Ngân hàng trên di động sẽ là kênh thanh toán chủ đạo trong tương lai
Từ một quán cà phê, bạn có thể lướt web xem tin tức, đặt mua vé xem phim trực tuyến, kiểm tra email khách hàng, hay thậm chí đặt lệnh giao dịch chứng khoán chỉ với một vài thao tác đơn giản và nhanh chóng trên chiếc điện thoại di động thông minh (smartphone) của mình.
Mobile banking đang phát triển mạnh mẽ
Sự phát triển của khoa học công nghệ đang đem lại cho chúng ta những tiện ích thật tuyệt vời trên chiếc điện thoại di động. Điện thoại giờ đây không chỉ còn là một phương tiện liên lạc thông thường nữa mà nó đã trở thành một kênh giao dịch ưu việt cho các doanh nghiệp, ngân hàng với khách hàng của họ trong việc cung cấp dịch vụ, trong đó có dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động (Mobile Banking). Mobile banking là một thuật ngữ được hiểu để chỉ dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng hay PDA (Personal Digital Assistant), cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng ngay trên các thiết bị di động cá nhân tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào một cách nhanh chóng, an toàn mà không cần phải trực tiếp đến Ngân hàng.
Theo một nghiên cứu mới đây của Juniper Research, số lượng khách hàng sử dụng mobile banking trên thế giới đang liên tục tăng trong vài năm trở lại đây và dần trở thành một xu thế tất yếu. Tính đến hết năm 2011, tổng số người đã sử dụng mobile banking đã vượt 300 triệu người, và sẽ tăng lên 530 triệu vào năm 2013 và tiếp tục là 860 triệu người vào năm 2016. Còn theo khảo sát của Edgar Dunn, công ty tư vấn chiến lược chuyên về lĩnh vực thanh toán và dịch vụ tài chính thì điện thoại di động cũng được đánh giá là kênh thanh toán phát triển nhất tại các quốc gia trên thế giới trong vòng 5 năm tới.
Công nghệ nào để triển khai Mobile Banking?
Khi mới ra đời, mobile banking dựa trên nền tảng dịch vụ SMS (Short Message Service) cho phép khách hàng giao tiếp với ngân hàng theo những tin nhắn/câu lệnh có cú pháp dạng text được ngân hàng quy định trước.Vì thế, các giao dịch ngân hàng chỉ tạm dừng lại ở các giao dịch phi tài chính như truy vấn thông tin tài khoản, xem lịch sử giao dịch, tra cứu thông tin tỷ giá… Cùng với sự phát triển vũ bão của internet, công nghệ di động (GPRS, wifi, 3G, 4G…) và đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp điện thoại di động, mobile banking đã có những bước nhảy vọt, gắn liền với sự ra đời của smartphone. Nhiều ứng dụng công nghệ khác nhau đã được áp dụng cho việc phát triển mobile banking như IVR (Interactive Voice Response), SMS, SimToolKit, Mobile application, Mobile Web…
Video đang HOT
Mỗi giải pháp công nghệ đều có những ưu nhược điểm riêng và công nghệ Mobile application được đánh giá toàn diện hơn cả do tính tiện lợi, bảo mật, an toàn, đa dạng tính năng, dễ cập nhật, dễ triển khai, thân thiện với người dùng trong cả quá trình cài đặt và sử dụng … Công nghệ này hiện đang được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu của hầu hết các ngân hàng trên thế giới cho việc phát triển mobile banking như Citibank, Bank of America (Mỹ), Barclays (Anh)…vv.
Kênh thanh toán chủ đạo trong tương lai
Như vậy, sự phát triển của các dòng smartphone và mối phụ thuộc/gắn kết ngày càng chặt chẽ của người sử dụng với chiếc điện thoại di động đã tạo nên một xu hướng phát triển mới cho dịch vụ ngân hàng điện tử trên toàn cầu, đó chính là mobile banking. Người sử dụng ngày càng quan tâm đến tính tiện lợi, đơn giản và an toàn của dịch vụ ngân hàng cũng như mong muốn ứng dụng ngân hàng điện tử luôn hiển thị trên điện thoại di động của mình để có thể thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thật nhanh chóng, đơn giản.
Và trong số các công nghệ trên thế giới, Mobile Application hiện là công nghệ phổ biến nhất và là xu thế chủ đạo được các ngân hàng lựa chọn bởi các ưu điểm vượt trội. Thông qua việc triển khai công nghệ hiện đại đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng không chỉ có cơ hội tiếp cận được một cách vô cùng hiệu quả khối các khách hàng mới, là các khách hàng trẻ, yêu thích dịch vụ công nghệ cao mà còn tăng thêm sự trung thành và mối gắn kết chặt chẽ với khối khách hàng truyền thống, sẵn có.
