Xuất khẩu lúa mì kỷ lục
Ngoài dầu khí, năm 2018 Nga còn xuất khẩu khối lượng ngũ cốc kỷ lục. Khách hàng của Nga đến từ hơn 100 nước trên thế giới, trong đó có Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Saudi Arabia, Indonesia, Azerbaijan, Nigeria. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Nga, trong vụ mùa vừa qua Nga đã xuất khẩu được 33-34 triệu tấn lúa mì. Vụ mùa bội thu hơn cả mong đợi: thu hoạch được 109 triệu tấn ngũ cốc và gần 2/3 là lúa mì.
Theo số liệu của Bloomberg, kết thúc vụ mùa 2017-2018, Nga đã xuất khẩu được 36,6 triệu tấn lúa mì, tăng 30% so với niên vụ trước đó. Hiện kỷ lục xuất khẩu lúa mì vẫn thuộc về Mỹ, quốc gia vào năm 1992-1993 cung cấp cho thị trường thế giới 36,8 triệu tấn lúa mì. Tuy nhiên, kỷ lục này dường như khó có thể giữ vững.
Theo tờ The Wall Street Journal, do lượng ngũ cốc Nga xuất khẩu tăng nên các nông trại của Mỹ bị thiệt hại nặng nề. Tại nước này, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp bị đóng cửa, hơn nữa với tốc độ chưa từng có từ những năm 1980. Ngũ cốc Nga rẻ hơn của Mỹ, có nghĩa sẽ tiếp tục loại ngũ cốc Mỹ ra khỏi thị trường thế giới.
* Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của Bloomberg
Trong bảng xếp hạng các nền kinh tế đang phát triển của hãng Bloomberg, Nga đã được nâng lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2. Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) cũng ghi nhận sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Trong bảng xếp hạng Doing Business, nước Nga trong 1 năm đã tăng từ vị trí 35 lên vị trí 31, mặc dù vào năm 2012 chỉ mới ở vị trí 120.
Cũng theo tính toán của WB, Nga đã tiến sát nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP, vượt qua cả Hàn Quốc đứng thứ 11. Trong vòn một năm, GDP của Nga tăng gần 300 tỷ USD lên 1.580 tỷ USD. Theo sắc lệnh tháng Năm của Tổng thống Vladimir Putin, Nga phải lọt vào nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024.
* Khách du lịch đến Nga tăng kỷ lục
Cuối cùng, năm 2018, thị trường du lịch Nga đón 90 triệu lượt khách nội địa và quốc tế. Đây là con số cao nhất trong 10 năm qua. Theo số liệu của Cơ quan Du lịch Nga, kể từ năm 2008 lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng 70%.
Riêng năm 2018, số lượng du khách nội địa lên tới 60 triệu lượt, chủ yếu đến vùng Krasnodar, Crimea, St. Petersburg và tỉnh Vladimir. Trong khi đó, chỉ tính riêng trong một tháng diễn ra World Cup đã có tới 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến Nga./.
Theo TTXVN
Tỷ giá ổn định, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại quyết định bán ngoại tệ kỳ hạn? Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo tới các tổ chức tín dụng về việc tổ chức bán ngoại tệ kỳ hạn trong hai phiên ngày 23 và 26/11/2018. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong năm cơ quan này lại thực hiện nghiệp vụ bán kỳ hạn ngoại tệ, dù tỷ giá những tuần gần đây vẫn cho thấy...