Theo T.Huyền
Diễn đàn doanh nghiệp
WeChat chứa nguy cơ đe dọa an ninh
Chức năng bảo mật trong ứng dụng nhắn tin di động WeChat của Tencent có thể theo dõi vị trí, nội dung riêng tư của hơn 200 triệu người dùng trong thời gian thực. Thông tin cảnh báo được đăng tải từ hãng tin Guardian (Anh).
Một phụ nữ sử dụng WeChat tại Bắc Kinh - Ảnh: Bloomberg.
WeChat, hay còn gọi là Weixin (tên gọi tại Trung Quốc), là ứng dụng nhắn tin dành cho thiết bị di động thông minh như smartphone hay tablet được phát triển từ năm 2011 bởi tập đoàn Internet Trung Quốc Tencent.
Tương tự các ứng dụng cùng nhóm phổ biến hiện nay như Viber hay WhatsApp, ngoài tin nhắn dạng văn bản, WeChat cho phép gửi tin nhắn dạng âm thanh, chia sẻ vị trí địa lí của người dùng... thông qua mạng WiFi hay 3G (mạng dữ liệu) thay vì mạng viễn thông như tin nhắn SMS / MMS truyền thống.
WeChat tổng hợp các công cụ truyền thông xã hội như Twitter, Facebook và Skype, có nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm cả tiếng Nga, Anh và Ả Rập. Cũng tương tự các công cụ truyền thông xã hội khác, WeChat có thể truy xuất đến danh bạ của người dùng, nội dung tin nhắn, xác định vị trí địa lí thông qua GPS (định vị vệ tinh).
Theo Guardian, số lượng người dùng WeChat tăng rất nhanh ở châu Á (phần lớn ở Trung Quốc), lên đến hơn 200 triệu người theo công bố của Tencent trong tháng 9/2012. WeChat là ứng dụng truyền thông xã hội đầu tiên của Trung Quốc có tiềm năng bành trướng thị phần ra toàn cầu.
Từ sự phát triển rộng lớn đó, các nhà hoạt động chính trị bày tỏ mối lo ngại về các chức năng bảo mật trong dịch vụ nhắn tin âm thanh của WeChat theo dõi những hoạt động của người dùng trong thời gian thực.
Khi WeChat chính thức ra mắt thị trường Đài Loan trong tháng 10, các nhà lập pháp sở tại cũng bày tỏ sự lo ngại về một mối đe dọa an ninh quốc gia khi nó có thể tiếp xúc các thông tin liên lạc riêng tư.
Adam Segal, một chuyên gia về lĩnh vực an ninh mạng tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), cho rằng không chỉ có WeChat tiềm tàng nguy cơ lỗ hổng an ninh. "Các dịch vụ và phần mềm công nghệ thông tin về cơ bản tất cả đều không an toàn. Nhiều công nghệ có một số loại lỗ hổng bảo mật mà kẻ thù có thể tìm ra và khai thác, thu thập thông tin tình báo".
Ông đưa ra cảnh báo cho người dùng trên toàn cầu cần lưu ý khi sử dụng các ứng dụng di động, cho dù chúng được tạo ra tại Mỹ nhưng cũng không thể miễn dịch các cuộc tấn công mạng. "Các lỗ hổng an ninh nằm sâu hơn so với ứng dụng, thậm chí xuất phát từ chính các thiết bị". Adam Segal lấy minh chứng qua các thiết bị HTC và iPhone gần như đều được sản xuất bởi Trung Quốc.
Tencent, công ty Internet lớn nhất tại Trung Quốc và cũng là hãng phát triển WeChat từ chối bình luận về thông tin do Guardian đăng tải. Trước đó trong tháng 11 trên một tờ báo địa phương, Tencent tuyên bố "chúng tôi thực hiện bảo mật dữ liệu người dùng cẩn trọng trong hoạt động phát triển và vận hành thường nhật. Chúng tôi cũng tuân thủ các luật định liên quan tại các quốc gia mà chúng tôi hoạt động".
Trước đó, nhiều hãng thông tấn tại Trung Quốc và Hãng truyền hình CCTV cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ đe dọa người dùng WeChat. Ứng dụng này có chức năng Look Around giúp tìm kiếm các tài khoản WeChat khác đang ở gần xung quanh vị trí hiện tại của mình. Bọn tội phạm dựa vào đó xác định vị trí và nơi ở đối tượng mục tiêu. Số lượng sử dụng WeChat để phạm tội tăng vọt tại nhiều thành phố ở Trung Quốc.
Theo Thongtincongnghe
Nhà mạng vẫn "ôm mộng" làm mạng xã hội trên di động Sau một thời gian các nhà mạng tự xây dựng mạng xã hội riêng mà không thành công, tháng 7/2012, MobiFone lại tiếp tục ra mắt mạng xã hội Zoota giúp người dùng gắn kết với những mạng xã hội hiện có như Facebook, Twitter... Dù đã chọn cách "tiếp cận" khác so với những mạng xã hội cũ của nhà mạng, nhiều...